Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 16 : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA

1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

- Năm 2015 dân số nước ta là 91,71 triệu người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.

→Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngại trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%).

→ Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá…, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

2. Dân số tăng nhanh, dân số trẻ

- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%.

- Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.

→Sức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ TNMT, nâng cao chất lượng cuộc sống.

-Cơ cấu dân số trẻ và đang già hoá. Bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (%)

Năm 1999 2014
Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 23.5
Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 66.3
Từ 60 tuổi trở lên 8.1 10.2

 

+ Lực lượng lao động dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm.

3. Đặc điểm phân bố dân cư

a, Dân cư phân bố không đều

Mật độ dân số: 254 người/km2 (2006) 

* Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi

- Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số : Đồng bằng sông Hồng cao nhất, 1304 người/km2 ( 2014).

- Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số : Tây Nguyên 101 người/km2( 2014), Tây Bắc 79 người/km2( 2014).

* Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị

- Thực trạng

+ Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.

+ Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.

Ở thành thị mật độ dân số rất cao, ở nông thôn MDDS thấp hơn nhiều so với thành thị.

* Nguyên nhân

- Trình độ phát triển KT-XH giữa các vùng khác nhau.

- Tính chất sản xuất ở các vùng khác nhau.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ ở mỗi vùng khác nhau.

- Đặc điểm chuyển cư giữa các vùng.

- ĐK tự nhiên khác.

b, Dân cư phân bố chưa hợp lí

- Ở đồng bằng: Đất chật, TNTN hạn chế nhưng dân số tập trung rất đông--> dư thừa lao động, sức ép dân số đến phát triển KT- XH, lãng phí nguồn nhân lực → Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khó khăn ( văn hoá, giáo dục, y tế..)

- Ở miền núi và cao nguyên: Đất rộng, TNTN phong phú nhưng thiếu lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn- kĩ thuật

 →TNTN chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp trong điều kiện KT-XH chậm phát triển dẫn đến khai thác tài nguyên  bừa bãi--> Suy thoái tài nguyên, huỷ hoại môi trường.

- Tuy nước ta có % thị dân thấp nhưng mức độ tập trung dân cư ở các đô thị rất cao

→ không cân xứng với cơ sở hạ tầng độ thị, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cho các đô thị, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, môi trường và văn minh đô thị.

- Ở nông thôn: dân số rất đông, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp có tính chất mùa vụ → một lượng lớn dân cư đổ ra thành thị để kiếm việc làm--> xảy ra các vấn đề KT- XH

4/ Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:

 - Tuyên truyền và thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân số có hiệu quả.

 - Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.

 - Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

 - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

  - Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm