Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Khái niệm Web tạo nội dung động trong PHP

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 24 tháng 10 2019 lúc 16:01:04


Mục lục
* * * * *

Nhận diện trình duyệt và nền tảng trong PHP

PHP tạo một số biến môi trường hữu ích, mà có thể được tìm thấy trong phpinfo.php, mà được sử dụng để thiết lập môi trường PHP.

Một trong những biến môi trường được thiết lập bởi PHP là HTTP_USER_AGENT mà nhận diện trình duyệt và hệ điều hành của người dùng.

PHP cung cấp hàm getenv() để truy cập giá trị của tất cả biến môi trường. Thông tin được chứa trong biến môi trường HTTP_USER_AGENT có thể được sử dụng để tạo nội dung động thích hợp với trình duyệt.

Dưới đây là ví dụ minh họa cách bạn có thể nhận diện một Client và hệ điều hành.

Ghi chú − Hàm preg_match() được thảo luận trong chương Regular Expression trong PHP.

<html>
   <body>
   
      <?php
         function getBrowser()
         { 
            $u_agent = $_SERVER['HTTP_USER_AGENT']; 
            $bname = 'Unknown';
            $platform = 'Unknown';
            $version= "";
            
            //Trước hết, chúng ta kiểm tra nền tảng platform
            if (preg_match('/linux/i', $u_agent)) {
               $platform = 'linux';
            }
            
            elseif (preg_match('/macintosh|mac os x/i', $u_agent)) {
               $platform = 'mac';
            }
            
            elseif (preg_match('/windows|win32/i', $u_agent)) {
               $platform = 'windows';
            }
            
            // Tiếp đó, lấy tên của User Agent
            if(preg_match('/MSIE/i',$u_agent) && !preg_match('/Opera/i',$u_agent))
            {
               $bname = 'Internet Explorer';
               $ub = "MSIE";
            }
            
            elseif(preg_match('/Firefox/i',$u_agent))
            {
               $bname = 'Mozilla Firefox';
               $ub = "Firefox";
            }
            
            elseif(preg_match('/Chrome/i',$u_agent))
            {
               $bname = 'Google Chrome';
               $ub = "Chrome";
            }
            
            elseif(preg_match('/Safari/i',$u_agent))
            {
               $bname = 'Apple Safari';
               $ub = "Safari";
            }
            
            elseif(preg_match('/Opera/i',$u_agent))
            {
               $bname = 'Opera';
               $ub = "Opera";
            }
            
            elseif(preg_match('/Netscape/i',$u_agent))
            {
               $bname = 'Netscape';
               $ub = "Netscape";
            }
            
            // Cuối cùng, lấy tên của version
            $known = array('Version', $ub, 'other');
            $pattern = '#(?<browser>' . join('|', $known) . ')[/ ]+(?<version>[0-9.|a-zA-Z.]*)#';
            
            if (!preg_match_all($pattern, $u_agent, $matches)) {
               // nếu không có so khớp nào, tiếp tục ...
            }
            
            
            $i = count($matches['browser']);
            
            if ($i != 1) {
               
               
               //kiểm tra xem version là trước hay sau
               if (strripos($u_agent,"Version") < strripos($u_agent,$ub)){
                  $version= $matches['version'][0];
               }
               else {
                  $version= $matches['version'][1];
               }
            }
            else {
               $version= $matches['version'][0];
            }
            
            
            if ($version==null || $version=="") {$version="?";}
            return array(
               'userAgent' => $u_agent,
               'name'      => $bname,
               'version'   => $version,
               'platform'  => $platform,
               'pattern'   => $pattern
            );
         }
         
         //hiển thị kết quả
         $ua=getBrowser();
         $yourbrowser= "Your browser: " . $ua['name'] . " " . $ua['version'] . " on " .$ua['platform'] . " reports: <br >" . $ua['userAgent'];
         
         print_r($yourbrowser);
      ?>
   
   </body>
</html>

Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:

PHP code trên sẽ cho kết quả sau trên máy tính của bạn. Kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào máy tính bạn đang sử dụng.

Hiển thị hình ảnh ngẫu nhiên trong PHP

Hàm rand() được sử dụng để tạo một số ngẫu nhiên. Hàm này có thể tạo các số bên trong một dãy đã cho. Bộ tạo số ngẫu nhiên nên được chọn lọc để ngăn chặn một mẫu chính quy của số sẽ được sinh ra. Điều này đạt được bằng cách sử dụng hàm srand(), nó xác định số chọn lọc như tham số của nó.

Ví dụ dưới đây minh họa cách bạn có thể hiển thị các ảnh khác nhau sau mỗi lần timeout trong 4 ảnh đã đưa ra.

<html>
   <body>
   
      <?php
         srand( microtime() * 1000000 );
         $num = rand( 1, 4 );
         
         switch( $num )
         {
            case 1: $hinh_anh = "../php/images/logo.png";
               break;
            
            case 2: $hinh_anh = "../php/images/php.jpg";
               break;
            
            case 3: $hinh_anh = "../php/images/logo.png";
               break;
            
            case 4: $hinh_anh = "../php/images/php.jpg";
               break;
         }
         echo "Hình ảnh ngẫu nhiên: <img src=$hinh_anh />";
      ?>
      
   </body>
</html>

Kết quả là:

Sử dụng HTML Form trong PHP

Điều quan trọng nhất cần chú ý khi làm việc với HTML Form và PHP là bất kỳ phần tử form nào trong một trang HTML sẽ là tự động có sẵn cho PHP script của bạn.

Bạn thử ví dụ sau bằng việc đặt source code trong test.php.

<?php
   if( $_POST["name"] || $_POST["age"] )
   {
      if (preg_match("/[^A-Za-z'-]/",$_POST['name'] ))
      {
         die ("Biến name không hợp lệ - nên là các chữ cái");
      }
      
      echo "Chào mừng ". $_POST['name']. "<br />";
      echo "Bạn ". $_POST['age']. " tuổi.";
      
      exit();
   }
?>
<html>
   <body>
   
      <form action="<?php $_PHP_SELF ?>" method="POST">
         Họ Tên: <input type="text" name="name" />
         Tuổi: <input type="text" name="age" />
         <input type="submit" />
      </form>
      
   </body>
</html>
  1. Biến mặc định trong PHP là $_PHP_SELF được sử dụng cho tên PHP script và khi bạn nhấn vào nút Submit, thì PHP script giống như vậy sẽ được gọi và trả về kết quả:
  2. Phương thức POST được sử dụng để gửi dữ liệu người dùng tới Server script. Có hai phương thức để gửi dữ liệu tới Server script, và sẽ được thảo luận trong chương Phương thức GET & POST trong PHP.

Chuyển hướng trình duyệt trong PHP

Hàm header() của PHP cung cấp các HTTP header thô cho trình duyệt và có thể được sử dụng để chuyển hướng nó qua một địa chỉ khác. Script chuyển hướng nên được đặt ở đỉnh của trang để ngăn chặn việc tải bất kì phần khác nào của trang.

Mục tiêu được xác định bởi Location: header như một tham số cho hàm header(). Sau khi gọi hàm này, hàm exit() có thể được sử dụng để ngăn chặn việc parse phần còn lại của code.

Ví dụ sau minh họa cách chuyển hướng một yêu cầu trình duyệt qua một trang web khác. Thử ví dụ bằng việc đặt source code vào test.php script.

<?php
   if( $_POST["location"] )
   {
      $location = $_POST["location"];
      header( "Location:$location" );
      
      exit();
   }
?>
<html>
   <body>
   
      <p>Chọn một trang để truy cập:</p>
      
      <form action="<?php $_SERVER['PHP_SELF'] ?>" method="POST">
         <select name="location">.
         
            <option value="https://vietjack.com">
               vietjack.com
            </option>
         
            <option value="http://www.google.com">
               Google Search Page
            </option>
         
         </select>
         <input type="submit" />
      </form>
      
   </body>
</html>

Hiển thị hộp thoại "File Download" trong PHP

Đôi khi bạn muốn cung cấp một tùy chọn ở đó khi người dùng click vào một link, nó sẽ bật ra hộp thoại "File Download" tới người dùng thay vì hiển thị nội dung trực tiếp. Điều này rất đơn giản và bạn sẽ thực hiện được thông qua HTTP header.

HTTP header sẽ khác với header thực sự, ở đó chúng ta gửi Content-Type dạng như text/html\n\n. Trong trường hợp này, kiểu nội dung sẽ là application/octet-stream và tên file thực sự sẽ được nối kết cùng với nó.

Ví dụ, nếu bạn muốn tạo một Filename có thể tải về từ link đã cho, thì cú pháp sẽ như sau.

#!/usr/bin/perl

# phần HTTP Header
print "Content-Type:application/octet-stream; name=\"FileName\"\r\n";
print "Content-Disposition: attachment; filename=\"FileName\"\r\n\n";

# Nội dung thực sự của file
open( FILE, "<FileName" );

while(read(FILE, $buffer, 100) )
{
   print("$buffer");
}

Được cập nhật: 20 giờ trước (4:19:43) | Lượt xem: 543