Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phần 1: Oxit axit tác dụng với bazo

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 18 tháng 5 2020 lúc 15:56:13


TH1: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)

PTHH:

CO2 + NaOH → NaHCO3        (1)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

Phương pháp giải

Bước 1: Xét tỉ lệ: .

- Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)

- Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)

- Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài

TH2: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)

PTHH:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O        (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2        (2)

Phương pháp giải

Bước 1: Xét tỉ lệ: .

-Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)

-Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)

-Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình).

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.trên.

Lưu ý: Nếu không đủ dữ kiện để xét T, ta chia trường hợp có thể xảy ra và giải theo từng trường hợp như các bước ở trên.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Nung 20 g CaCO3 và hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào 0,5 lit dung dịch NaOH 0,56 M .Tính nồng độ mol của muối thu được. (thể tích thay đổi không đáng kể)

Hướng dẫn:

nNaOH = 0,56 . 0.5 = 0,28 mol

Do 1 < 1,4 < 2 ⇒ sản phảm gồm muối axit và muối trung hoà

PTHH:

CO2 + NaOH → NaHCO3        (1)

x                x                x

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

y            2y

Đặt số mol CO2 phản ứng ở PT (1), (2) lần lượt là x và y mol.

Ta có hệ phương trình:

Vậy số mol của NaHCO3 là 0,12 mol.

⇒CM(NaHCO3)= 0,12:0,5 = 0,24 M

Bài 2: Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

Hướng dẫn:

Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nBaSO3 = 0,1 mol.

Vì n↓ < nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại ⇒ Có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư ⇒ muối tạo thành chỉ có BaSO3

    PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

                  0,1                           0,1 (mol)

⇒ VSO2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít

- Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hòa tan 1 phần kết tủa.

    PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O        (1)

               0,15           0,15            0,15 (mol)

Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,1mol ⇒ nBaSO3 bị hòa tan: 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2        (2)

  0,05                0,05 (mol)

⇒ VSO2 = (0,15 + 0,05) x 22,4 = 4,48 lít


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:30:46 | Lượt xem: 439

Các bài học liên quan