Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 16:03:18


Mục lục
* * * * *
Phong cách ngôn ngữ khoa học

I. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1. Văn bản khoa học: Gồm 3 loại chính:

- Các văn bản khoa học chuyên sâu (chuyên khảo, luận văn, luận án, tiểu luận, báo cáo khoa học…) chủ yếu dùng trong lĩnh vực khoa học.

- Các văn bản khoa học giáo khoa (giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng,…) được tổ chức từ dễ đến khó, có định lượng, có lý thuyết và bài tập.

- Các văn bản khoa học phổ cập (bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật,…) được viết dễ hiểu, dùng lối ví von so sánh nhằm tạo ấn tượng, hấp dẫn.

2. Ngôn ngữ khoa học

- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

- Gồm 2 dạng: dạng viết và dạng nói.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1. Tính khái quát, trừu tượng

- Được biểu hiện qua các thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khác với ngôn ngữ đời thường.

- Ví dụ: Như định nghĩa “nước”:

+ Trong hóa học: Nước là hợp chất của hiđrô và ô xi theo công thức H2O.

+ Trong cuộc sống: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

2. Tính lí trí, logic

- Các từ ngữ trong văn bản khoa học thường đơn nghĩa, không sử dụng các phép tu từ.

- Mỗi câu văn là một đơn vị thông tin, là đơn vị phán đoán logic. Mỗi câu văn cần chính xác, chặt chẽ, logic.

Ví dụ: Trái Đất là hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

- Các câu liên kết với nhau thành đoạn mạch lạc, chặt chẽ theo 3 khâu: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận.

3. Tính khách quan, phi cá thể

- Từ ngữ, câu văn được sử dụng phải khách quan, phi cá thể, có màu sắc trung hòa, ít biểu lộ cảm xúc.

- Ngôn ngữ không mang màu sắc cá nhân chính là yếu tố để phân biệt với các văn bản nghệ thuật.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1

Văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thể kỉ XX là một văn bản khoa học.

a. Nội dung:

- Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 – 1975:

   + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

   + Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.

   + Những đặc điểm cơ bản.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học xã hội.

c. Văn bản viết bằng ngôn ngữ khoa học:

- Hệ thống đề mục được sắp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.

- Sử dụng nhiều thuật ngữ, đặc biệt là thuật ngữ văn học.

- Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, mạch lạc, làm nổi bật từng đoạn.

Bài 2

Phân biệt các thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua một số ví dụ:

TừTừ ngữ thông thườngThuật ngữ khoa học
ĐiểmNơi chốn, địa điểmĐối tượng cơ bản của hình học
Đường thẳngĐường dài không bị giới hạn về hai phía, hai điểm.Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau.
Đoạn thẳngLà đoạn không gồ ghề, cong queo, không lệch về bên nào.Đoạn thẳng ngắn nhấn nối hai điểm với nhau.
Mặt phẳngLà mặt phẳng không cong queo, gồ ghề,…Tập hợp khái niệm tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
GócCó thể là một phần, một phíaPhần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm
Đường trònCó hình dáng, đường nét giống như hình tròn, có hình khối giống hình cầu hoặc hình trụ.Tập hợp tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều điểm cho trước một khoảng cách.

Bài 3

Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng.

- Câu văn mang phán đoán logic: câu đầu đoạn.

- Các câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc.

   + Luận điểm 1 (phán đoán)

   + Luận cứ, có dẫn chứng là các chứng tích (câu 2,3,4)

-> Luận điểm có sức thuyết phục cao.

Bài 4

Đoạn 1.

          Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào vòng tuần hoàn nước. Nước quyết định đến khí hậu và cũng là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nước còn đóng vai trò quan trọng trong các tế bào sinh học và môi trường các quá trình cơ bản như quang hợp. Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước, lượng nước trên Trái Đất vào khoảng 1, 38 tỉ km3. Việc cung cấp nước là thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới, bởi tình trạng chiến tranh, ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Vì vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ nguồn nước sạch trên Trái Đất, hạn chế, cắt giảm lượng chất thải.

Đoạn 2.

Không khí được xem là lá phổi xanh của Trái Đất. Không khí trong lành được tạo ra bởi sự quang hợp của rừng nguyên sinh. Nhưng bầu không khí trong lành ấy đang ngày càng trở nên ô nhiễm do môi trường bị hủy hoại, thủng tầng ô-dôn,… Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Trung Quốc mà điển hình là ở Thượng Hải, Bắc Kinh đang có mức độ ô nhiễm đáng báo động, nhiều nơi phải đóng lon không khí sạch để đem bán. Tiếp đó là hàng loạt các nước như Ả-rập-xê-út, Ai Cập, Ấn Độ,… trong đó có cả Việt Nam. Không có cách nào khác là bản thân mỗi người phải nâng cao ý thức của mình. Hạn chế tình trạng ô nhiễm, rác thải từ công nghiệp, sinh hoạt. Khắc phục hạn chế và tác động tiêu cực để bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.


Được cập nhật: hôm qua lúc 5:41:16 | Lượt xem: 776

Các bài học liên quan