Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

1. Các khu vực địa hình

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

–  Ở phía tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Miền núi Cooc-di-e có nhiều khoáng sản: đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

– Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi. 

– Ở phía đông là miền núi già và sơn nguyên

+ Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kì, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

+ A-pa-lat là dãy núi cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. Phần bắc A-pa-lat chỉ cao 400 - 500m. Phần nam A-pa-lat cao 1000 - 1500m.

2. Sự phân hoá khí hậu

– Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hoá theo chiều Bắc – Nam lại vừa phân hoá theo chiều Tây - Đông.

- Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Trong mỗi đới lại phân hóa theo chiều tây - đông đặc biệt là giữa phần phía tây và phía đông kinh tuyến 100oT.

- Các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Do đó, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm