Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận xã hội 200 chữ về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 19 tháng 8 2020 lúc 11:37:40 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 7:48:45 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 636 | Lượt Download: 0 | File size: 0.046592 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Viết đoạn văn ngắn về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên
hiện nay 200 chữ
Bài làm 1
Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong
cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm
cho mình một con đường để lập thân, lâp nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi
này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng
ta suy ngẫm. Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách
bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là
điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là
một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn
chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học
ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng
buồn khi đươc hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại
mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố,
bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hương sẽ thành công. Lựa chọn nghề
nghiệp giờ không phải cố học môt cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng
nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp
phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất
nhiều bạn trẻ hiện này có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi
khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu
tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò,
tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên
đại học tốt nghiệp đều chạy grab. Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống
cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia
tốt bằng sự chủ dộng của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề
nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!
Bài làm 2
Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người
lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế
phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn
cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao
động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm
cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự
nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ
của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi
người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều
kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều
bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những
trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ
năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì
đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở
Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn
lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng
vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau.Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan

niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công
việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay
hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành
tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta
vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và
hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.. Chính sách phát triển
nên chú trọng đầu tư them cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho
việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề
cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về
tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì
đều được trân trọng và có một vị trí như nhau.
Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công.
Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực
của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học
khép lại.
Bài làm 3
Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề
nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả
những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong
nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất.
Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề
thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình
một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ
chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành
học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học
và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng
phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. Cánh cửa vào đại học không phải là
cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã
biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường
đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),…
Đất nước đang cần rất nhiều bạn trẻ chọn lựa con đường khởi nghiệp với những dự
án kinh doanh nhỏ, những người dám nghĩ, dám làm để bắt đầu với những ý tưởng
mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình, những dự án khởi đầu có thể là một quán ăn,
có thể là một cửa hàng và cũng có thể là một cơ sở chăn nuôi, trồng trọt…, từ những
dự án nhỏ này, trong một vài năm, chúng có thể trở thành những chuỗi quán ăn (như
Phở 24), chuỗi cửa hàng (như chuỗi cửa hàng Mẹ & Bé, chuỗi cửa hàng Takeone…),
các công ty, các trang trại, nông trại với quy mô lớn… Lúc đó, bạn sẽ rất hạnh phúc
và tự hào về những thành quả đó, bạn đã thực sự khẳng định bản lĩnh làm chủ của
mình và con đường bạn chọn là hoàn toàn đúng.
Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường
bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân,
ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành công
bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc
rối lớn và sự trả giá trên con đường nghề nghiệp của mình.
Để chọn một nghề, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:
– Bạn thích làm nghề gì?

– Bạn có khả năng làm nghề đó hay không?
– Sau khi bạn tốt nghiệp ĐH, thị trường có nhu cầu hay không?
Bên cạnh các ý lớn đó, bạn còn phải quan tâm tới môi trường làm việc, đối tượng
mà bạn sẽ làm việc cùng sau này, mục đích bạn chọn nghề đó… Sau khi các bạn
quyết định chọn nghề rồi, các bạn mới quyết định chọn trường.