Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 32 : Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 1 (SGK trang 120)

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

Hướng dẫn giải

+ Trước khi đất nước thống nhất:

- Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản xuất phụ thuộc nước ngoài.

- Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

+ Từ sau khi đất nước thống nhất:

- Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng, hiện nay chiếm hơn V2 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Đã hình thành và phát triển nhanh nhiều ngành công nghiệp hiện đại như:hóa dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hóa dược....

- Đã đáp ứng nhiều mặt hàng tiêu dùng cho nhu cầu trong nước và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm xuất khẩu như: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử ....

- Tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước, là một trong hai vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất nước (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).

- Phân bố công nghiệp ngày càng hợp lí hơn. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Thủ Dầu Một (Bình Dương) là trung tâm công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đây.

Câu C2 (SGK trang 117)

Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Hướng dẫn giải

Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
– Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
– Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.
– Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
– Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.

Bài 3 (SGK trang 120)

Dựa vào bảng số liệu sau:

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

Hướng dẫn giải

Bai tap 3, trang 120, lop 9

*Nhận xét:
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta, có cơ cấu kinh tế rất phát triển. Cụ thể, năm 2002:
-Công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (số liệu minh chứng).
-Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ (1,7%).

Câu C1 (SGK trang 117)

Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.

Hướng dẫn giải

- Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, tỉ trọng công nghiệp — xây dựng chiếm cao nhất (59,3%).

- So với tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của cả nước, tỉ trọng công nghiệp — xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn nhiều (59,3% so với 38,5%).

Bài 2 (SGK trang 120)

Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Hướng dẫn giải

- Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước:

+ Cây công nghiệp lâu năm:

• Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước.

• Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước.

• Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước.

• Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước.

+ Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng.

- Các điều kiện thuận lợi:

+ Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.

+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.

+ Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp.

+ Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng.

Câu C3 (SGK trang 119)

Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Hướng dẫn giải

- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:

+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).

- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật

- Có nhiều cơ sở chế biến

- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.

Câu C4 (SGK trang 120)

Nêu vai trò của hai hồ chứa nước Dầu Tiếng hồ thuỷ điện Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Hướng dẫn giải

+ Hồ Dầu Tiếng:
– Hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, lớn nhất ở nước ta hiện nay.
– Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hơn 170 nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Hồ Trị An:
– Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.
– Đốì với nông nghiệp, hồ Trị An góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm