Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thể tích hình hộp chữ nhật

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trag 121 sgk toán lớp 5

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c.

a) a = 5cm;  b = 4cm;     c = 9cm.

b) a = 1,5m;  b = 1,1m;     c = 0,5m.

c) a = \(\frac{2}{5}\)dm;  b = \(\frac{1}{3}\)dm;     c = \(\frac{3}{4}\)dm.

Hướng dẫn giải

Ta tính thể tích hình hộp theo công thức: V = a x b x c 

a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:

V = a x b x c = 5 x 4 x 9 = 20 x 9 = 180 (cm3)

b) Thể tích hình hộp chữ nhật là:

V = a x b x c = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 1,65 x 0,5 = 0,825 (m3)

c) Thể tích hình hộp chữ nhật là:

V = a x b x c = \(\frac{2}{5}\) x \(\frac{1}{3}\) x \(\frac{3}{4}\) = \(\frac{2\times 1 \times 3 }{5\times 3 \times 4}\) = \(\frac{6}{60}\) = \(\frac{1}{10}\)(dm3).

Đáp số: a) 180cm3

     b) 0,825m3

     c) \(\frac{1}{10}\)dm3

Câu 2: Trang 121 sgk toán lớp 5

Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:

Giải bài: Thể tích hình hộp chữ nhật - sgk Toán 5 trang 120

Hướng dẫn giải

Để tính được thể tích khối gỗ, ta chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật A và B như hình vẽ dưới đây.

Giải bài: Thể tích hình hộp chữ nhật - sgk Toán 5 trang 120

Hình A có kích thước:

  • chiều dài 8cm ,
  • chiều rộng: 12 - 6 = 6 (cm)
  • chiều cao: 5cm 

Vậy thể tích hình hộp chữ nhật A là: 

8 x 6 x 5 = 48 x 5 = 240 (cm3)

Hình B có kích thước:

  • chiều dài 15 cm 
  • chiều rộng: 6cm
  • chiều cao: 5cm 

Vậy thể tích hình chữ nhật B là: 15 x 6 x 5 = 90 x 5 = 450 (cm3)

Thể tích của khối gỗ là: 240 + 450 = 690 (cm3)

Đáp số: 690cm3

Câu 3: Trag 121 sgk toán lớp 5

Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây:

Giải bài: Thể tích hình hộp chữ nhật - sgk Toán 5 trang 120

Hướng dẫn giải

Dựa vào hình vẽ ta thấy, thể tích của hòn đá chính là phần nước dâng lên sau khi thả hòn đá vào. Vì vậy ta có thể tích theo 2 cách như sau:

Cách 1: Tính thể tích của nước trong bể trước khi thả hòn đá vào. Sau đó tính thể tích của nước sau khi thả hòn đá vào. Hiệu hai thể tích chính là thể tích hòn đá.

  • Thể tích nước trong bể trước khi cho hòn đá là:

10 x 10 x 5 = 100 x 5 = 500 (cm3)

  • Thể tích nước trong bể sau khi cho hòn đá là:

10 x 10 x 7 = 100 x 7 = 700 (cm3)

  • Vậy thể tích của hòn đá là : 700 - 500 = 200 (cm3)

Cách 2: Ta tính chiều cao của phần nước dâng lên. Từ đó tính được thể tÍch phần nước được dâng lên.

  • Chiều cao của phần nước trong bể dâng lên là: 7 - 5 = 2 (cm)
  • Vậy thể tích của hòn đá là: 10 x 10 x 2 = 200 (cm3)

Đáp số: 200 cm3

Có thể bạn quan tâm