Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (Trang 28 – SGK)

Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu.

  • Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam).
  •  Con trâu trong công việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân).
  • Con trâu trong một số lễ hội.
  • Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.

Hướng dẫn giải

  • Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Trâu như người bạn thân thiết của nhà nông. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,...  
  • Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuống, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi. Những đàn trâu gặm cỏ bên triền đê. Những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,... Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
  • Con trâu trong một số lễ hội (lẽ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng và một số tỉnh khác).
  • Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
    • Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng. Đầm mình trong dòng nước mát trên sông.
    • Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của đồng quê.
    • Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh trận giả, chơi chọi (cỏ) gà,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2 (Trang 28 – SGK)

Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả đối với một trong các ý nêu trên (Chú ý sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu vào bài cho thích hợp và sinh động).

Hướng dẫn giải

  • Các câu tục ngữ, ca dao có thể sử dụng:

Con trâu là đầu cơ nghiệp.

 

Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quan công.


Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đì bừa.


Dù ai buôn đâu bán đâu,
 Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về .
 Dù ai buôn bán trăm bề,
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.

 

  • Đoạn văn tham khảo

Hình ánh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

 Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm