Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 3 (SGK trang 25)

Câu 3: Mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật?

Hướng dẫn giải

Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

Có các loại mô : Mô nâng đỡ
Mô phân sinh ngọn
Mô mềm.



Câu 1 (SGK trang 25)

Câu 1: Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? 

Hướng dẫn giải

- Hình dạng của tế bào thực vật rất khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình chữ nhật như tế bào thịt lá, hình hạt đậu như tế bào lỗ khí... Ngay trong một cơ quan cũng có nhiều loại tế bào có hình dạng khác nhau như ở rễ cây có tế bào lông hút, tế bào biểu bì, tế bào thịt vỏ, tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ... - Kích thước của tế bào cũng rất khác nhau: phần lớn có kích thưóc nhỏ bé không thể nhìn bằng mắt thường được mà phải dùng kính kiển vi. Ví dụ: tế bào mô phân sinh ngọn có chiều dài khoảng từ 0,001 đến 0,003mm, đường kính 0,001 - 0,003mm. Nhưng cũng có những tế bào lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được như tế bào sợi gai chiều dài có thể tới 550mm, đường kính tới 0,04mm; tế bào tép bưởi chiều dài có thể tới 45 mm, đường kính tới 5,5mm...

Câu 2 (SGK trang 25)

Câu 2: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? 

Hướng dẫn giải

Tế bào thực vật gồm các thành phần chủ yếu:

+ Lục lạp: chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

+Không bào:chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây, chứa nhiều sắc tố.

+Thành tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định

+Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào

+Tế bào chất: nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

+Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào


Có thể bạn quan tâm