Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 20. Tỉ khối của chất khí

1. BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NĂNG HAY NHẸ HƠN KHÍ B ?

- Để biết khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh khối lượng mol của khí A ( MA) với khối lượng mol của khí B (MB). 

             \(d_{A/B}=\dfrac{M_A}{M_B}\)( dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B).

2. BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NẶNG HAY NHẸ HƠN KHÔNG KHÍ ? 

- Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần , ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng '' mol không khí '' là 29 g/mol. 

            \(d_{A/kk}=\dfrac{M_A}{29}\) ( dA/kk là tỉ khối hơi của khí a đối với không khí). 

3. VÍ DỤ

Bài 1: So sánh khối lượng của khí cacbonic và khí oxi.

                                Hướng dẫn giải: 

Ta có:   \(d_{CO_2/O_2}=\dfrac{M_{CO_2}}{M_{O_2}}=\dfrac{44}{32}=1,375\)

⇒ Khí CO2 nặng gấp 1.375 lần so với khí O2.

Bài 2: Một chất khí có công thức phân tử là X2. Biết rằng tỉ khối của khí đó so bằng không khí bằng 0,9655. Hãy xác định công thức hóa học của khí đó.

                                Hướng dẫn giải:

Ta có:   \(d_{X_2/kk}=\dfrac{M_{X_2}}{29}=0,9655\Rightarrow M_{X_2}=28\)

             \(\Rightarrow M_X+M_X=28\Rightarrow M_X=14\)

             \(\Rightarrow\) X là nguyên tố nitơ.

             Công thức hóa học của khí đó là N2.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.

Trong phòng thí nghiệm, khi muốn kiểm tra tính chất hóa học của một chất khí thì người ta thường điều chế một lượng nhỏ khí đó rồi thu vào bình. Sau đó thì sử dụng khí trong bình thu để làm thí nghiệm. Vậy làm cách nào để có thể thu được chất khí vào bình mà không để chất khí bị bay mất?

- Có 2 phương pháp thu khí chính được sử dụng trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí và phương pháp đẩy nước.

           + Phương pháp đẩy không khí được chia làm 2 loại: đặt ngửa bình được dùng cho các khí nặng hơn không khí (CO2, Cl2, SO2, O2,...); đặt úp bình được dùng cho các khí nhẹ hơn không khí (H2, NH3,...).

           + Phương pháp đẩy nước: được dùng cho các chất khí ít tan ở trong nước (CO2, O2, H2,...).

             Hình 1, 2: thu bằng phương pháp đẩy không khí.

             Hình 3: thu bằng phương pháp đẩy nước.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm