Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 2: Hình chiếu

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 trang 10 SGK Công Nghệ 8

Thế nào là hình chiếu của một vật thể ?

Hướng dẫn giải

- Hình chiếu là hình được "in lên" các mặt phẳng chiếu: 2 mặt chiếu đứng (trước - sau), 2 chiếu bằng (trên - dưới", 2 mặt chiếu cạnh (phải - trái). Như vậy, các mặt phẳng chiếu chính tương tự như 6 diện hộp triển khai. Đây là trường hợp đầy đủ. Trong thực tế, số lượng mặt phẳng chiếu được lựa chọn để trình bày tùy theo vật thể cụ thể tùy theo yêu cầu "cần - đủ".

- Hình chiếu được tạo ra trên các mặt phẳng chiếu theo nguyên tắc tạo thành do những tia chiếu // và vuông góc với các mặt phẳng chiếu.

- Hình chiếu in trên mặt phẳng chiếu theo hai phương pháp: "phép chiếu xuyên tâm" tạo ra hình chiếu xuyên tâm (theo một chiều tia chiếu - tia chiếu từ trên xuống sẽ tạo ra hình chiếu bằng bên dưới hình chiếu đứng...); "phép chiếu lật" sẽ tạo ra hình chiếu lật (tia chiếu đến vật thể và lật lại, tạo ra hình chiếu bằng đặt bên trên hình chiếu đứng...)

- Dựa vào các bản vẽ hình chiếu vật thể theo các mặt phẳng chiếu; người ta dựng được ra hình chiếu trục đo (vật thể trong không gian ba chiều quy định của vẽ kỹ thuật: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu - hình học họa hình).

Câu 2 trang 10 SGK Công Nghệ 8

Có các phép chiếu nào ?Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì ?

Hướng dẫn giải

Có 3 phép chiếu là:

- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát tại một điểm (Tâm chiếu).

- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.

- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu 3 trang 10 SGK Công Nghệ 8

Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ?

Hướng dẫn giải

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Có thể bạn quan tâm