Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Dấu gạch ngang

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập 1: trang 130 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(Vũ bằng)

b) Chỉ có những anh lính dõng An Nam bồng súng chào cờ ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù từng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

c) - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì.

    - Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! - Một chị con gái thốt ra.

(Nguyễn Ái Quốc) 

d) Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ

e) Thừa Thiên - Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch

Hướng dẫn giải

Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu: 

a) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho "Mùa xuân của tôi".

b) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho tính  cách của nhân vật anh. 

c) Đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật.

d) Nối các từ nằm trong liên danh: Hà Nội - Vinh

e) Nối các từ nằm trong liên danh: Thừa Thiên - Huế

Bài tập 2: trang 131 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Hãy nêu rõ công dụng của các dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ này chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren...

(An-phông-xơ Đô-đê)

Hướng dẫn giải

Tác dụng của đấu gạch nối: nối các tiếng trong từ tên riêng của các thành phố nước ngoài Béc-lin, An-dát, Lo-ren

Bài tập 3: trang 131 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:

a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.

Hướng dẫn giải

a) Sùng bà - một con người độc ác, cay nghiệt - đã đổ riệt cho Thị Kính tội mưu sát chồng rồi đuổi nàng ra khỏi nhà trong đếm tối.

b) Cuộc gặp gỡ những đại diện học sinh cả nước - những học sinh xuất sắc nhất từ các trường - đã thành công tốt đẹp.

Tham khảo thêm

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của chúng

Hướng dẫn giải

Bài tham khảo 1:

Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người- Hồ Chí Minh trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Người đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Người sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói.

=>Dấu gạch ngang: tác dụng để chú thích

Bài tham khảo 2:

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi. . Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.

=>Dấu gạch ngang: tác dụng để chú thích

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm