Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3: Tiết kiệm

TIẾT KIỆM

 1. Thế nào là tiết kiệm?

- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. 

* Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện... 

2. Ý nghĩa:

- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.

- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm như thế nào? 

-Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.

- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.

- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.

- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.

- Sử dụng điện nước hợp lí. 

* BÀI TẬP

1. Hãy đánh dấu x vào các ô trống tương ứng với thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm

a) Năng nhặt chặt bị x
b) Cơm thừa, gạo thiếu x
c) Góp gió thành bão x
d) Của bền tại người x
e) Vung tay quá trán x
g) Kiếm củi ba năm đốt một giờ x
h) Ăn phải dành, có phải kiệm x
i) Tích tiểu thành đại x
k) Ăn chắc mặc bền  

2. Em hãy giải thích câu thành ngữ :

" Buôn tàu bè không bằng ăn dè tiết kiệm"

Trả lời :

Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà tiết kiêm

3. Hãy sưu tầm những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ nói về tiết kiêm

Trả lời :

- Nên ăn có chừng, dùng có mực

- Thắt lưng buộc bụng

- Chẳng lo trước, ắt lụi sau

- Tích tiểu thành đại

Bài tập

Có thể bạn quan tâm