Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 29 năm 2021

b16e1d3aceca074283d4cb79a55c41ce
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:08:45 | Được cập nhật: 4 giờ trước (22:31:15) | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 121 | Lượt Download: 2 | File size: 0.01754 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 29

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

TIẾNG ĐÀN BẦU

Lữ Giang

Lắng tai nghe đàn bầu

Ngân dài trong đêm thâu

Tiếng đàn là suối ngọt

Cho thời gian lên màu.

Tiếng đàn bầu của ta

Lời đằm thắm thiết tha

Cung thanh là tiếng mẹ

Cung trầm là giọng cha.

Đàn ngày xưa mất nước

Dây đồng lẻ não nuột

Người hát xẩm mắt mù

Ôm đàn đi trong mưa

Mừng Việt Nam chiến thắng

Đàn bầu ta dạo lên

Nghe niềm vui sâu đậm

Việt Nam – Hồ Chí Minh.

(Mã Giang Lân sưu tầm, tuyển chọn, Thơ Việt Nam 1954 – 1964, NXB Giáo dục, 1997, tr155)

Câu 1.Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2.Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích miêu tả các cung bậc của tiếng đàn bầu.

Câu 3. Anh/ chị hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất?

Câu 4.Anh/ chị cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả với quê hương đất nước được thể hiện trong văn bản?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1.(2,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 2.(5,0 điểm)

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Tràng tươi cười:

- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.

Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:

- U đã về ạ!

Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót...

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục, 2008, tr.28 -29)

Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt.