Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 27. Châu Đại Dương và châu Nam Cực

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 trang 52 Vở bài tập Địa lí 5

Em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Đại Dương.

Hướng dẫn giải

Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtr ây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.

Câu 2 trang 52 Vở bài tập Địa lí 5

Điền vào lược đồ dưới đây:

a) Tên châu lục và các đại dương tiếp giáp với châu Đại Dương.

b) Đường Xích đạo và đường chí tuyến Nam.

c) Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len.

Hướng dẫn giải

Câu 3 trang 52 Vở bài tập Địa lí 5

Hãy điền dấu × vào ô ☐ trước những ý em cho là đúng.

Lục địa Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm:

☐ Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xavan.

☐ Khí hậu nóng ẩm.

☐ Thực vật: có nhiều bạch đàn và cây keo.

☐ Thực vật: có rừng rậm hoặc rừng dừa.

☐ Động vật độc đáo: nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.

Hướng dẫn giải

Lục địa Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm:

☒ Khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xavan.

☐ Khí hậu nóng ẩm.

☒ Thực vật: có nhiều bạch đàn và cây keo.

☐ Thực vật: có rừng rậm hoặc rừng dừa.

☒ Động vật độc đáo: nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la.

Câu 4 trang 53 Vở bài tập Địa lí 5

Gạch bỏ những ô chữ không đúng:

Hướng dẫn giải

Câu 5 trang 53 Vở bài tập Địa lí 5 Bình chọn:

Hãy quan sát lược đồ châu Nam Cực dưới đây:

a) Cho biết châu Nam Cực có vị trí ở đâu trên Trái  Đất?

b) Điền vào lược đồ dưới đây tên các đại dương bao quanh châu Nam Cực.

Tô màu để thể hiện rõ vị trí, giới hạn châu  Nam Cực

Hướng dẫn giải

a) Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía nam Trái Đất (từ vòng cực Nam đến cực Nam).

b) Các đại dương bao quanh châu Nam Cực.

Câu 6 trang 54 Vở bài tập Địa lí 5

Em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả về châu Nam Cực.

Hướng dẫn giải

  Nằm ở vùng địa cực nên châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất trên thế giới. Quanh năm nhiệt độ dưới 00C. Toàn bộ bề mặt bị phủ một lớp băng dày, trung bình trên 2000m. Động vật tiêu biểu nhất là chim cánh cụt. Vì điều kiện sống khắc nghiệt nên châu Nam Cực không có dân cư, nơi đây chỉ có các nhà khoa học của nhiều nước tới nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm