Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 12 tháng 2 2020 lúc 11:03:09


Mục lục
* * * * *

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1. Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan    

a. Tìm hiểu đề.

- Bài viết cần vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận: phân tích, bình luận, giải thích, chứng minh,…

- Phân tích và liệt kê những phương diện về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chọn 3-4 phương diện đặc sắc nhất để phân tích.

b. Lập dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn truyện ngắn Tinh thần thể dục.

* Thân bài:

- Các luận điểm cần triển khai:

+ Đặc sắc của kết cấu truyện.

+ Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện.

+ Đặc điểm ngôn ngữ của truyện (ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật)

+ Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện.

- Có thể chọn phân tích các chi tiết sau để làm sáng tỏ luận điểm:

Phân tích, chỉ ra điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem đá bóng...

+ Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông Lí

+ Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lí

+ Cảnh cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con

+ Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị người tuần phát hiện

+ Cuối cùng là cảnh ông Lí cùng tuần áp giải 94 người xếp hàng đi lên huyện.

Phân tích mâu thuẫn giữa hình thức và thực chất của cái gọi là "tinh thần thể dục" trong truyện ngắn, từ đó nêu lên nghệ thuật trào phúng của truyện.

* Kết bài: Đánh giá chung về truyện ngắn Tinh thần thể dục.

Đề 2. Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng điệu giữa hai văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó    

a. Tìm hiểu đề

- Chỉ ra sự khác biệt về từ ngữ giữa hai tá phẩm. (Từ ngữ nào xuất hiện nhiều? Vì sao lại có sự khác nhau đó? Nguyên nhân chủ yếu do đâu?)

- Có sự khác nhau về giọng văn trong hai văn bản không? Vì sao?

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Văn học cần có sự phong phú và đa dạng để tái hiện muôn mặt khác nhau của đời sống. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và giọng văn cũng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng đó.

* Thân bài:

- Sự khác nhau về từ ngữ được sử dụng trong hai văn bản.

- Sự khác nhau về giọng văn trong hai văn bản.

- Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

* Kết bài: Đánh giá chung về sự khác nhau đó.

GHI NHỚ

- Đối tượng của bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; một phương diện, thậm chí một khía cạnh của nội dung hoặc nghệ thuật.

- Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm/ đoạn trích cần nghị luận.

Thân bài: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật dựa trên những khía cạnh đặc sắc nhất.

Kết bài: Nêu đánh giá chung về tác phẩm/ đoạn trích.

LUYỆN TẬP

Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc    

Dàn ý

1. Mở bài: Truyện ngắn "Vi hành" châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định công du sang Pháp dự đấu xảo Pa-ri.

2. Thân bài:

a. Nội dung châm biếm: Đòn châm biếm, đả kích tập trung vào các mặt:

- Biến Khải Định thành một tên hề (màu da khác lạ, ăn mặc nhố nhăng).

- Biến Khải Định thành một kẻ có hành động lén lút đáng ngờ (vi hành vào xóm ăn chơi, vào hiệu cầm đồ, ... ).

- Biến mật thám Pháp thành những người "phục vụ tận tụy" (bám lấy đế giày) với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn ...

b. Nghệ thuật châm biếm: Với bút pháp trào phúng, tác giả truyện ngắn “Vi hành” phê phán một cách đích đáng vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định công du sang Pháp dự cuộc đấu xảo.

3. Kết bài: Nhận định về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn "Vi hành".


Được cập nhật: 11 tháng 4 lúc 22:39:05 | Lượt xem: 431

Các bài học liên quan