Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 4 : Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu C2 (SGK trang 16)

Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.

Hướng dẫn giải

- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).

- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

Bài 1 (SGk trang 17)

Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

Hướng dẫn giải

Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, phong phú.
Hằng năm, nước ta có thêm khoảng 1,1 triệu người dân lao động nhưng chúng ta không thể giải quyết việc làm cho số dân hơn 1 triệu người này.
Là 1 nước nông nghiệp, số dân thất nghiệp ở nước ta chủ yếu tập trung đông ở nông thôn. Người dân chỉ quen với công việc lao động nặng và rất hạn chế khả năng làm việc trí óc mà trong lúc này nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển. Ở nông thôn, làm việc có tính chất mùa vụ, người dân chỉ làm việc đồng trong mấy tháng, những tháng còn lại thì nghỉ và không làm gì cả, mà họ lại không có nghề phụ nên số dân thất nghiệp trong thời gian này là rất nhiều.
Một phần do nền kinh tế nước ta, cơ cấu kinh tế có phần chênh lệch.
Vì vậy giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta

Bài 3 (SGk trang 17)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Hướng dẫn giải

+ Nhận xét:

Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước tat hay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dàn.

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

+ Ý nghĩa:

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

- Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Câu C1 (SGK trang 15)

Dựa vào hình 4.1, hãy:

- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.

- Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?

Hướng dẫn giải

- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.

- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.

Bài 2 (SGk trang 17)

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

Hướng dẫn giải

Trong các năm qua, chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta từng bước đc cải thiện:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (từ 289 USD năm 1995 lên 1024 USD năm 2008), tỉ lệ hộ nghèo giảm dần.

+ Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế…) ngày càng tốt hơn.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt trên 90%

+ Tuổi thọ trung bình của dân cư được nâng cao, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm.

Câu C3 (SGK trang 16)

Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?

Hướng dẫn giải

GIẢI PHÁP:

- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 

- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Có thể bạn quan tâm