Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 10. Hóa trị

 HÓA TRỊ 

I. HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO ?

1. Cách xác định 

- Người ta quy ước gán cho H hóa trị I . Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tử đó có hóa trị bằng bấy nhiêu, tức lấy hóa trị của H làm đơn vị.

Ví dụ: Axit clohiđric có công thức hóa học là HCl ⇒ Cl có hóa trị I.

           Nước có công thức hóa học là H2O ⇒ O hóa trị II.

- Hóa trị của nguyên tố oxi (O) được xác định là II. Có thể dựa vào nguyên tố oxi để xác định hóa trị của các nguyên tố khác.

Ví dụ: Canxi oxit có công thức hóa học là CaO ⇒ Ca có hóa trị II ( vì 1 nguyên tử Ca liên kết với 1 nguyên tử O có hóa trị II).

           Natri oxit có công thức hóa học là Na2O ⇒ Na có hóa trị I ( vì 2 nguyên tử Na liên kết với 1 nguyên tử O có hóa trị II).

           Nhôm oxit có công thức hóa học là Al2O3 ⇒ Al có hóa trị III.

- Từ cách xác định hóa trị các nguyên tố thì ta có thể xác định được hóa trị của một nhóm nguyên tố.

Ví dụ: Axit sunfuric có công thức là H2SO4 ⇒ Nhóm (SO4) có hóa trị II ( vì liên kết được với 2 nguyên tử H).

           Natri hiđroxit có công thức hóa học là NaOH ⇒ Nhóm (OH) có hóa trị I (vì liên kết với 1 nguyên tử Na có hóa trị I). 

2. Kết luận 

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác

- Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị .

- Có thể xác định hóa trị nhóm nguyên tố SO4, NO3, OH,... theo cách trên.

II. QUY TẮC HÓA TRỊ 

1. Quy tắc

- Công thức hóa học của một hợp chất 2 nguyên tố \(A^a_xB^b_y\). Trong đó x, y là chỉ số ứng với số nguyên tử A,B;  a,b là hóa trị ứng với các nguyên tố A,B. (A và B có thể thay bằng các nhóm nguyên tố).

- Quy tắc hóa trị:  x\(\times\)a=y\(\times\)b

2. Vận dụng

- Quy tắc hóa trị được vận dụng đê tính hóa trị của nguyên tố hoặc lập công thức hóa học của hợp chất khi đã biết hóa trị.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm