Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập phần Tập làm Văn

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1 (chỉ ghi lại các bài văn xuôi)

Hướng dẫn giải

Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

STT

Tên văn bản

Tác giả

1

Cổng trường mở ra

Lý Lan

2

Trường học

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

3

Mẹ tôi

Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi

4

Cuộc chia tay của những con búp bê

Khánh Hoài

5

Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình

I-ri-na Ki-xlô-va

6

Tấm gương

Băng Sơn

7

Tản văn Mai Văn Tạo

Mai Văn Tạo

8

Cây sấu Hà Nội

Tạ Việt Anh

9

Sấu Hà Nội

Nguyễn Tuân

10

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

11

Người ham chơi

Hoàng Phủ Ngọc Tường

12

Những tấm lòng cao cả

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

13

Mõm Lũng Cú tột Bắc

Nguyễn Tuân

14

Cỏ dại

Tô Hoài

15

Quà bánh tuổi thơ

Đặng Anh Đào

16

Tuổi thơ im lặng

Duy Khán

17

Kẹo mầm

Băng Sơn

18

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Thạch Lam

19

Sài Gòn tôi yêu

Minh Hương

20

Mùa xuân của tôi

Vũ Bằng

Câu 2: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì

Hướng dẫn giải

  • Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,... )
  • Bố cục 3 phần:
    • Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng biểu cảm
    • Thân bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng
    • Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc với đối tượng biểu cảm
  • Tình cảm thể hiện phải trong sáng, rõ ràng, chân thực.

 

Câu 3: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

Hướng dẫn giải

  • Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.
  • Không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng, tránh tình trạng lạc đề, sa đà vào văn miêu tả

Câu 4: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Hướng dẫn giải

  • Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
  • Từ đó khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.

 

 

Câu 5: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?

Hướng dẫn giải

  • Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng cần phải nêu lên được đặc điểm, tính cách, hoặc các đặc trưng của đối tượng cần biểu cảm
  • Có thể lựa chọn biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng (bằng các hình ảnh ẩn dụ, các chi tiết, hành động của đối tượng biểu cảm)

Câu 6: Trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)

Hướng dẫn giải

  • Ngôn ngữ của văn biểu cảm được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các yêu tố miêu tả, tự sự hoặc qua hệ thống các biện pháp tu từ
  • Ví dụ qua hai tác phẩm tại Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

 

Câu 7: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống

Nội dung văn biểu cảm

 

Mục đích biểu cảm

 

Phương tiện biểu cảm

 

Hướng dẫn giải

Nội dung văn biểu cảm

Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm...

Mục đích biểu cảm

Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết

Phương tiện biểu cảm

Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ...

Câu 8: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục của bài văn biểu cảm

Mở bài

 

Thân bài

 

Kết bài

 

Hướng dẫn giải

HS tự điền vào bảng

Văn nghị luận - Câu 1: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai.

Hướng dẫn giải

Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

1

Chống nạn thất học 

Hồ Chí Minh

2

Hai biển hồ

 

3

Học thầy, học bạn 

Nguyễn Thanh Tú

4

Ích lợi của việc đọc sách 

Thành Mĩ

5

Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 

Bằng Sơn

6

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 

Hồ Chí Minh

 

7

Học cơ bản mới có thể thành tài lớn 

Xuân Yên

8

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

9

Tiếng Việt giàu và đẹp 

Phạm Văn Đồng

10

Đừng sợ vấp ngã

 

11

Không sợ sai lầm 

Hồng Diễm

12

Có hiểu đời mới hiểu văn 

Nguyễn Hiến Lê

13

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

14

Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc 

Phạm Văn Đồng

15

Ý nghĩa của văn chương 

Hoài Thanh

16

Lòng khiêm tốn 

Lâm Ngữ Đường

17

Lòng nhân đạo

Lâm Ngữ Đường

18

Óc phán đoán và óc thẩm mĩ 

Nguyễn Hiến Lê

19

Tự do và nô lệ 

Nghiêm Toản

Văn nghị luận - Câu 2: trang 140 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dang những bài gì? Nêu một số ví dụ.

Hướng dẫn giải

  • Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí dưới các dạng bài xã luận, ý kiến, các diễn đàn, blog,...
  • Văn bản nghị luận xuất hiện trong đời sống và sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...

Văn nghị luận - Câu 3: trang 140 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?

 

Hướng dẫn giải

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản sau:

  • Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)
  • Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
  • Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

Văn nghị luận - Câu 4: trang 140 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh

Hướng dẫn giải

  • Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
  • Các câu là luận điểm là: (a) và (d) vì:
    • Là một câu khẳng định
    • Thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết

Văn nghị luận - Câu 5: trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 7 tập hai

Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu và đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là được.

Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạy yêu cầu?

Hướng dẫn giải

  • Theo em, người nói chưa đúng, chưa hiểu cách để làm một bài văn chứng minh.
  • Với văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, người viết cần phải đưa ra những phân tích, đánh giá của mình về dẫn chứng đưa ra để người đọc có thể thấy rõ được biểu hiện của vấn đề thông qua dẫn chứng vừa nêu. Ví dụ như câu ca dao bạn trích dẫn trong bài, cần nêu rõ về âm thanh, màu sắc biểu hiện qua từ ngữ của bài ca dao; cách luyến láy, lặp lại tạo nên điều gì...
  • Luận điểm và dẫn chứng là yếu tố quyết định tới chất lượng của bài văn chứng minh. Cần phải đưa ra luận điểm một cách đúng đắn, chân thực. Còn dẫn chứng phải đắt giá, liên quan trực tiếp tới vấn đề đang chứng mình.

Văn nghị luận - Câu 6: trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Cho hai đề tập làm văn sau:

a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống và khác nhau. Từ dó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:

 

Giải thích

Chứng minh

Giống

Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Khác

Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ: ý nghĩa câu tục ngữ; bài học rút ra từ câu tục ngữ

 

Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ

 

  • Giải thích và Chứng minh có nhiệm vụ khác nhau
    • Giải thích: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người
    • Chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậ

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm