Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1

a. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

b. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Hướng dẫn giải

a,

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà

(Ca dao)

Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Con tằm nó ăn lá dâu
Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

Làm trai cho đáng nên trai
 Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

Ước gì sông rộng một gang
 Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi

b,

  • Nằm trong nhà, Thanh bỗng nghe thấy tiếng rơi tí tách trên mái ngói, đêm nay trời lại mưa.
  • Những con trâu bụng căng tròn, ve vẩy chiếc đuôi, gặm cỏ bên bờ sông

Câu 2

a. Viết hai câu trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ

b. Đọc đoạn trích sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
             (“Tuyên ngôn độc lập” -  Hồ Chí Minh)


Hãy xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì có làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?

c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích:
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

Hướng dẫn giải

a. 
Cậu chỉ mua cho mình hai cuốn vở thôi nhé
Ôi! Chính mình cũng cảm thấy bất ngờ vì chuyện này
b. 

  • Trong đoạn trích trên, câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép.
  • Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

c. 
Trả lời:

  • Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.
  • Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
  • Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
  • Các vế câu được nối với nhau bởi các quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm