Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lớp Lưỡng cư

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 1 tháng 11 2019 lúc 12:19:28


Mục lục
* * * * *

Bài tập có lời giải trang 72, 73, 74 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 72 SBT Sinh học 7

Hãy chọn những nội dung về đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ở cột c, phù hợp với môi trường sống ở cột A rồi điển (a, b, c...) vào cột B.

Lời giải:

Bài 2 trang 73 SBT Sinh học 7

Hãy điền các thông tin phù họp về sự sinh sản và phát triển có biên thái ỏ ếch vào bảng sau :

Lời giải:

Bài 3 trang 73 SBT Sinh học 7

Trình bày đặc điểm chung về đời sống, cấu tạo ngoài và sinh sản của ếch đồng.

Lời giải:

Ếch đồng thuộc lớp Lưỡng cư, có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở bằng phổi và qua lớp da ẩm ướt, mắt có mi, tai có màng nhĩ, song vẫn còn mang nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống dưới nước : đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi, chi sau có màng bơi ; da tiết chất nhầy làm giảm ma sát khi bơi. Ếch là động vật biến nhiệt. Ếch đẻ trứng và thụ tinh ngoài, phát triển có biến thái.

Bài 4 trang 74 SBT Sinh học 7

Tại sao đã có phổi mà ếch lại thỏ bằng da là chủ yếu ?

Lời giải:

Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằng da (da ếch có khả năng vận chuyển 51% 02 và 86% C02). Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn C02 được thải ra theo con đường ngược lại. Nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết.

Bài 5 trang 74 SBT Sinh học 7

Bộ xương của ếch gồm nhũng xuung nào ? Bộ xương và các cơ có vai trò gì đối với co thể ếch ?

Lời giải:

Bộ xương của ếch gồm xương đầu, cột sống, xương đai vai, các xương chi trước và chi sau.

Bộ xương là khung xương nâng đỡ cơ thể, là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp giúp ếch nhảy và bơi. Bộ xương cũng tạo thành các khoang bảo vệ não bộ, tuỷ và các nội quan.

Bài 6 trang 74 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư.

Lời giải:

Lưỡng cư là những động vật có xương sống, cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi, hô hấp bằng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, là động vật biến nhiệtSinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

Bài 7 trang 74 SBT Sinh học 7

Nêu vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người.

Lời giải:

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng vể ban đêm. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...

Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học, ếch giun có giá trị thẩm mĩ và khoa học, cá cóc Tam Đảo làm cảnh và ngâm rượu thuốc có giá trị.

Lưỡng cư là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Bài tập tự luận trang 75, 76 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 75 SBT Sinh học 7

Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có độ ẩm cao ?

Lời giải:

Ếch nhái sống vừa ở nước vừa ở cạn. Mặc dù có phổi nhưng vẫn phải hô hấp bằng da khi lên cạn, do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Da ếch phải luôn giữ ẩm ướt mới có thể tiến hành trao đổi khí được. Vì vậy, ếch nhái luôn sống ở nơi có độ ẩm cao.

Bài 2 trang 75 SBT Sinh học 7

Phân biệt vòng tuần hoàn đơn với vòng tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư là hệ tuần hoàn đơn hay kép. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn của cá ?

Lời giải:

Vòng tuần hoàn đơn là trong vòng tuần hoàn máu qua tim một lần. Vòng tuần hoàn kép là vòng tuần hoàn máu qua tim hai lần. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư là hệ tuần hoàn kép.

Tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép của lưỡng cư có ưư điểm so với hệ tuần hoàn của cá là : máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu đi rất lớn, tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa. Điều này làm tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

Bài 3 trang 75 SBT Sinh học 7

Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Lưỡng cư.

Lời giải:

Bài 4 trang 76 SBT Sinh học 7

Điền các thông tin phù hợp vào các ô trống thể hiện sự tiến hoá của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp của lớp Lưỡng cư so với lớp Cá trong bảng sau :

Lời giải:

Bài 5 trang 76 SBT Sinh học 7

Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng tỏ có sự hô hấp qua da của ếch.

Lời giải:

Bắt một con ếch nhốt vào trong một chiếc bình, rồi đổ nước có hoà tan nhiều khí CO2 (hoặc nước hoà tan nhiều khói thuốc lá). Mực nước ngập nửa thân ếch, nghĩa là mũi ếch vẫn có thể hô hấp khí trời. Chỉ sau ít phút ếch sẽ giãy giụa và sau đó mê man ngất đi. Điều đó chứng tỏ không khí có nhiều CO2 đã thấm qua da ếch vào đầu độc ếch.

Bài tập trắc nghiệm trang 76, 77, 78 SBT Sinh học 7

Bài 1 trang 76 SBT Sinh học 7

Đặc điểm không thuộc đời sống của ếch đồng là

A. có hiện tượng trú đông.

B. chỉ kiếm mồi vào ban đêm, ăn sâu bọ...

C. sống ở nơi ẩm ướt.

D. thuộc động vật biến nhiệt.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 2 trang 76 SBT Sinh học 7

Không thuộc đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn của ếch đồng là

A. đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

B. mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

C. chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

D. cả A và C.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 3 trang 76 SBT Sinh học 7

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch đồng là

A. da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.

B. đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

C. các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 4 trang 76 SBT Sinh học 7

Ếch đồng sinh sản bằng cách

A. đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển không có biến thái.

B. đẻ trứng, thụ tinh trong, phát triển có biến thái.

C. đẻ trứng, thụ tinh trong, phát triển không có biến thái.

D. đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển có biến thái

Lời giải:

Đáp án D

Bài 5 trang 77 SBT Sinh học 7

Hệ tuần hoàn ếch là hệ tuần hoàn

A. hở với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. kín với tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

C. kín với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D. hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 6 trang 77 SBT Sinh học 7

Lớp Lưỡng cư gồm các bộ

A. Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

B. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân.

C. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chân.

D. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 7 trang 77 SBT Sinh học 7

Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ

A. Lưỡng cư không đuôi.     B. Lưỡng cư có đuôi.

C. Lưỡng cư có chân.     D. Lưỡng cư không chân.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 8 trang 77 SBT Sinh học 7

Ếch giun sống

A. chủ yếu ở trên cạn.     B. chui luồn trong đất.

C. chủ yếu trong nước.     D. Chủ yếu trên cây, bụi cây.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 9 trang 77 SBT Sinh học 7

Ếch cây hoạt động

A. ban ngày.     B. chiều và ban đêm.

C. về ban đêm.     D. Cả ngày và đêm

Lời giải:

Đáp án C

Bài 10 trang 77 SBT Sinh học 7

Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư là

A. sống vừa ở nước, vừa ở cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.

B. hô hấp bằng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.

C. là động vật biến nhiệt, sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 11 trang 77 SBT Sinh học 7

Vai trò của lưỡng cư đối với con người và tự nhiên là

A. tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.

B. tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi...

C. là thực phẩm, làm thuốc, là vật thí nghiệm trong sinh lí học, góp phần giữ cân bằng sinh thái.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 12 trang 78 SBT Sinh học 7

Bộ xương ếch có vai trò

A. tạo khung nâng đỡ cơ thể.

B. là nơi bám của các cơ giúp ếch di chuyển.

C. tạo khoang bảo vệ não, tuỷ và các nội quan.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 13 trang 78 SBT Sinh học 7

Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền (a, b, c...) vào cột C.

Lời giải:

Đáp án 1. c

2. a

3. d

4. b

Bài 14 trang 78 SBT Sinh học 7

Hãy xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống (Đ : đúng ; S : sai).

Lời giải:

Đáp án 1. Đ

2. S

3. Đ

4. Đ

5. S

6. S

7. Đ

8. Đ

9. Đ

10. S


Được cập nhật: hôm kia lúc 8:34:39 | Lượt xem: 632

Các bài học liên quan