Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 12

e1f365b98a154c48a6463b87115fc3d6
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 23:58:12 | Được cập nhật: 3 tháng 5 lúc 13:27:50 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 734 | Lượt Download: 14 | File size: 0.175104 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

VỢ CHỒNG A PHỦ

Tài liệu hướng dẫn HS K12 ôn tập Môn Ngữ Văn

TÀI LIỆU ÔN TẬP DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 12

A. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản

I. Khái niêm văn bản

- Là sản phẩm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (lời nói, bài viết, một câu, một đoạn trích, bài thơ…)

- Khi đọc văn bản cần chú ý đến: đề tài, mục đích, đối tượng hướng tới, nội dung thông tin sự kiện, thể thức cấu tạo văn bản, quy tắc , phong cách ngôn ngữ… được vận dụng trong văn bản.

II. Cách phân loại văn bản

1. Theo phương thức biểu đạt

miêu tả; tự sự, biểu cảm; nghị luận; thuyết minh, điều hành.

2. Theo phong cách ngôn ngữ

  • PCNN sinh hoạt (tính cụ thể, tính cá thể, tính cảm xúc)

  • PCNN nghệ thuật (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa)

  • PCNN báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn)

  • PCNN chính luận (tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm)

  • PCNN khoa học (tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí logic, tính khách quan phi cá thể)

  • PCNN hành chính (tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ)

III. Xác định thể thơ theo tiếng và luật thơ

* Thơ đường luật

+ Số câu trong bài: bốn câu (tứ tuyệt), tám câu (bát cú)

+ Số chữ trong câu: năm chữ (ngũ ngôn); bảy chữ (thất ngôn)

* Thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, hát nói)

* Thơ tự do: không hạn định về số chữ số câu, gieo vần chân, liền hoặc cách

IV. Tìm nội dung chính của văn bản

Văn bản viết về đề tài gì? vấn đề gì? đề tài đó được thể hiện như thế nào? Thông điêp tác giả muốn gửi gắm là gì?…

V. Đặt tên cho văn bản

Tương ứng với nội dung văn bản

VI. Các phép liên kết

- Liên kết nội dung: Các câu cùng hướng về đề tài, làm rõ chủ đề, tư tưởng của văn bản.

- Liên kết về hình thức : Phép nối; Phép thế; Phép lặp; Phép đồng nghĩa/trái nghĩa; Phép liên tưởng

VI. Cách trình bày đoạn văn

Diễn dịch; Quy nạp; Tổng-phân-hợp; Song hành; Móc xích

VII. Dạng câu hỏi về tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả qua văn bản. + Yêu quý trân trọng, ngợi ca, tự hào, đồng tình…

+ Cảm thông, chia sẻ, xót thương…

+ Không đồng tình, phê phán, bác bỏ…

+ Lên án tố cáo gay gắt

+ Bức xúc, lo ngại trăn trở…

VIII. Các biện pháp tu từ

1. Các biện pháp tu từ: (Cần gọi tên, chỉ chỗ cụ thể)

* Tu từ từ vựng: So sánh; Ẩn dụ; Hoán dụ; Điệp ngữ; Nhân hóa; Nói quá; Nói giảm; Nói tránh; Chơi chữ…

* Tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc cú pháp; Liệt kê; Chêm xen

2. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ (về nội dung và nghệ thuật)

IX. Các thao tác lập luận

+ TTLL phân tích: chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố để xem xét…

+ TTLL giải thích: làm rõ ý nghĩa sự vật, hiện tượng, ý kiến.

+ TTLLchứng minh: đưa cứ liệu, dẫn chứng xác đáng làm sáng tỏ vấn đề

+ TTLL so sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng chỉ ra nét giống hoặc khác làm nổi bật đối tượng

+TTLL bác bỏ: phê phán, phủ định, ý kiến, quan điểm nào đó…

+TTLL bình luận: bàn bạc và đánh giá sự đúng sai, hay dở, lợi hại của, ý kiến, vấn đề…

(Lưu ý xác định TTLL chính và TTLL phụ trợ tùy yêu cầu).

X. Dạng câu hỏi trình bày quan điểm cá nhân

- Thể hiện quan điểm (Có thể đồng tình; không đồng tình; hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình).

- Lí giải quan điểm

XI. Dạng viết cảm nhận, nêu suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

- Tạo thành một đoạn (khoảng 5 7 dòng)

-Dựa theo ý văn bản nhưng phải diễn đạt bằng lời văn của mình.

-Thể hiện suy nghĩ tình cảm đúng chuẩn mực, phù hợp với đạo đức và pháp luật

XII. Tìm câu chủ đề

Câu chủ đề thường nằm đầu đoạn (đôi khi nằm cuối, hoặc giữa), thể hiện nội dung chính, các câu còn lại xoay quanh làm rõ chủ đề được nói tới.

LUYỆN ĐỀ

Đề 1: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu hỏi:

 Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,..Những việc làm mang nội dung đạo đức tốt đẹp của người thanh niên mới như thế rất đáng biểu dương, khuyến khích.

Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá.Đó cũng là một thái độ đúng đắn của thanh niên đối với nhân dân, của cá nhân đối với tập thể.

Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình.Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được? 

(Trích Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên,Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)

Câu 1: Văn bản đề cập đến nội dung gì?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt

Câu 3: Theo tác giả, trên con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thanh niên cần làm gì? Câu 4: Theo anh/ chị thanh niên trong thời đại ngày nay cần có thêm những phẩm chất gì? ( trả lời từ 5 đến 7 dòng)

Hướng dẫn

Câu 1: Những phẩm chất đáng biểu dương của thanh niên để tạo dựng lòng tin yêu của nhân dân và gia đình. Câu 2:  Phương thức biểu đạt nghị luận

Câu 3:Thanh niên cần yêu mến nhân dân, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân trong mọi hoàn cảnh; thanh niên phải gương mẫu, khiêm tốn, thật thà; phải biết chia sẻ với người thân trong gia đình. Câu 4: Học sinh trình bàytheo suy nghĩ của bản thân. Sau đây là 1 số gợi ý : - Sống có lí tưởng - Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Yêu nước, yêu gia đình - Dũng cảm kiên cường, dám đấu tranh chống tiêu cực - Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức, thanh niên cần rèn luyện sức khoẻ , kĩ năng sống, thích ứng với hoàn cảnh đất nước trong thời hội nhập ,…

Đề 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…?” Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”

(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17, 18)

Câu 1: Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”?

Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Hướng dẫn

Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2: Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Câu 3:

- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta có đủ động lực và sức mạnh để tiếp cận và nắm bắt thế giới.

- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta tiến xa khỏi vị trí mà mình đang đứng để “vươn ra biển lớn”.

Câu 4:

Học sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau tùy theo cách suy nghĩ, nhìn nhận riêng, miễn sao những thông điệp đó đảm bảo tính tư tưởng (tích cực và hợp lý) và lí giải được vì sao thông điệp đó lại có ý nghĩa. Có thể: quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bản thân….

Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em Hạnh phúc ở trong những điều giản dị Trong ngày, trong đêm Đừng than phiền cuộc sống tẻ nhạt nhé em Hạnh phúc ngay cả khi em khóc Bởi trái tim buồn là trái tim vui Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm Là tiếng xe về mỗi chiều của bố Cả nhà quay quần trong căn phòng nhỏ Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho Là ngọn đèn soi tương lai em sáng Là điểm 10 mỗi khi lên bảng Là ánh mắt một người lạ như quen Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em Tuổi 18 còn khờ khạo lắm Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường” ( “Hạnh phúc”-Thanh Huyền)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Xác định một số biện pháp tu từ của văn bản trên? Câu 3: Thanh Huyền quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan niệm ấy được thể hiện cụ thể ở những hình ảnh, từ ngữ nào? Câu 4: Anh chị suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình?

Hướng dẫn

Câu1: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng: phép điệp và phép so sánh

Câu 3:

- Thanh Huyền quan niệm hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, gần gũi.

- Hạnh phúc được biểu hiện cụ thể qua hình ảnh, từ ngữ như “ tiếng xe về mỗi chiều của bố”,“Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ”, “Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no” “khi đêm về không có tiếng mẹ ho”, “Là ngọn đèn soi tương lai em sáng”, “ điểm 10 mỗi khi lên bảng”, “Là ánh mắt một người lạ như quen”, “Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên”.

Câu 4: Tác giả nhắn nhủ em bằng tình cảm chân thành và tình yêu thương của người chị dành cho em, hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, hãy biết trân trọng nó. Hạnh phúc trong cuộc sống chính là từ bản thân mỗi chúng ta xây dựng nên. Không tô thắm màu hồng của hạnh phúc mà chắt chiu nó bằng những điều đơn giản, đời thường. Biết trân trọng hạnh phúc chắc chắn hạnh phúc sẽ mỉm cười với mỗi chúng ta. Bên cạnh đó vẫn có những người luôn ảo tưởng về những hạnh phúc xa xôi, không thực tế vì vậy rất dễ rơi vào cảm giác bất hạnh. Mỗi chúng ta hãy trân trọng hạnh phúc của mình trong những điều giản dị nhất.

B. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội

Bước 1. Đọc kỹ đề

  • Theo như đề thi mẫu – phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 từ. Trước hết phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 từ họ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống.

  • Nên viết đoạn theo cấu trúc Tổng – Phân – Hợp để đủ ý và rõ ràng.

Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao)

Bước 3. Xây dựng thân đoạn

  • Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)

  • Bàn luận:

+ Đặt ra các câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)

+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

Bước 4. Viết kết đoạn

Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)

LƯU Ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.

LUYỆN ĐỀ

Đề 1: Anh chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong công việc và cuộc sống.

Hướng dẫn

- Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, mỗi cá nhân hiểu được thế nào là tinh thần trách nhiệm: Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ hay đùn đẩy cho người khác

-Ý nghĩa: Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng:

+ Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện và phát triển bản thân. Với tinh thần trách nhiệm con người sẽ tự nguyện chấp nhận những vất vả, vượt qua những gian khổ để hoàn thành công việc của mình.

+ Luôn có ý thức tìm tòi nâng cao hiệu quả công việc góp phần vào sự phát triển chung. Tinh thần trách nhiệm giúp con người có thể hòa nhập trong cuộc sống và hợp tác trong công việc.

+Nhờ có phẩm chất này, ta có thể nhận được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn.

- Học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng

Đề 2: anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của niềm đam mê trong cuộc sống.

Hướng dẫn

- “Đam mê” là gì? Niềm đam mê là sở thích ở mức độ cao và khát khao đạt được mục đích mà mình theo đuổi. Những miềm đam mê tích cực luôn cần thiết cho tất cả chúng ta.

- Ý nghĩa của niềm đam mê?

+ Con người không có đam mê sẽ mất đi nỗ lực để chinh phục những đỉnh cao.

+ Không có đam mê, con người sẽ đánh mất động lực để hoàn thành sở nguyện của bản thân.

- Bài học cho bản thân:

+ Biết nuôi dưỡng đam mê lành mạnh và theo đuổi đam mê đến cùng.

+ Sống cần phải có đam mê mới có cống hiến cho đời.

Đề 3: Anh chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về hạnh phúc.

Hướng dẫn

- Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng, hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.

- HS trình bày những quan điểm riêng của mình về hạnh phúc

- HS nêu phương hướng rèn luyện để có được hạnh phúc

C. Hệ thống kiến thức và kĩ năng làm bài nghị luận văn học

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích- Tô Hoài)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1 Nhà văn Tô Hoài ( 1920- 2014)

- Trước CM, Tô Hoài là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực, những sáng tác của TH phần lớn thiên về diễn tả sự thật của đời thường.

- Sau CM, Tô Hoài trở thành nhà văn CM, có những trang viết phong phú về nhiều vùng của đất nước, trở thành nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại VN.

- Đặc điểm nghệ thuật: là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

2. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

a. Hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề:

- Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ trong chuyến đi theo bộ đội lên giải phóng Tây bắc năm 1952. truyện được in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt nam 1954-1955.

- Phản ánh cuộc sống tối tăm cực nhục của người dân lao động Tây Bắc và khẳng định con đường tất yếu vùng lên đấu tranh tự giải phóng của họ.

b. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

* Giá trị nội dung:

+ Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống tối tăm cực nhục của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức nặng nề của giai cấp PK thống trị miền núi; ghi lại những nét phong tục tập quán của vùng cao Tây bắc.

+ Giá trị nhân đạo:

- Cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh, bị đày đọa của người dân lao động miền núi, lên án, tố cáo thế lực PK bạo tàn vùi dập, chà đạp con người.

- Trân trong khát vọng sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc và đồng tình,cổ vũ tinh thần đấu tranh tự giải phóng của những con người lao động nơi đây.

* Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình, gợi cảm.

- Ngòi bút miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

- Nghệ thuật trần thuật và xây dựng đối thoại sinh động. hấp dẫn.

II. LUYỆN ĐỀ

Đề 1: "Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn bay lửng lơ ngoài đường:

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi.....

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rời tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa giắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói, A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lất thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe theo tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cực được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

(...)

Cả đêm ấy, Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn, tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng sáng rồi không biết sáng từ bao giờ."

(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; SGK 12 Tr. 7-8)

Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị thể hiện trong đoạn văn trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về nghệ thuật phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài trong thiên truyện.

Hướng dẫn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn và nhân vật Mị

2. Triển khai các luận điểm:

+ LĐ1: Khái quát chung về nhân vật (gắn với cốt truyện)

+ LĐ2: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị:

- Khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình vào đêm xuân: đang sống về ngày trước..., phơi phới trở lại, đột nhiên vui sướng, vẫn còn trẻ, muốn đi chơi..., chuẩn bị đi chơi...

- Khi bị A Sử trói vào cột: không biết mình bị trói, vùng bước đi, thổn thức, nồng nàn tha thiết nhớ....

à Qua diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị, người đọc thấy được khát vọng sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt trong Mị, dù bị vùi dập phũ phàng đến bao nhiêu vẫn không tắt, vẫn chỉ chờ cơ hội là bùng phát..

+ LĐ3: Bình luận ngắn gọn về nghệ thuật của Tô Hoài

- Diễn biến tâm lí và hành động ở Mị rất hợp lí, logic, phù hợp với tính cách và quy luật khách quan.

- Nhà văn vừa thể hiện sự trải nghiệm, vừa thể hiện tinh tế, yêu thương, trân trọng nhân vật, dõi theo từng thay đổi ở tâm lí nhân vật đẩ phát hiện và khẳng định sức sống, khát vọng sống ở nhân vật, bày tỏ thái độ đồng tình, cỗ vũ sức sống, khát vọng sống ấy.

3. Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật của nhà văn

Đề 2: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã 2 lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.” và trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ…. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”.

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.

Hướng dẫn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị gắn với sức sống của nhân vật

2. Triển khai các luận điểm:

+ LĐ1: Khái quát chung về nhân vật (gắn với cốt truyện)

+ LĐ2: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong 2 lần miêu tả:

- Trong đêm tình mùa xuân: Tiếng sáo được miêu tả ban đầu là tác nhân bên ngoài, giờ đã thâm nhập vào bên trong tâm hồn của Mị, nó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn những khát khao của tuổi thanh xuân: Mị muốn đi chơi, sắp đi chơi, quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa treo trong vách…

- Trong đêm mùa đông: Đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ, Mị nhận thức tội ác của cha con thống lí và thương xót cho A Phủ. Chiến thắng nỗi sợ hãi, Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và chạy theo anh.

+ LĐ3: Nhận xét về sự khác biệt trong hai lần miêu tả:

- Lần thứ nhất: với hành động chuẩn bị đi chơi xuân, bản thân Mị chỉ định giải thoát cho mình trong chốc lát à Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của khát khao tình yêu, khát vọng hạnh phúc. Và sự trỗi dậy trong chốc lát đó không làm thay đổi được số phận của Mị.

- Ở lần thứ hai: với hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ và chạy theo anh, Mị đã giải thoát hoàn toàn cuộc đời mình khỏi sự ràng buộc của cả thần quyền và cường quyền. Đó là sự trỗi dậy một cách quyết liệt của khát vọng sống, khát vọng tự do, từ đó tạo nên một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn lao cho cuộc đời của Mị.

à Miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi trói cho A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng, kì diệu trong mỗi con người lao động nghèo khổ miền núi, đồng thơi thể hiện sự tin tưởng vào khả năng đổi đời của họ; qua đó cũng thể hiện tài năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của tác giả.

3. Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật của nhà văn

Đề 3: Có ý kiến cho rằng: “Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ của Tô Hoài không chỉ sâu sắc mà còn rất mới mẻ”. Anh/chị hãy phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ để làm rõ ý kiến trên.

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm gắn với giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2. * Nội dung:

- Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn chương nói chung: Giá trị nhân đạo là một trong những giá trị cơ bản của các tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với những nỗi đau của con người, qua đó tố cáo thế lực bạo tàn đã chà đapk lên cuộc sống con người. Đồng thời thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

- Vợ chồng A phủ mang giá trị nhân đạo sâu sắc:

+ Tác giả thể hiện nỗi xót thương đối với số phận bất hạnh của những người dân lao động miền núi.

+ Lên án thế lực phong kiến miền núi vùi dập, chà đạp con người, không cho con người được sống hạnh phúc.

+ Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người dân lao động miền núi Tây Bắc.

- Vợ chồng A Phủ mang giá trị nhân đạo mới mẻ: Tô Hoài đã vạch ra con đường tự giải phóng cho nhân vật của mình, giúp họ nhìn thấy con đường tươi sáng, đi tới hạnh phúc, đó chính là con đường cách mạng.

* Nghệ thuật: ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình, gợi cảm, ngòi bút miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, nghệ thuật trần thuật và xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn.

3. Đánh giá chung về giá trị tác phẩm

VỢ NHẶT

(Trích- Kim Lân)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1 Nhà văn Kim Lân ( 1920-2007)

- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, rất gắn bó và am tường về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, viết rất thành công về vùng đất này.

- Thế giới nghệ thuật của KL tập trung vào khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

2. Truyện ngắn Vợ nhặt

a. Hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề:

- Hoàn cảnh sáng tác: Ngay sau CM tháng Tám thành công, KL viết tiểu thuyết Xóm ngụ cư nhưng còn dở dang và bị lạc mất bản thảo. Sau khi Hòa bình lập lại (1954), nhà văn dựa vào một chương của cốt truyện cũ, sáng tác nên truyện ngắn Vợ nhặt. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí – XB 1962.

- Tư tưởng chủ đề: Thông qua tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, tác phẩm đã đanh thép tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít. Đồng thời phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

b. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt

- Về nội dung, nhan đề Vợ nhặt gợi ra hoàn cảnh, thân phận tủi nhục của nhân vật chính do đó thấm đẫm chất nhân văn.

- Về nghệ thuật, nhan đề thiên truyện gợi ra một tình huống đặc biệt éo le, gợi trí tò mò và hấp dẫn người đọc.

c. Nhận xét Tình huống truyện của truyện ngắn

- Tình huống truyện: Tràng, một thanh niên nghèo khổ, xấu trai, dở người, ế vợ, là dân xóm ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò thuê, bỗng nhiên “nhặt” được vợ một cách dễ dàng chỉ nhờ vào bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa giữa lúc nạn đói năm 1945 diễn ra căng thẳng nhất.

- Nhận xét giá trị của tình huống truyện: đây là một tình huống truyện đặc biệt éo le, bi thảm, là đầu mối cho sự phát triển của truyện và chi phối toàn bộ diễn biến hành động và tâm lí của các nhân vật có liên quan, đồng thời giúp nhà văn khắc họa và tô đậm tư tưởng chủ đề của thiên truyện..

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

* Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực: phản ánh tình cảnh khốn khổ, bi thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945

- Giá trị nhân đạo: thể hiện, ngợi ca bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân: ngay trên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình, thương yêu đùm bọc lẫn nhau và tin tưởng vào ngày mai.

* Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo.

- Cách kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mà hóm hỉnh, sinh động.

- Miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đối thoại khá chân thực.

II. LUYỆN ĐỀ

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà theo Tràng về làm “vợ nhặt” trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân. Từ đó liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được tấm lòng của hai nhà văn đối với người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.

Hướng dẫn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật cô “vợ nhặt”.

2. Triển khai các luận điểm:

LĐ1: Cảm nhận về nhân vật cô “vợ nhặt”

Ý 1: Khái quát chung về nhân vật (gắn với cốt truyện)

Ý 2: Hình ảnh cô “vợ nhặt” trong thiên truyện:

* Cảnh ngộ: không gia đình, người thân, quê quán, không có việc làm, không có ăn, sắp chết vì đói

* Tính cách:

+ Chiều hôm trước:

- Chủ động tìm gặp Tràng, trơ trẽn gợi ý để được mời ăn, liều lĩnh theo không về làm “vợ nhặt” (d/c)

- Trên đường theo Tràng về: Xấu hổ, không muốn mọi người nhìn mình (d/c)

- Khi đối diện với gia cảnh nhà Tràng và bà cụ Tứ: Chấp nhận gia cảnh khốn khó, giữ lễ nghĩa, phép tắc với mẹ Tràng (d/c)

à Người phụ nữ ham sống, có ý thức về phẩm giá, hiểu biết phép tắc, lễ nghĩa nhưng bị đẩy vào đường cùng, phải từ bỏ danh dự, sĩ diện để được ăn, được sống.

+ Sáng hôm sau

- Dậy sớm dọn dẹp nhà cửa (d/c)

- Điềm tĩnh chấp nhận cảnh đói khát (d/c)

- Mang thông tin về Việt Minh cho Tràng (d/c)

à Người phụ nữ đảm đang, hiền hậu, đúng mực, vượt qua cái đói, cái chết để có một gia đình, hướng tới ngày mai

Ý 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, bi thảm để tự bộc lộ tính cách

- Chi tiết, hình ảnh chọn lọc, nhân vật chủ yếu được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động.

- Ngôn ngữ miêu tả giản dị, mộc mạc, hóm hỉnh, sinh động và đậm sắc thái nông thôn Bắc bộ.

LĐ2: Liên hệ với nhân vật Thị Nở

Ý 1: Hình ảnh nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo

- Người đàn bà xấu xí, dở hơi, nghèo khổ, ế chồng, thuộc hạng “dưới đáy” của làng Vũ Đại

- Mong muốn lập gia đình với con “quỷ dữ” Chí Phèo nhưng không vượt qua được định kiến, đành rời bỏ Chí trở về với bà cô, mang nỗi lo lắng về khả năng phải vứt bỏ Chí Phèo con nơi cái lò gạch cũ.

Ý 2: So sánh hai nhân vật

- Điểm chung: Đều là những người phụ nữ nông dân nghèo khổ, xấu xí, bị coi rẻ trong xã hội cũ nhưng vẫn khát khao được sống, khát khao có mái ấm gia đình.

- Điểm khác: Thị Nở rời bỏ Chí, trở về với làng Vũ Đại trong cảnh ngộ bế tắc, tuyệt vọng. Cô “vợ nhặt” đang phải đối diện với cái đói, cái chết nhưng cuộc đời chị vẫn le lói ánh sáng, được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của gia đình bà cụ Tứ, vẫn hi vọng sống sót để có một tổ ấm, cùng chồng “sinh con đẻ cái”, hi vọng đổi đời.

à Điểm tương đồng và khác biệt ở hai nhân vật cho người đọc hình dung được sự gặp gỡ trong tấm lòng của hai cây bút xuất sắc ở nông thôn Bắc bộ: Đó là nỗi xót xa, thương cảm trước bất hạnh của người phụ nữ, thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp của họ, lên tiếng bênh vực và đòi quyền sống cho họ. Chính điều này làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho hai thiên truyện.

3. Đánh giá chung về nhân vật.

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó, bày tỏ cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống.

Hướng dẫn

1. MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

2. TB:

Ý 1: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ

* Nội dung:

- Cảnh ngộ: là người đàn bà nông dân nghèo khổ, góa chồng, không có khả năng cưới vợ cho con đáng thương.

- Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:

+ Khi con trai đưa vợ về: ngạc nhiên, không dám tin, hiểu ra cơ sự và tủi thân, thương mình, thương con trai, thương luôn người đàn bà xa lạ, tâm trạng vừa mừng vừa tủi, vừa lo lắng, cố giấu nỗi lo, chấp nhận con dâu, bảo ban các con làm ăn, tin tưởng vào tương lai.

+ Sáng hôm sau: khuôn mặt rạng rỡ, chuẩn bị bữa ăn sáng, giẫy cỏ, quét dọn cùng con dâu, trong bữa ăn nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này.

 Bà là người mẹ thương con, nhân hậu, từng trải và lạc quan, không mất niềm tin vào cuộc sống…

* Nghệ thuật: Đặt nhân vật vào tình huống éo le để vẻ đẹp được thử thách và bộc lộ, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn.

Ý 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của tình mẫu tử

- Mẹ là người đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ, dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.

- Đây là tình cảm thiêng liêng, không gì có thể so sánh được.

- Bài học cho bản thân: cần phải có những hành động thiết thực để đáp lại tình yêu vô bờ bến của mẹ.

3. Đánh giá chung

Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Hướng dẫn

MB:

- Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nong thôn, hình tượng người nông dân lao động.

Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945, nhân vật Tràng là hình tượng đại diện cho số phận và phẩm chất của những người nông dân giai đoạn này.

TB:

1. Hoàn cảnh

- Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị coi thường, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, ...

- Hoàn cảnh bản thân: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, ...

à Hoàn cảnh đáng thương

2. Tâm trạng và hành động

a. Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ

- Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

- Lần gặp 2:

    + Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.

    + Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

    + Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

b. Trên đường về:

    + Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”, ... Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.

    + Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa à trân trọng cuộc hôn nhân này.

c. Khi về đến nhà:

    + Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

    + Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

    + Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

    + Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

d. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

    + Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, ...), Tràng nhận ra vai trì và vị trí của người đan bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

    + Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự thay đổi này, nhà văn ca ngợi tình yêu thương, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc lẫn nhau; khát khao, trân trọng hạnh phúc gia đình; niềm tin vào cuộc sống của người nông dân

KB:

- Khái quát giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

RỪNG XÀ NU

Nguyễn Trung Thành

:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1 Nhà văn Nguyễn Trung Thành

- Là nhà văn quân đội, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp, có mặt ở Tây Nguyên, trong cả hai cuộc k/c chống Pháp và Mĩ..

- Sự gắn bó, hiểu biết và lòng yêu mến đối với thiên nhiên và con người Tây Nguyên là cơ sở khiến cho Nguyễn Trung Thành trở thành người đầu tiên và là người góp công sức nhất trong việc đưa văn chương hiện đại tìm đến Tây Nguyên và đem Tây Nguyên về với văn chương hiện đại.

- Văn chương của NTT đạt tới tầm vóc của những khúc sử thi hào hùng và mang rất nhiều vẻ đẹp trữ tình lãng mạn.

2. Truyện ngắn Rừng xà -nu

a. Hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề:

- Hoàn cảnh sáng tác: NTT viết Rừng xà-nu vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam Việt nam. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”

- Tư tưởng chủ đề: Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà-nu bạt ngàn, xanh bật tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách gì khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

b. Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn:

- Giá trị nội dung:

+ Ngợi ca sức sống bất khuất và bất diệt của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cưu nước.

+ Khẳng định sự lựa chọn tất yếu của dân tộc ta trong cuộc chiến không cân sức chống kẻ thù xâm lược “ chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”

- Giá trị nghệ thuật:

+ Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, ngôn ngữ vừa trang nghiêm, vừa hào hùng.

+ Thiên truyện giàu âm hưởng sử thi từ chủ đề, h/tượng nhân vật đến chi tiết miêu tả

II. LUYỆN ĐỀ

Đề: Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều chi tiết nói về phản ứng tâm lí và hành động của Tnú vào cái đêm thằng Dục dẫn lính về làng Xô Man. Miêu tả tâm lí và hành động Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết, nhà văn viết:

"Một tiếng hét dữ dội. Tnú nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai".

Miêu tả tâm lí và hành động của Tnú khi bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay, nhà văn viết:

"Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van…". Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!"

Phân tích nhân vật Tnú trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, nhận xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật.

Hướng dẫn

1. MB: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành và truyện Rừng xà nu.

- Nêu vấn đề cần nghị luận:Tâm lí và hành động của Tnú trong 2 lần được miêu tả thể hiện sự chuyển biến của người chiến sĩ cách mạng anh hùng.

2.TB:

1/ Khái quát về tác phẩm, nhân vật Tnú

- Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện.

- Khái quát về hoàn cảnh dẫn đến phản ứng tâm lí và hành động của nhân vật Tnú.

2/ Phân tích nội dung, nghệ thuật thể hiện tâm lí và hành động của Tnú ở 2 đoạn văn:

a. Về nội dung:

a.1. Phân tích tâm lí và hành động của Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết

- Hoàn cảnh cụ thể:

+ Dân làng chưa sẵn sàng để chống lại bọn thằng Dục. Cụ Mết và Tnú cùng thanh niên trong làng đang phải vào rừng lẩn trốn;

+ Tnú chứng kiến cảnh Mai và con bị bọn lính đánh đến chết.

-Tâm lí và hành động của nhân vật Tnú:

+ Tnú kêu lên đau đớn;

+ Tnú lao ra cứu vợ và con nhưng Mai và đứa con đã chết. Tnú bị bắt trói vào gốc cây xà nu.

-Ý nghĩa:

+ Thể hiện nỗi đau mất mát không thể kìm nén;

+ Thể hiện hành động mang tính tự phát và đơn độc của Tnú khi dân làng chưa sẵn sàng để hành động chống lại kẻ thù.

a.2. Phân tích tâm lí và hành động của Tnú khi bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay

- Hoàn cảnh cụ thể: Sau cái chết của Mai và con, Tnú bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay.

-Tâm lí và hành động của nhân vật Tnú:

+ Không thấy lửa ở mười đầu ngón tay;

+ Cắn nát cả môi, cảm thấy mặn chát ở đầu lưỡi;

+ Nhớ đến lời anh Quyết;

+ Tnú không kêu van;

+ Tnú cảm thấy lửa cháy cả ruột đây rồi.

-Ý nghĩa:

+ Thể hiện nỗi đau tột cùng và sự kìm nén của Tnú;

+ Thể hiện sự vận động của nỗi đau thành nỗi căm thù;

+ Thể hiện ý chí của người cộng sản đã trưởng thành trong nhận thức cách mạng và lí tưởng đấu tranh.

b. Về nghệ thuật:

-Tác giả đã sáng tạo được nhiều chi tiết giàu ý nghĩa tượng trưng lời văn trau chuốt giàu hình ảnh, giọng điệu ngợi ca, tự hào…

- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống đau đớn, nghiệt ngã để bộc lộ tính cách, tậm trạng hợp lí, xúc động.

3/ Nhận xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật Tnú.

- Qua hai lần miêu tả, tác giả đều thể hiện những nỗi đau, những bi kịch cuộc đời và phẩm chất anh hùng, lòng gan dạ, dũng cảm, yêu thương và căm thù trong tâm hồn Tnú - người chiến sĩ cách mạng;

- Qua hai lần miêu tả, nhân vật Tnú có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động: biến nỗi đau thành sức mạnh và lòng căm thù, báo hiệu về hành động trả thù quật khởi. Đó chính là tính cách và phẩm chất anh hùng cách mạng của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .

3.KB:

- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của nhân vật Tnú qua hai lần miêu tả

- Rút ra bài học cuộc sống từ nhân vật Tnú ( sống yêu thương và căm thù; sống có lí tưởng, không đầu hàng hoàn cảnh…)

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

(Trích- Nguyễn Thi)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Nhà văn Nguyễn Thi (1928-1968)

- Là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam bộ, đã thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Nhân vật tiêu biểu của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng.

- Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, có khả năng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, phân tích và diễn tả chính xác những quá trình tâm lí tinh vi của con người. Ngôn ngữ Nguyễn Thi phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

2. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.

a. Hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề:

- Hoàn cảnh sáng tác: NT viết Những đứa con trong gia đình ngay tại chiến trường Nam bộ trong những ngày chiến đấu ác liệt chống đế quốc Mĩ (tháng 2-1966). Tác phẩm được in trong tập “Truyện và kí Nguyễn Thi”- 1978

- Tư tưởng chủ đề: Thông qua câu chuyện của những đứa con trong một gia đình cách mạng, tác phẩm khẳng định: Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt nam, dân tộc Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

b. Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn:

- Giá trị nội dung:

+ Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương..

+ Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt nam, dân tộc Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Giá trị nghệ thuật:

+ Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật.

+ Khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo.

+ Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam bộ.

II. LUYỆN ĐỀ

Đề: Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Hướng dẫn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

2. * Nội dung:

Ý 1: Khái quát về nhân vật: Việt được sinh ra trong một gia đình Nam Bộ giàu truyền thống, lần đầu ra trận bị thương, bị lạc đơn vị, câu chuyện về 2 chị em và gia đình được kể lại qua hồi ức của Việt.

Ý 2: Vẻ đẹp của nhân vật

- Rất hồn nhiên, trẻ con, hiếu động và hiếu thắng (d/c)

- Rất giàu tình cảm: Yêu thương tất cả mọi người trong gia đình, yêu thương đồng đội.(d/c)

- Căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm, kiên cường trước kẻ thù.(d/c)

Ý 3: Nghệ thuật:

- Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để làm nổi bật tính cách, phẩm chất.

- Phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật có chiều sâu

- Ngôn ngữ mộc mạc, đậm sắc thái Nam Bộ.

3. Đánh giá chung về nhân vật

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích kịch của Lưu Quang Vũ)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1: Tác giả Lưu Quang Vũ (1948- 1988)

- Là một tài năng nhiều mặt: viết văn, làm thơ, viết tiểu luận phê bình văn học, soạn kịch. Về lĩnh vực kịch Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những nhà soạn kịch xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Là một trong những cây bút tiên phong trong công cuộc tìm tòi và đổi mới văn học.

- Các sáng tác của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn lịch sử phản chiếu vào những trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống của ông.

2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt:

a. Nguồn gốc cốt truyện vở kịch? Chỉ rõ điểm khác biệt của Lưu Quang Vũ với cốt truyện dân gian.

- Nguồn gốc cốt truyện kịch:

+ Lưu Quang Vũ viết kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” năm1981, đến năm1984 thì ra mắt công chúng.

+Vở kịch dựa trên một câu chuyện dân gian nhưng có những thay đổi khá cơ bản.

- Khác biệt:

+ Trong truyện dân gian nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường hạnh phúc khi được nhập hồn vào xác anh hàng thịt. Ngắn gọn và đơn giản, truyện dân gian mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng nhưng chỉ đề cao linh hồn, tuyệt đối hoá linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn.

+ Vở kịch của Lưu Quang Vũ tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nổi đau khổ giày vò ở Trương Ba khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới: sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.

b. Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

* Nội dung:

Qua đoạn trích, LQV muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vương tới những giá trị tinh thần cao quý.

* Nghệ thuật:

- Xây dựng đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí, độc thoại nội tâm đặc sắc.

- Ngôn ngữ kịch âm vang nhiều giọng điệu.

- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch.

II. LUYỆN ĐỀ

ĐỀ: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, có một lời thoại quan trọng “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Anh/chị hãy phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại trên.

Hướng dẫn

1. MB: - Giới thiệu tác giả (con người và phong cách) - Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm) - Tác phẩm có rất nhiều lời thoại mang tính triết lý, trong đó lời nói của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” đã gợi lên tình huống éo le của nhân vật. 2. TB: a. Giới thiệu chung  - Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984. - Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt. - Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người. b. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt + Tình huống éo le, bi đát - Nguyên nhân dẫn đến tình huống éo le : việc gạch tên chết người vô trách nhiệm của quan nhà trời và “thiện ý sửa sai” của Đế Thích. - Nỗi khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt : vợ con nghi ngờ, xa lánh ; do sự xui khiến của thân xác hàng thịt, Hồn Trương Ba đã nhiễm một số thói xấu. - Hồn Trương Ba cương quyết không sống trong xác anh hàng thịt. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác khiến Hồn Trương Ba gọi Đế Thích lên để nói rõ bi kịch sống nhờ, sống không đúng mình. + Ý nghĩa của lời thoại - Lời thoại này thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của nhà viết kịch. Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để tiếp tục sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng hóa ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà sống như thế nào. - Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi qua bi kịch của Trương Ba: con người phải được sống như chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác – tâm hồn trong sạch như thân xác được khỏe mạnh. “Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, đấy mới là hạnh phúc. c. Đánh giá  - Tình huống éo le của vở kịch là nét đặc sắc tạo nên sự khác biệt giữa truyện dân gian và vở kịch. - Thông qua lời thoại của nhân vật, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm sống giàu giá trị nhân văn. - Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động, đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao. 3. Kết luận - Lời thoại của Trương Ba “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn” là một câu nói giàu tính triết lý, cũng lại là bi kịch cho số phận của một con người. - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Nhà văn: (1930-1989):

- Là nhà văn quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp

- Là một trong những nhà văn hàng đầu tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mĩ cứu nước.

- Từ đầu thập niên 1980, được coi là một trong những cây bút tiên phong trong công cuộc tìm tòi và đổi mới văn học.

2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:

a. Tư tưởng chủ đề truyện ngắn :

- Thông qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ hàng chài, nhà văn muốn khẳng định mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

b. Tình huống truyện:

* Tình huống:

- Người nghệ sĩ đi chụp cảnh biển để làm lịch, phát hiện được vẻ đẹp của con thuyền ngoài xa trong sương sớm và phát hiện được sự thật cuộc sống trên con thuyền – một cuộc sống đầy nghịch cảnh, bế tắc.

- Người chánh án nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện, phát hiện ra được nhiều nghịch lí trong cuộc sống

* Nhận xét về tình huống truyện: Tình huống mang tính chất khám phá, tự nhận thức ở hai nhân vật:

- Với người nghệ sĩ, đó là nhận thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, với vị chánh án, đó là nhận thức về nghịch lí giữa cuộc sống và lí thuyết

- Giúp nhà văn bộc lộ tính cách nhân vật, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

c. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn

- Chiếc thuyền ngoài xa là con thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài, là những éo le, nghịch cảnh mà nếu quan sát từ xa sẽ không thể nhìn thấy được.

- Chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đó cũng là hình ảnh đơn độc của con người trên đại dương cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi và sẻ chia là nguyên nhân của bế tắc và lầm lạc.

à Nhan đề gợi cho người đọc những suy nghĩ đa chiều về nghệ thuật và về cuộc đời trong mối quan hệ với nghệ thuật và trong mối quan hệ với quan niệm hạnh phúc đích thực của con người.

d. Ý nghĩa của bức ảnh nghệ thuật trong tác phẩm:

- Tấm ảnh trong bộ lịch của năm ấy, mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, Phùng đều thấy “cái màu hồng hồng của ánh sương mai”(đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật), và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”(đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật của cuộc đời)à sự ám ảnh sâu sắc, sự hồi tưởng những kỉ niệm của người nghệ sĩ.

- Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và vì cuộc đời, đòi hỏi người nghệ sĩ phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng và nhìn sâu vào hiện thực; hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời.

e. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

- Tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

- Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo, lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

- Lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.

II- LUYỆN ĐỀ:

Đề: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Hướng dẫn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật

2. - Nội dung:

+ Ngoại hình: thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, trắng nhợt, đầu tóc tổ quạ…

à Người làm nghề chài lưới, lam lũ, vất vả

+ Hoàn cảnh sống: cuộc sống nghèo đói, cùng cực với một người chồng vũ phu và một đàn con nheo nhóc.

+ Tính cách, phẩm chất: là người nhẫn nhịn và cam chịu, yêu thương và hết lòng vì các con, là người đàn bà từng trải và thấu hiểu lẽ đời.

à Chị là hiện thân của hiện thực cuộc sống trần trụi và cũng là hiện thân của những triết lí sống gần gũi mà sâu sắc nhất.

à Thông qua nhân vật người đàn bà, Nguyễn Minh Châu bộc lộ niềm tin vào vẻ đẹp thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao của người phụ nữ.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, + Cách miêu tả chân thực, cụ thể, đặt nhân vật vào những tình huống kịch tính à nhân vật điển hình,

+ Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo…

3. Đánh giá chung về nhân vật

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng) để thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Hướng dẫn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.

2.

LĐ1: Cảm nhận về nhân vật Phùng

* Khái quát về nhân vật gắn với cốt truyện

* Cảm nhận về nhân vật

- Một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp:

+ Phùng tinh tế, nhạy bén, nắm bắt được cảnh đẹp trời cho à mải mê, say sưa cảm nhận và thưởng lãng, vồ vập nắm bắt và háo hức ghi vào ống kính điêu luyện của mình.

+ Niềm hân hoan của khám phá và sáng tạo đã tràn ngập tâm hồn khi Phùng chìm đắm trong những suy tưởng về sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, về sự tận thiện và tận mĩ của nghệ thuật và cuộc sống.

- Một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người:

+Thái độ khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài: sửng sốt, bức xúc, căm phẫn, xông vào can thiệp để bảo vệ người đàn bà hàng chài…

+ Lắng nghe, day dứt với chuyện đời người đàn bà hàng chài; lo lắng, ám ảnh về thân phận và tương lai của họ - nhất là bé Phác.

+ Từ đó, Phùng đã có những thay đổi quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải đến gần hơn cuộc sống, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị nhân sinh; người nghệ sĩ cũng phải đến gần với cuộc sống và con người, không được có cái nhìn thờ ơ, vô cảm.

èNhân vật Phùng là đại diện tiêu biểu cho người nghệ sĩ chân chính với niềm đam mê nghệ thuật và trái tim nhạy cảm, nhân hậu.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Vai trò người kể chuyện: Phùng vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Phùng được khắc họa với đời sống nội tâm sâu sắc.

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc biệt (tình huống nhận thức): Nhân vật phải liên tiếp đối mặt với những cảnh đời trái ngược qua đó làm nổi bật lên các bình diện nhân cách của nhân vật nghệ sĩ.

LĐ 2: Nhận xét về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống của 2 tác phẩm.

  • Giống:

+ Cả 2 tác phẩm đều xây dựng lên một hình tượng người nghệ sĩ có tài và đam mê nghệ thuật.

+ Cả 2 tác phẩm đều đặt ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật đích thực phải gắn với quyền lợi của con người. Nghệ thuật không gắn với đời sống sẽ là nghệ thuật suông, đời sống sẽ hủy hoại nó.

  • Khác:

+ Nhà kiến trúc thiên tài Vũ Như Tô do quá bàng quan, mù quáng trong khát vọng nghệ thuật cao siêu của bản thân mà xa rời hiện thực đã phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình.

+ Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai. Bằng hành động tự ý thức, Phùng đã nhận ra cái chưa đến được của mình để rồi đấu tranh tự hoàn thiện. Đây cũng chính là khát vọng kết nối Chân - Thiện - Mĩ mà suốt đời nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn khao khát và tìm kiếm.

  • Nguyên nhân sự khác biệt :

+ Hai tác phẩm được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, 2 thể loại khác nhau.

+ Phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau.

3. Đánh giá chung

TTCM GIÁO VIÊN SOẠN

LÂM NGỌC NY TRỊNH THỊ NGA

Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt