Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 1. Máy tính và chương trình trong máy tính

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 2 (SGK trang 8)

Hãy cho biết lí do cần phải viết chương trình để điều khiển máy tính.

Hướng dẫn giải

Máy tính thực chất chỉ là một thiết bị điện tử vô tri vô giác. Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình thì con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy. Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình, giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.

Bài 3 (SGK trang 8)

Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy?

Hướng dẫn giải

Tuy ngôn ngữ máy cũng là một loại ngôn ngữ lập trình nhưng ở đây chúng ta hiểu ngôn ngữ lập trình là ngộn ngữ lập trình bậc cao.trong ngôn ngữ máy mọi chỉ thị đều được biểu diễn bởi các con số nhị phân 0 và 1.

Ngôn ngữ máy khó đọc và khó sử dụng tuy vậy ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lí có thể nhận biết và thực hiện một các trực tiếp.

Ngoài ra yếu điểm chính của các chương trình viết bằng ngôn ngữ máy là phụ thuộc vào phần cứng máy tính.các ngôn ngữ lập trình bậc cao được phát triển để khắc phục các yếu điểm trên của ngôn ngữ máy.

Ngôn ngữ lập trình sử dụng các cụm từ tự nhiên nên dễ nhớ,đễ học và không phụ thuộc vào phần cứng máy tính

Bài 4 (SGK trang 8)

Chương trình dịch làm gì?

Hướng dẫn giải

Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chươnng trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.

Bài 1 (SGK trang 8)

Trong ví dụ về rô-bốt, nếu thay đổi thứ tự của hai lệnh trong chương trình, rô-bốt có thực hiện được công việc nhặt rác không? Hãy xác định vị trí mới của rô-bốt sau khi thực hiện xong lệnh "Hãy quét nhà" và đưa ra các lệnh để rô-bốt trở lại vị trí ban đầu của mình.

Hướng dẫn giải

- Nếu thay đổi thứ tự của hai lệnh trong chương trình điều khiển rô-bốt, rô-bốt sẽ không thực hiện được công việc nhặt rác vì rô-bốt sẽ không đi đúng hướng và có thể không đi tới vị trí có rác, hoặc thực hiện việc nhặt rác tại vị trí không có rác,....

- Ví dụ, nếu thay đổi thứ tự của lệnh 1 "Tiến 2 bước" và lệnh 2 "Quay trái, tiến 1 bước", tác dụng của cả hai lệnh này sẽ là "Quay trái và tiến 3 bước". Khi đó rô-bốt sẽ nhặt rác tại vị trí không có rác. Nói chung, các lệnh điều khiển rô-bốt hay chương trình cần được đưa ra theo một thứ tự xác định sao cho ta đạt kết quả mong muốn.

- Trong một số ít trường hợp, ta có thể đưa ra các lệnh khác nhau, nhưng vẫn đạt kết quả. Chẳng hạn, trong ví dụ về rô-bốt, thay cho hai câu lệnh đầu tiên, ta có thể điều khiển rô-bốt đến đúng vị trí có rác bằng các lệnh sau: "Quay trái, tiến 1 bước" và "Quay phải, tiến 2 bước" hoặc "Quay phải, tiến 2 bước", "Quay trái, tiến 2 bước" và "Quay trái, tiến 4 bước". Trong một số ít các trường hợp khác, việc thay đổi thứ tự của một vài câu lệnh vẫn cho kết quả đúng như yêu cầu.

- Vị trí mới của rô-bốt sau khi thực hiện xong lệnh "Hãy quét nhà" là vị trí có thùng rác (ở góc đối diện). Ta có nhiều cách khác nhau để đưa ra hai lệnh để rô-bốt trở lại vị trí ban đầu của mình, một trong các cách đó là hai lệnh "Quay trái, tiến 5 bước" và "Quay trái, tiến 3 bước".

Có thể bạn quan tâm