Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (SGK trang 99)

Câu 1: Thử nhớ lại trong quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi những tác nhân có hại nào và mức độ tác hại tới đâu đối với hệ tiêu hóa, rồi liệt kê vào bảng 30.2

Bảng 30.2 Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của bản thân em

Năm

Tác nhân gây hại

Mức độ ảnh hưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn giải

Câu 3 (SGK trang 99)

Câu 3: Thử thiết lập kế hoạch hình thành một thói quen ăn uống khoa học mà em chưa có.

Hướng dẫn giải

Có nhìu cách nhưng tốt nhất là lập thời gian biểu về chế độ ăn

có thể VD như:

1Ăn 3 bữa đúng giờ. Điều này rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa mệt mỏi và duy trì hoạt động của cơ thể ở mức tốt nhất.

2. Một bữa ăn sáng lành mạnh. Bao gồm ngũ cốc và trái cây. Hãy thử một loại ngũ cốc nhiều chất xơ với sữa ít chất béo và chuối thái lát.

3. Chia nhiều bữa phụ trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hoá.

4. Ăn nhẹ (miếng trái cây, bánh quy với bơ đậu phộng…) giữa các bữa chính để kiềm chế cơn thèm ăn và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

5. Đừng bao giờ để cơ thể có cảm giác quá đói để rồi ăn thật nhiều vào bữa ăn.

6. Uống nước hoặc có một bát nhỏ canh trước bữa ăn sẽ giúp giảm tình trạng ăn quá nhiều.

7. Ăn chậm và nhai kỹ không chỉ là cách thưởng thức món ăn mà còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá.

8. Tăng cường các protein từ các loại hạt, đậu, ngũ cốc và các rau mầm.

9. Chọn sữa ít béo, thịt nạc trắng hoặc cá tự nhiên làm nguồn protein cho cơ thể.

10. Kết hợp rau và ngũ cốc với một lượng nhỏ protein để đạt hiệu quả tốt nhất.

11. Chọn các loại ngũ cốc nguyên cám.

12. Chọn nhiều loại trái cây và rau có màu sắc đậm, nổi bật như màu cam của cà rốt hay xanh thẫm của rau bina. Đây là những loại rau củ rất giàu dưỡng chất.

13. Chọn các sản phẩm hữu cơ để giảm thiểu sự dung nạp hoá chất.

14. Tránh thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có những thành phần đã bị thay đổi.

15. Muối biển giống với muối cơ thể nhất và rất sạch.

16. Hạn chế ăn đường hoặc sử dụng các loại chưa tinh chế như mật ong.

17. Uống nhiều nước lọc để hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể.

19. Ăn ít vào buổi tối.

20. Mỗi ngày ăn ít nhất 1 bữa với gia đình.

Câu 2 (SGK trang 99)

Câu 2: Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Hướng dẫn giải

Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Em chưa có thói quen ăn chậm nhai kĩ, vì ăn nhanh và sau khi ăn còn chạy nhảy..v..v

Có thể bạn quan tâm