Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 9.15, 9.16, 9.17, 9.18 trang 103 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

9.15. Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây ?

A. Khí clo.                                            B. Khí cacbonic.

C. Khí cacbon oxit.                                D. Khí hiđro clorua

9.16. Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây ?

A. SO2, NO2.                                          B. H2S, Cl2

C. NH3, HCl                                           D. CO2, SO2.

9.17. Nhóm nào sau đây gồm các ion gây ô nhiễm nguồn nước ?

A. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, Cl-.

B. NO3-, NO2-,Pb2+, Na+, Cd2+, Hg2+.

C. NO3-, NO2-, Pb2+, As3+.

D. NO3-, NO2-, Pb2+, Na+, HCO3-

9.18.   Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do

A. khí CO2.                                  

B. mưa axit.

C. clo và các hợp chất của clo.    

D. quá trình sản xuất gang thép.

Hướng dẫn giải

9.15

9.16

9.17

9.18

B

A

B

C

9.16. Chọn A

Trong công nghiệp sản xuất axit H2SO4, phân lân sinh ra lượng đáng kể SO2; sản xuất phân đạm sinh ra NO2 (hoặc NO sau đó gặp không khí chuyển thành NO2). Các khí này gặp mưa tạo thành axit.

9.18. Chọn C

Hợp chất của clo dưới tác dụng của bức xạ mặt trời bị phân hủy sinh ra clo. Clo tác dụng với ozon theo sơ đồ phản ứng:

\(C{l_2} + {O_3} \to ClO + {O_2}\)

do đó làm giảm lượng ozon, gây nên hiện tượng suy giảm tầng ozon, tạo ra các “lỗ thủng” của tầng ozon.

Bài 9.19 trang 104 sách baì tập (SBT) Hóa học 12

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống không được phép vượt quá 3 mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500 ml một mẫu nước thấy có 0,00144 g kết tủa. Hỏi mẫu nước trên đã bị ô nhiễm đồng chưa 

Hướng dẫn giải

Cu2+ + H2S → CuS + 2H+

 \({n_{CuS}} = {{0,00144} \over {96}} = 0,000015mol\)

Nồng độ Cu 2+ là:

\({{0,000015.64} \over {0,5}} = 0,00192(g/l) = 1,92(mg/l)\)

 Như vậy mẫu nước này chưa bị ô nhiễm đồng.

Bài 9.20 trang 104 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Gần khu vực có mỏ đồng (chứa quặng có thành phần chính là Cu2S) người ta xây dựng khu liên hợp sản xuất. Khu liên hợp này sản xuất Cu, bột CuO, CuClO và CuSO4. Vậy trong và xung quanh khu vực này sẽ bị ố nhiễm bởi những chất nào nếu việc xử lí nước thải và khí thải không tốt ?

Hướng dẫn giải

Các quá trình sản xuất :

Đốt Cu2S được CuO, SO2 (sản xuất axit H2SO4); dùng axit HC1 sản xuất CuCl2 ; dùng C hoặc CO khử CuO.

Chất gây ô nhiễm là : SO2, ion Cu2+, axit HC1, khí CO và CO2.

Bài 9.21 trang 104 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Nhà máy chế biến thực phẩm tại thị xã Sơn Tây có dây chuyền sản xuất glucozơ từ tinh bột sắn. Hiệu suất của phản ứng tạo glucozơ là 80% và trong bột sắn có 90% tinh bột.

a)   Nếu công suất của nhà máy là 180 000 tấn glucozơ/năm và không tận dụng sản phẩm thừa thì lượng chất thải xả ra môi trường là bao nhiêu ?

b)    Thực tế, người ta đã thu hồi phần thừa ra để sản xuất cồn y tế (cồn 70°). Tính thể tích cồn y tế tối đa có thể sản xuất được nếụ tận dụng được 80% lượng phế thải. Cho khối lượng riêng của etanol bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Việc sản xuất này có gây ra sự ô nhiễm nào không ?

Hướng dẫn giải

(C6H10O5)n ⟶ n C6H12O6

180000 tấn glucozo cần 162000 tấn tinh bột tương ứng với 180000 tấn bột sắn

Lượng bột sắn thực tế cần dùng là: \({{180000.100} \over {80}} = 225000\) (tấn)

Lượng chất thải ra: 225000- 162000= 63000 (tấn)

Trong 63 000 tấn chất thải có 45 000 tấn bột sắn.

b) Trong 45 000 tấn bột sắn thải ra có 40 500 tấn tinh bột.

(C6H10O5)n ⟶ nC6H12O6 ⟶ 2nC2H5OH+ 2nCO2

Theo sơ đồ, số mol etanol là 5.108 mol.

Do hiệu suất tận dụng 80%, nên số mol etanol thu được là 4.108 mol.

Khối lượng etanol nguyên chất : 184.108 g.

Thể tích etanol nguyên chất : 230.108 ml.

Thể tích cồn 70° : 328,57.108 ml = 328,57.105 lít.

Chất gây ô nhiễm : khí CO2. Khắc phục : dùng CO2 sản xuất sođa, bình chữa cháy ; NaHCO3 sản xuất thuốc giảm đau dạ dày,…

Bài 9.22 trang 104 sách bài tập (SBT) Hóa học 12

Trình bày phương pháp hoá học để xử lí các chất thải công nghiệp sau :

a)   Khí SO2 trong quá trình nướng quặng Fe2O3 (có lẫn hợp chất của lưu huỳnh, thí dụ FeS) trong sản xuất gang thép.

b)   Khí NO2 trong sản xuất axit HN03

c)   Khí clo trong điện phân sản xuất Na, NaOH.

d)   Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4.

Hướng dẫn giải

Biện pháp đầu tiên là thu hồi để sản xuất các sản phẩm có ích theo nguyên tắc xây dựng khu liên hợp sản xuất. Nếu không giải quyết được thì mới phải dùng hoá chất để khử các chất độc hại này. Thí dụ :

a) Khi nướng quặng chứa Fe2O3 có lẫn hợp chất lưu huỳnh trong sản xuất gang sẽ sinh ra SO2. Có thể thu hồi khí SO2 để sản xuất axit H2SO4, hoặc dùng SO2 để tẩy màu cho đường saccarozơ.

d) Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4 chính là Fe2O3. Tận dụng xỉ này để sản xuất gang hoặc sản xuất chất phụ gia cho sản xuất cao su, sơn.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm