Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 24 : Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

BÀI 24: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền 

- Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản … là những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ít người ở vùng núi. 
- Các hoạt động kinh tế này hết sức đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi.
- Nền kinh tế vùng núi phần lớn mang tính tự cung, tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

    

2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội 

- Nhờ phát triển giao thông và điện lực … nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện, làm cho bộ mặt nhiều vùng núi biến đổi nhanh chóng.
+ Các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hầm xuyên núi... giúp cho việc trao đổi hàng hoá, giảm bớt sự cách trở giữa vùng núi với đồng bằng và ven biển
+ Các đập thuỷ điện → cung cấp năng lượng, đẩy nhanh quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới.
+ Du lịch và nghỉ dưỡng cùng các hoạt động thể thao đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều vùng núi.
Tuy nhiên phần lớn các vùng núi vẫn còn chậm phát triển
- Sự phát triển ở các vùng núi đã tác động tiêu cực đến môi trường, đến bản sắc văn hoá của các dân tộc ở vùng núi.

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm