Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HỢP CHẤT CỦA SẮT- HỢP KIM CỦA SẮT HÓA HỌC 12, TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

504be5724700d16f77385ed27438986c
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:22:36 | Được cập nhật: 21 giờ trước (6:06:13) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 320 | Lượt Download: 8 | File size: 0.05888 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỢP CHẤT CỦA SẮT- HỢP KIM CỦA SẮT

PHẦN I: KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN NẮM:

A. Hợp chất của sắt:

- Biết được tính chất hóa học cơ bản của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III)

- Biết cách điều chế Fe(OH)2 và Fe(OH)3

- Hiểu được nguyên nhân tính khử của các hợp chất sắt (II) và tính oxi hóa của các hợp chất sắt (III)

- Có kỹ năng dự đoán được tính chất từ cấu tạo nguyên tử, phân tử và mức oxi hóa

- Có kỹ năng giải bài tập về hợp chất của sắt

B. Hợp kim của sắt:

- Biết được thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép

- Biết nguyên tắc sản xuất gang, thép

- Nắm được những phản ứng chính xảy ra trong lò cao

- Có kỹ năng giải bài tập liên quan đến gang, thép

PHẦN II: BÀI TẬP

Mức độ nhận biết

Câu 1: hành phần chính của quặng manhetit là :

A. Fe2O3 B. FeCO3 C. Fe3O4 D. FeS2

Câu 2: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. Fe+2HCl → FeCl2 + H2B. Fe(OH)2+10HNO3→3Fe(NO3)3+NO+8H2O

C. Fe(OH)3+3HNO3→Fe(NO3)3+3H2O D. 2Fe+3Cl2→2FeCl2

Câu 3: Công thức của sắt(II) hiđroxit là

A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.

Câu 4: Cho dung dịch FeCl2 phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa X. Kết tủa X là

A. Ag B. AgCl và Ag C. Fe và Ag D. AgCl

Câu 5: Nguyên tắc luyện thép từ gang là

A. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

B. Dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn… trong gang để thu được thép.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,…trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

Câu 6: Tên của quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là:

A. hematit, pirit, manhetit, xiđerit. B. xiđerit, manhetit, pirit, hematit.

C. pirit, hematit, manhetit, xiđerit. D. xiđerit, hematit, manhetit, pirit.

Câu 7: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Fe(NO3)2 ?

A. AgNO3. B. Ba(OH)2. C. MgSO4. D. HCl.

Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được kết tủa Fe(OH)3?

A. HCl B. NaCl C. NaOH D. Na2SO4

Câu 9: Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Fe(OH)3 có màu

A. trắng hơi xanh. B. da cam. C. vàng lục. D. nâu đỏ.

Câu 10: Hợp chất của sắt khi tác dụng với HNO3 đặc nóng không giải phóng khí là:

A. FeO. B. FeCO3. C. FeS2. D. Fe(OH)3.

Câu 11: Biết số hiệu nguyên tử sắt là 26. Ion Fe2+ có cấu hình electron là:

A. [Ne]3d6. B. [Ar]3d44s2. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]3d6.

Câu 12: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ :

A. [Ar]3d3 B. [Ar]3d5 C. [Ar]3d4 D. [Ar]3d6

Câu 13: Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường

H2SO4 ?

A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4. C. FeSO4. D. Fe(NO3)3

Câu 14: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. KOH B. NaCl C. AgNO3 D. CH3OH

Câu 15: Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp:

A. điện phân. B. nhiệt luyện. C. nhiệt nhôm. D. thủy luyện.

Câu 16: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO ( ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là:

A. 2,8. B. 16,8. C. 8,4 D. 5,6.

Mức độ thông hiểu

Câu 17: Nung hỗn hợp Fe(OH)2, FeO, Fe(OH)3, Fe2O3, Fe3O4 , Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A. Chất rắn A là

A. Fe2O3 B. FeO, Fe2O3 C. Fe2O3, Fe3O4 D. FeO, Fe3O4

Câu 18: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2 , Fe(OH)3 , Fe3O4 , Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 , FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt vào phản ứng với HNO3 đặc nóng dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là :

A. 5 B. 6 C. 8 D. 7

Câu 19: Cho các nhận xét sau

(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01 đến 2%.

(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.

(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.

Số nhận xét đúng là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 20: Khối lượng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 cần dùng đêt sản xuất 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95% là ( Biết rằng trong quá trình sản xuất , lượng sắt bị hao hụt 2%)

A. 1486,257 tấn B. 1338,678 tấn

C. 1009,235 tấn D. 1248,246 tấn

Câu 21: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4

A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch HNO3 loãng

C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl

Câu 22: Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng xảy ra là

A. không hiện tượng gì B. kết tủa trắng hóa nâu

C. dung dịch xuất hiện kết tủa trắng D. có kết tủa vàng nhạt

Câu 23: Cho các thí nghiệm sau :

(1) Thanh sắt nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng

(2) Thanh sắt có quấn dây đồng nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng

(3) Thanh sắt nhúng vào dung dịch FeCl3

(4) Thanh sắt tráng thiếc bị xước sâu vào tới lớp sắt bên trong nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng

(5) Miếng gang để trong không khí ẩm

Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa :

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).

B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.

C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 25: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

A. 6,4 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 8,4 gam.

Câu 26: Đem hòa tan 90 gam một loại gang (trong đó cacbon chiếm 6,667% về khối lượng,còn lại là sắt) vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được sản phẩm khử duy nhất NO2. Thể tích khí thoát ra ở đktc là:

A. 112 lít. B. 145,6 lít. C. 156,8 lít. D. 100,8 lít.

Câu 27: Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là

A. 28,0 gam. B. 24,4 gam. C. 26,8 gam. D. 19,6 gam.

Câu 28: Khử 800 tấn quặng sắt chứa 90% Fe2O3 thu được 500 tấn gang chứa 3% cacbon. Vậy tỷ lệ sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là:

A. 5,2 % . B. 3,3 %. D . 2,7% . C. 3,8% .

Mức độ vận dụng

Câu 29: Cho 2a mol bột sắt Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các muối nào?

A. Fe(NO3)3 và AgNO3 B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

Câu 30: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng. NaNO3, NH3, AgNO3, Br2, HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng là

A. 6 B. 7 C. 4 D. 5

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 7,52g hỗn hợp X gồm : S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 21,054 lít khí NO2 (dktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được khối lượng chất rắn :

A. 30,29g B. 39,05g C. 35,09g D. 36,71g

Câu 32: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 trong Y là

A. 0,54 B. 0,78 C. 0,50 D. 0,44

Câu 33: Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận xét nào sau đây đúng

A. X là Ag. B. Y chứa một chất tan.

C. X tan hết trong dung dịch HNO3. D. X không tan hết trong dung dịch HNO3.

Câu 34: Hòa tan hết 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 ( đặc, nóng), thu được V lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất của S+6, đktc) và dung dịch Y. Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào Y, thu được 21,4 gam một chất kết tủa. Gía trị của V là

A. 4,48. B. 6,72. C. 5,60. D. 7,84.

Câu 35: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 2,688 lít. B. 5,600 lít. C. 4,480 lít. D. 2,240 lít.

Câu 36: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M thu đươc dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 9,15 B. 7,36 C. 10,24 D. 8,61

Câu 37: Tiến hành nhiệt nhôm hoàn toàn m gam rắn X gồm Al và FeO (không có không khí) được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,15 mol H2. Cũng lượng Y này nếu tác dụng với HNO3 loãng dư được 0,4 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là

A. 29,7 B. 24,1 C. 30,4 D. 23,4

Câu 38: Hòa tan hỗn hợp Fe, Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, Na2CO3, NaNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là

A. 4 B. 6 C. 3 D. 5

Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(c) Cho Fe2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho Fe vào bình chứa H2SO4 đặc và nguội.

(f) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch KNO3

(g) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch HCl.

(h) Cho dung dịch KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 6 B. 5 C. 7 D. 4

Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích (ở đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là

A. 3,36 lít. B. 6,72 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít.