Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 5: Tôn trọng kỷ luật

TÔN TRỌNG KỶ LUẬT

1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. 

*Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành sự phân công 

2. Ý nghĩa:

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.

- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

 3. Luyện tập

Những câu thành ngữ nói về tôn trọng kỉ luật:

1. Đất có lề, quê có thói.

2. Nước có vua, chùa có bụt.

3. Ăn có chừng, chơi có độ.

4. Ao có bờ, sông có bến.

5. Dột từ nóc dột xuống.

6. Nhập gia tuỳ tục.

7. Phép vua thua lệ làng.

8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.   

* BÀI TẬP

1. Em hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính kỉ luật ?

Trả lời

1) Đi xe vượt đèn đỏ  
2) Đi học đúng giờ x
3) Đọc báo trong giờ học  
4) Đi xe đạp hàng ba  
5) Đá bóng dưới lòng đương  
6) Viết đơn xin nghỉ phép một buổi học x
7) Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường x

2. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Trả lời

Em không đồng ý với ý kiến đó bởi vì : kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm nhiệm vụ không có tổ chức, kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm thì sẽ trở thành hỗn loạn. Trong tình huống ấy, mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc được. Nếu trong một tổ chức mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ yên tâm và có tự do để làm việc.

3. Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về tính kỉ luật

Trả lời :

Tục ngữ :

- Phép vua thua lệ làng

- Nhập gia tùy tục

Ca dao :

- Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

4. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Trả lời :

Ý kiến đó là sai vì kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm việc không có tổ chức, kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm thì tập tể đó sẽ trở nên hỗn loạn. Khi ấy mọi người trong tập thể sẽ không thể sống và tự do làm việc một cách yên ổn. Nếu một tổ chức mà trong đó tất cả mọi người luôn tự giác tôn trọng kỉ luật thì mỗi người sẽ yên tâm tự do để làm việc, có điều kiện để đóng góp cho sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. 

5. Hùng sang rủ Huy đi sinh nhật bạn An cùng lớp.

Huy nói : "Mình phải vào xin phép ba mẹ đã".

Hùng cười : " Sao cậu rách việc thế, đi một lát thôi, việc gì phải xin phép. Mình đi mà có phải xin phép ba mẹ mình đâu."

Huy vỗ vai Hùng : " Dù đi một lát nhưng chúng mình cũng nên xin phép ba mẹ, cậu chờ mình một chút nhé."

Huy vào xin phép ba mẹ để đi chơi với Hùng còn Hùng đứng đó thắc mắc : " Chỉ đi chơi một lát sao cậu ấy lại quan trọng hóa vấn đề thế nhỉ ?"

Theo em, giữa Hùng và Huy, chúng ta nên học theo cách cư xử của ai ? Tại sao ?

Trả lời :

Chúng ta nên học theo cách xử sự của Huy vì đó là đức tính tôn trọng kỉ luật gia đình. Ngoài ra, điều đó thể hiện tôn trọng người lớn. Còn cách cư xử của Hùng thể hiện sự vô kỉ luật, đáng phê phán và không nên học tập.

6. Giờ làm bài thi môn Địa lí cuối năm, mặt Nhân nóng bừng. Nhân quên mất một đoạn bài học. Nhân liếc nhìn quanh. Kìa, Hiếu đang chép lia lịa. Cuốn sách Địa lí 6 đang được đặt trên đùi Hiếu một cách kín đáo. Khi gặp tình huống đó, có thể Nhân có những cách ứng xử sau :

- Bắt chước Hiếu để gỡ thế bí và đạt điểm cao

- Tố cáo với thầy giáo

- Nhẹ nhàng nói nhỏ để nhắc nhở Hiếu

- Chuyển mảnh giấy con để nhắc nhở Hiếu

- Đợi khi hết giờ làm bài, bảo Hiếu nhận lỗi với thầy giáo

- Im lặng làm bài của mình, mặc Hiếu

Theo em, bạn Nhân nên có cách xử sự như thế nào để thể hiện đức tính tôn trọng kỉ luật ?

Trả lời :

Để thể hiện đức tính tôn trọng kỉ luật, Nhân nên nhẹ nhàng nói nhỏ để nhắc nhở Hiếu. Đồng thời sau giờ kiểm tra, bảo Hiếu nhận lỗi với thầy giáo. Nếu như nhắc nhở mà Hiếu không nghe, Nhân nên nói với thầy giáo ngay trong giờ kiểm tra. Tất cả những cách cư xử đó là nhằm đấu tranh với cái xấu, thể hiện tinh thần tôn trọng kỉ luật, nội quy và giúp đỡ cho bạn bè mình tiến bộ.

7. Đầu học kì II, lớp 6C tổ chức đi tham quan để tìm hiểu về môi trường và thiên nhiên. Khi đến địa điểm tham quan, cô giáo chủ nhiệm tập trung cả lớp phổ biến nội quy, trong đó nhấn mạnh yêu cầu học sinh phải đi theo tập thể ở mỗi khu vực tham quan. Trong khi các bạn đi tập trung dưới sự hướng dẫn của cô giáo thì Hương lại lén đi chơi nơi khác để trèo cây, hái trái, bẻ hoa. Đến giờ tập trung ra về thì không thấy Hương đâu. Cả lớp lo lắng đi tìm thì thấy Hương đang đứng dưới một thác nước chảy xiết.

- Em đánh giá gì về việc Hương rời lớp để đi chơi riêng

- Trong trường hợp đó, hành động của Hương có thể gây ra những hậu quả nào ?

Trả lời :

- Việc Hương rời lớp để đi chơi riêng đã thể hiện bạn không tôn trọng kỉ luật, không tuân thủ những dặn dò của cô giáo chủ nhiệm, làm trái với những quy định an toàn của chuyến đi và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp.

- Trong trường hợp đó, hành động của Hương có thể gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm như đi lạc, không tìm thấy lối ra, gặp thú dữ và các tai nạn khác có thể xảy ra.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm