Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chu Văn An - Hà Nội đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 23:21:42 | Được cập nhật: 14 giờ trước (20:34:14) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1632 | Lượt Download: 48 | File size: 0.113664 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HSG
KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2018
Môn: Sinh học – Lớp 11
---------------------------Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2điểm)
1. Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan như thế nào đến quá trình trao đổi nitơ của
thực vật ?
Đáp án
Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan đến quá trình trao đổi nitơ của thực vật:
- Ánh sáng thông qua quang hợp ở thực vật tham gia hình thành các sản
phẩm ATP, NADPH. Chuỗi truyền điện tử trong quang hợp cung cấp
feređôxin dạng khử.
- Nhiệt độ thông qua hô hấp ở thực vật tham gia hình thành các sản
phẩm ATP, NADH, FADH2, các axit hữu cơ.
- NADH, NADPH tạo ra từ quang hợp và hô hấp cần cho quá trình khử
thành .
- Feređôxin dạng khử cần cho quá trình khử thành . Axit xit hữu cơ và
NADH cần cho quá trình hình thành axit amin.

Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25

2. Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, người ta lấy 4 đĩa
Petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa Petri được đánh dấu A,
B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả
các thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương.
Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng nào đó. Người ta cho vi khuẩn Rhizobium
vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo
hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong
các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm,
người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D
đều chết. Trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong
điều kiện môi trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
Đáp án
- Ở đĩa A, cây vẫn sinh trưởng bình thường do vi khuẩn Rhizobium có
khả năng cố định nitơ phân tử thành nitơ liên kết để cung cấp cho
thực vật. Như vậy, nguyên tố khoáng thiếu ở đĩa này là nitơ.
- Ở đĩa B, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả
năng cố định nitơ nên cây chết vì thiếu nitơ.
- Ở đĩa C, do có đủ thành phần phần dinh dưỡng nên cây sinh trưởng
bình thường.
- Ở đĩa D, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nitơ khi
cộng sinh với bèo hoa dâu nhưng không cộng sinh với cây họ đậu
nên không tổng hợp nitơ. Cây chết do thiếu nitơ.
Câu 2: Quang hợp (2điểm)
1.

Điểm
0.25

0.25
0.25
0.25

a. Nêu 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật có thân mọng nước phân
bố ở các hoang mạc, sa mạc.
b. Hãy giải thích hiện tượng: lá cây Thuốc bỏng (cây Sống đời) vào lúc sáng
sớm có vị chua, nhưng vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm
nhiều).
Đáp án
Điểm
a. 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật thân mọng nước:
0.5
- Thân mọng nước (dự trữ nước);
- Lá hóa gai (giảm thóat nước)
- Mở khí khổng vào ban đêm, đóng khí khổng vào ban ngày
- Hình thành cơ chế quang hợp theo sơ đồ CAM
b.
- Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khi khổng mở thực hiện 0.25
quá trình cố định CO2 lần 1 tạo axit malic nên sau 1 đêm axit malic tích tụ trong
lá sáng sớm lá có vị chua.
- Ban ngày khí khổng đóng, một lượng lớn axit malic được biến đổi để thực hiện
quá trình cố định CO2 lần 2 theo chu trình Canvin tạo glucôzơ  buổi chiều lá 0.25
có vị nhạt (ít vị chua)
2. Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
(1). Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
(2). Khử ion nitrat (NO3-) thành ion amoni (NH4+).
(3). Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
(4). Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
(5). Đóng và mở khí khổng.
(6). Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
(7). Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.
(8). Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng lượng? Giải
thích.

Đáp án
Điểm
(1). Không cần năng lượng vì vận chuyển theo khuếch tán.
0.125d/1 ý
(2). Cần năng lượng, vì đó là lực khử NADH hoặc NADPH.
(3). Cần năng lượng, vì phải dùng bơm ion.
(4). Không cần năng lượng vì hấp thụ theo khuếch tán.
(5). Cần năng lượng, vì liên quan đến cơ chế bơm ion.
(6). Cần năng lượng, vì khi vào đến chuỗi truyền e, NADH chỉ còn giải
phóng ra 2 ATP.
(7). Không cần năng lượng, vì vận chuyển theo cơ chế khuếch tán.
(8). Không cần năng lượng, vì là quá trình hấp thụ bị động.
Câu 3. Hô hấp (2điểm).
1. Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương, hạt thầu
dầu, người ta nhận thấy: ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sau
đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4, sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc
gần bằng 1. Hãy giải thích?

Đáp án
- Hướng dương hay thầu dầu là những hạt giàu chất béo.
+ Giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng lượng
nhỏ đường trong chúng làm nguyên liệu hô hấp
+ Sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4 do O 2 hấp thu vào để biến đổi
chất béo thành đường
+ Sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1 do đường bắt đầu
được tích lũy trong mô.

Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25

2. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hãy giải thích.
a. Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%
b. Nên cất giữ cam quýt trong túi hoặc bao thật kín
c. Để bảo quản rau, củ, quả, người ta thường tác động đến nhiệt độ hơn là độ ẩm.
d. Người ta thường bơm nitơ vào kho bảo quản nhằm giảm lượng CO 2 từ đó hạn chế
hô hấp.
Đáp án
Điểm
a. Sai. Nếu phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0% , không duy trì được 0.25
hô hấp tế bào do đó tế bào hạt thóc sẽ chết không còn khả năng nảy
mầm
b. Sai. Cam quýt hô hấp tạo ra CO2 và tiêu thụ O2. Nếu túi hoặc bao quá
kín sẽ làm nồng độ CO2 quá cao, O2 quá thấp, từ đó quá trình hô hấp 0.25
yếm khí diễn ra làm giảm chất lượng sản phẩm
c. Đúng. Các đối tượng trên có độ ẩm cao và cần duy trì độ ẩm đó trong 0.25
quá trình bảo quản
d. Sai. Bơm nito vào kho bảo quản nhằm hạ thấp nồng độ O 2, hạn chế 0.25
hô hấp
Câu 4. Sinh sản, sinh trưởng, phát triển ở TV. (2 điểm)
1. Phân biệt nhóm gibêrelin với nhóm xitôkinin về: vị trí tổng hợp, sự vận chuyển và các vai trò sinh
lý chủ yếu.

Nhóm gibêrelin

Nhóm xitôkinin

Điểm

Vị trí
tổng hợp

- Được tổng hợp ở phôi hạt,
lá non, rễ và đỉnh chồi của
cây.

- Được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh
rễ, ngoài ra còn được tổng hợp
ở phôi hạt và lá non.

(0,25 điểm)

Vận
chuyển

- Vận chuyển không phân
cực qua mạch gỗ (xylem)
và mạch rây (phlôem).

- Vận chuyển không phân cực
qua mạch gỗ.

(0,25 điểm)

Vai trò
sinh lý
chính

- Kích thích sự phân chia và
sinh trưởng giãn của tế bào
theo chiều dài, làm kéo dài
thân cây.
- Kích thích sự hình thành
hoa và ảnh hưởng đến phân
hóa giới tính hoa.
- Kích thích sự nảy mầm
của hạt qua thúc đẩy sinh
tổng hợp enzim α-amylaza.
- Thúc đẩy sự sinh trưởng
của quả, do đó làm tăng
kích thước quả.

- Kích thích sự phân chia tế
bào. Kết hợp với auxin điều
khiển sự hình thành cơ quan ở
thực vật.
- Kích thích sự hình thành hoa
và ảnh hưởng đến phân hóa
giới tính hoa.
- Thúc đẩy sự sinh trưởng của
các chồi bên, làm giảm ưu thế
trội của chồi đỉnh.
- Kìm hãm sự hóa già của lá và
các cơ quan khác.
- Thúc đẩy sự trưởng thành của
lục lạp (kích thích các tiền lục
lạp phát triển thành lục lạp
hoàn chỉnh).

Nêu được
vai trò sinh
lý chính của
gibêrelin
(0,25 điểm)
và của
xitokinin
(0,25 điểm)

2. Giải thích cơ sở khoa học của các trường hợp sau:
a. Nhằm tăng thêm sản lượng đường thu được trên cùng một diện tích trồng mía,
người ta đã sử dụng gibêrelin có nồng độ thích hợp để phun lên cây mía.
b. Ngắt ngọn cây đậu khi cây đang sinh trưởng mạnh sẽ thu được năng suất cao hơn.
c. Không nên phun các chất kích thích sinh trưởng tổng hợp cho cây rau ăn lá.
Đáp án
Điểm
a.
- Cây mía tích trữ hidratcacbon ở dạng đường (sacarôzơ) trong
0.25
không bào trung tâm của các tế bào mô mềm ở thân cây.
- Phun gibêrelin ở nồng độ và các thời điểm phù hợp sẽ thúc đẩy
sự phân chia ở mô phân sinh làm tăng số lượng tế bào và kích thích sinh
0.25
trưởng giãn theo chiều dọc của các tế bào ở thân, dẫn đến làm tăng thêm
độ dài gióng thân cây mía, qua đó tăng sản lượng thân cây và sẽ giúp tăng
lượng đường thu được trên cùng diện tích canh tác mía.
b.
Ngắt ngọn sẽ làm mất auxin, phá vỡ ưu thế đỉnh GA kích thích sinh
0.25
cành bên  cây có nhiều cành, nhiều hoa, quả năng suất cao.
c.
Chất kích thích sinh trưởng tổng hợp có khả năng kích thích sự sinh
trưởng của cây nhưng cây không có khả năng sinh enzim phân hủy những 0.25
chất này  rau ăn lá chứa các chất này sẽ không tốt cho sức khỏe người
sử dụng.
Câu 5: Cảm ứng ở thực vật + Phương án thực hành(2điểm)
1. a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ
một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?

Đáp án
a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:

Điểm

- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ,
cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2
phía thân không có sự chênh lệch lớn.
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Bình thường các TB thể gối ở cuống lá và gốc lá chét khi trương nước sẽ có
độ cương cứng giúp nâng đỡ lá. Khi ta chạm vào cây, lập tức các TB này mất
nước do sự vận chuyển K+ đi ra khỏi không bào gây giảm áp suất thẩm thấu
 các TB này xẹp lại dẫn đến cuống lá bị xẹp xuống.

0.25
0.25
0.25
0.25

- Khi kích thích qua đi, các TB thể gối lại hút no nước làm cho lá mở ra bình
thường
2. Thí nghiệm tách sắc tố bằng phương pháp sắc ký trên giấy được tiến hành
như sau:
- Dùng bút chì kẻ nhẹ theo chiều rộng cách đầu giấy sắc ký 2 cm, cách hai mép
giấy 1 cm.
- Lấy 1ml dung dịch sắc tố và dùng ống mao dẫn châm sắc tố theo vạch chì từ
bên này sang bên kia. Sau mỗi lần chấm phải để cho khô mới chấm tiếp, cứ
như vậy cho đến khi chấm hết 1 ml dung dịch sắc tố.
- Vệt sắc tố trên giấy sắc ký đã khô đưa vào bình chạy sắc ký đã có sẵn trong
đó lớp dung môi dày 1 cm, đậy kín bình, dùng vazơlin bôi kín các mép bình để
tạo nên môi trường bão hoà dung môi trong bình sắc ký.
- Sau 20-30 phút, sắc tố sẽ được tách riêng từng loại .
Theo em:
a. Trên giấy sắc kí thu được những vạch loại sắc tố nào?
b. Dung môi được dùng để chạy sắc kí là gì? Vì sao phải là dung môi đó?
Đáp án

Điểm

a.
- Trên giấy sắc ký, các sắc tố sẽ được tách rời nhau ra tạo thành 4 vạch
màu, chạy lên cao nhất là caroten đến là xanthophyl, chlorophyll a rồi
đến chlorophyll b sau cùng.
0.5
b. Dung môi
0.25
- Hốn hợp A : Pha ete dầu hoả với cồn tỉ lệ 14:1( thể tích ), đậy nắp
kín lại,sẽ tách diệp lục a và b ra khỏi hỗn hợp.
0.25
- Hỗn hợp B : Pha benzen với cồn tỉ lệ 3:1( thể tích ), đậy nắp kín
lại,sẽ tách diệp lục caroten và xanthophyl ra khỏi hỗn hợp.
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2điểm)
1. “Chất béo giả” olestra là một chất có hình dạng, mùi vị và hoạt động giống
như chất béo thật nhưng cơ thể không thể tiêu hoá được nó.
Nếu đưa chất này vào hệ tiêu hoá của người bình thường sẽ gây ra các hiện
tượng gì? Giải thích.

-

-

-

Đáp án
Vì chất này là “chất béo giả” nên khi di chuyển trong hệ tiêu
hoá nó không bị hấp thu nhưng lại làm tăng nhu động ruột gây
tốn khá nhiều năng lượng do tiêu hoá cơ học trong khi nó
không tạo ra năng lượng.
Chất béo giả hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và
K) làm cho cơ thể không hấp thụ được những vitamin này, do
đó cơ thể sẽ bị thiếu vitamin.
Chất béo giả làm giảm các hợp chất tiền vitamin trong cơ thể
nên cũng gây thiếu vitamin.
Chất béo giả gây tiết dịch tiêu hoá lớn hơn bình thường làm
ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tiết dịch.
Chất béo giả có thể gây ra những tác dụng không mong muốn
như gây khó tiêu hoặc bị tiêu chảy, co rút trong ruột và đánh
trung tiện.

Điểm
0.25

0.25
0.25

0.125
0.125

2. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hoà hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới
đây:
a. Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một
lúc người này lặn được lâu hơn, tại sao?
b. Người này lặn được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy
cơ xấu nào đối với cơ thể?
Đáp án
Điểm
0.5
a. Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 trong máu do
vậy chậm kích thích lên trung khu hô hấp.
b. Sau khi thở nhanh và sâu thì hàm lượng O2 trong máu không tăng lên.
- Khi lặn thì hàm lượng O2 giảm thấp dần cho đến lúc không đáp ứng 0.25
đủ O2 cho não, trong khi đó hàm lượng CO2 tăng lên chưa đủ mức
kích thích lên trung khu hô hấp buộc người ta phải nổi lên mặt nước
để hít thở.
0.25
- Không đáp ứng đủ O2 cho não gây ngạt thở và có thể gây ngất khi
đang lặn.
Câu 7. Tuần hoàn ( 2điểm)
1. Vị trí các van 2 lá và 3 lá ở tim động vật có vú phù hợp với chức năng của chúng như
thế nào? Ở một bệnh nhân, khi tâm thất giãn thì áp lực trong tâm nhĩ trái là 20
mmHg và trong tâm thất trái là 5 mmHg. Giải thích.
Đáp án
Điểm
a.
-Van 3 lá nằm phía phải của tim. Khả năng chịu áp lực khi đóng thấp, phù hợp 0.25
với áp lực thấp khi tâm thất phải co.
- Van 2 lá nằm phía trái tim. Khả năng chịu áp lực khi đóng cao, phù hợp với
áp lực cao khi tâm thất trái co.
0.25
b.

- Ở người khỏe mạnh, khi tâm thất giãn, van hai lá mở dẫn đến sự khác biệt 0.25
rất nhỏ về áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái.
- Ở bệnh nhân có sự khác biệt lớn về áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất 0.25
trái, điều này cho thấy van hai lá bị hẹp, máu từ phổi dồn về gây tăng áp lực
trong tâm nhĩ trái.

2. Một phụ nữ 50 tuổi cảm thấy mệt mỏi, nhịp thở và nhịp tim nhanh. Đo huyết áp
động mạch cánh tay cho kết quả huyết áp tâm thu là 140 mmHg và huyết áp tâm
trương là 50 mmHg. Bác sĩ xác định người phụ nữ này bị bệnh hở van tim. Hãy cho
biết:
a) Người phụ nữ bị bệnh hở van tim nào ? Giải thích.
b) Lượng máu cung cấp cho cơ tim hoạt động trong một chu kỳ tim của người
phụ nữ đó có bị thay đổi không ? Tại sao ?
Đáp án
Điểm
a) Người phụ nữ bị bệnh ở:
- Chênh lệch huyết áp giữa huyết áp tâm thu và tâm trương khá
lớn (140 – 50 = 90 mmHg) chứng tỏ van bán nguyệt động mạch chủ bị
0.25
hở.
- Do hở van bán nguyệt động mạch chủ nên ở giai đoạn tâm
trương một phần máu từ động mạch chủ trào ngược trở lại tâm thất trái
0.25
làm huyết áp tâm trương tụt nhanh xuống 50 mmHg.
b) Lượng máu cung cấp cho cơ tim trong một chu kỳ tim giảm vì van
bán nguyệt động mạch chủ hở dẫn đến tim đập nhanh lên, rút ngắn thời
gian tâm trương – đây là thời gian máu từ động mạch chủ vào động
mạch vành cung cấp máu cho cơ tim hoạt động.

0.5

Câu 8. Bài tiết, cân bằng nội môi ( 2điểm).
1. Những người trong một thời gian dài ăn ít muối NaCl so với nhu cầu thì:
a) Thể tích máu và lượng bạch huyết thay đổi như thế nào ? Tại sao ?
b) Cơ chế điều hòa thẩm thấu nào làm tăng nồng độ Na+ trong máu qua đó
điều chỉnh thể tích máu và bạch huyết ?
Đáp án
Điểm
a) Thể tích máu và lượng bạch huyết thay đổi như sau:
- Chế độ ăn ít muối NaCl làm giảm tiết ADH, giảm tái hấp thu
0.25
nước ở thận và tăng mất H2O qua thận dẫn đến thể tích máu giảm.
- Bạch huyết hình thành từ dịch kẽ. Khi thể tích máu giảm → thể
tích và áp lực dịch kẽ giảm dẫn đến giảm lượng bạch huyết.

0.25

b) Khi thể tích máu giảm, bộ máy cận quản cầu tăng tiết relin →
angiotensin II tăng → aldosteron tăng → tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận.
Na+ kéo theo H2O qua ống thận vào máu. Nồng độ Na+ trong máu tăng làm 0.5
tăng áp suất thẩm thấu, tăng giữ nước và do vậy tăng thể tích máu và bạch
huyết.

2.
a. Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ
trong máu và một số hoocmôn có xu hướng tăng lên?
b. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình
thường?
Đáp án
Điểm
a. Nhiễm khuẩn gây ra đáp ứng stress, gây tăng tiết cortizol và 0.5
adrenalin vào máu. Hai hoocmon này làm tăng nồng độ glucôzơ máu.
b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucôzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ
chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucôzơ không đáp ứng đủ, nên
các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit. Tăng phân giải lipit 0.5
tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.

Câu 9. Cảm ứng ở động vật ( 2 điểm).
Hai nơron A và B cùng loại đều có nồng độ Na+ bên trong nơron là 15 mM và bên
ngoài nơron là 150 mM. Nồng độ K+ ở bên trong hai nơron này đều là 150 mM,
nhưng ở bên ngoài nơron A là 7 mM và nơron B là 5mM. Kích thích hai nơron này
làm xuất hiện điện thế hoạt động và điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi trục
của mỗi nơron.
a) Hãy cho biết biên độ (độ lớn) của điện thế hoạt động lan truyền trên sợi
trục của nơron nào lớn hơn ? Tại sao ?
b) Nếu tính thấm của màng sinh chất đối với K+ ở nơron B giảm thì nơron B
sẽ tăng phân cực hay giảm phân cực (tăng hay giảm chênh lệch về điện thế hai bên
màng) ? Tại sao ?
Đáp án
a) Biên độ (độ lớn) của điện thế hoạt động lan truyền trên sợi trục của nơron B
lớn hơn. Vì:
- Độ lớn của điện thế hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có
điện thế nghỉ (hoặc mức độ phân cực của điện thế nghỉ).
- Nơron B có nồng độ K+ bên ngoài nhỏ hơn nơron A nên K+ ở nơron B
khuếch tán ra ngoài tế bào nhiều hơn làm bên trong màng âm hơn, do đó phân
cực (mức độ phân cực) của nơron B lớn hơn (chênh lệch điện thế hai bên màng
của nơron B lớn hơn).
- Do mức độ phân cực của nơron B lớn hơn của nơron A nên khi hai
nơron này bị kích thích biên độ của điện thế hoạt động của nơron B lớn hơn
nơron A.
- Khi điện thế hoạt động (xung thần kinh) lan truyền trên sợi trục thì
biên độ của điện thế hoạt động của nơron B luôn lớn hơn nơron A vì biên độ
điện thế hoạt động không thay đổi khi lan truyền.

Điểm
0.25
0.25
0.25

0.25

0.25

b. Nếu tính thấm của màng sinh chất đối với K+ ở nơron B giảm thì nơron B sẽ 0.25
giảm phân cực. Vì:
Nếu tính thấm của màng đối với K+ ở nơron B giảm thì K+ khuếch tán ra ngoài
nơron ít hơn làm bên trong màng ít âm hơn, chênh lệch điện thế hai bên màng 0.5

ở nơron B giảm (giảm phân cực).
Câu 10. Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật ( 2điểm)
1. Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm
hoocmôn vùng dưới đồi CRH (hoocmôn kích thích tuyến yên sản sinh ACTH).
Một lô tiêm TSH (hoocmôn kích thích tuyến giáp). Lô còn lại (đối chứng) tiêm
dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến
nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau:
Lô đối
Lô TN 1
Lô TN 2
chứng
Tuyến yên (mg)
12,9
8,0
14,5
Tuyến giáp (mg)
250,0
500,0
250,0
Tuyến trên thận (mg)
40,0
40,0
75,0
Khối lượng cơ thể (g)
400,0
252,0
275,0
Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí
nghiệm.
Đáp án
Điểm
- Lô 1 được tiêm TSH và lô 2 được tiêm CRH.
0.5
- Ở lô 1 tiêm TSH, TSH tăng làm tăng khối lượng tuyến giáp (từ 250 0.25
mg lên 500 mg) và gây tăng tiết tiroxin.
- Tăng tiroxin gây điều hòa ngược âm tính lên vùng dưới đồi làm
giảm tiết hoocmôn giải phóng CRH. Hoocmôn CRH giảm, làm
tuyến yên giảm khối lượng (từ 12,9 mg xuống 8 mg)
- Tăng tiroxin làm tăng tốc độ chuyển hóa, tăng sử dụng vật chất và
năng lượng, làm khối lượng cơ thể giảm (từ 400 g xuống 252 g).
- Ở lô 2 tiêm CRH, CRH tăng làm tăng khối lượng tuyến yên (từ 12,9
mg lên 14,5 mg) và gây tăng tiết ACTH.
0.25
- ACTH tăng cao làm tăng khối lượng. Tuyến trên thận (từ 40 mg lên
75 mg) và gây tăng tiết cortizol.
- Tăng cortizol làm tăng phân giải protêin và lipit, làm khối lượng cơ
thể giảm (từ 400 g xuống 275 g).
2. a) Một nhà khoa học muốn phát triển thuốc tránh thai cho nam giới bằng cách tác
động lên tuyến yên. Thuốc tránh thai đó cần phải tác động lên loại hoocmôn nào của
tuyến yên? Giải thích.
b) Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể
hoocmôn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất
thường không? Giải thích
Đáp án
Điểm
0.25
a. Thuốc ức chế tiết FSH. Vì
0.25
- FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
- Còn nếu ức chế LH sẽ giảm kích thích lên tế bào Lêyđich dẫn đến giảm
0.25
sản sinh testosteron.
0.25
- Ức chế TSH làm giảm kích thích tuyến giáp, giảm tiroxin...
b. Không có kinh nguyệt, nguyên nhân là do hoocmôn sinh dục nam ức chế 0.5
vùng dưới đồi gây giảm tiết GnRH, ức chế tuyến yên gây giảm tiết FSH và LH.

- Kết quả là không đủ hoocmôn kích thích lên buồng trứng và làm giảm
0.5
hoocmôn buồng trứng, gây ra mất kinh nguyệt.
……………………….. Hết …………………..