Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử THPTQG 2020 lần 1 môn Sinh - THPT Thoại Ngọc Hầu (An Giang)

8d087be825f27c82242402bb3b1d364e
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:48:46 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:08:19 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 344 | Lượt Download: 1 | File size: 0.192045 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

[ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 001 BÀI: GEN – MÃ DI TRUYỀN, NHÂN ĐÔI ADN; PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. Codon B. Gen C. Anticodon D. Mã di truyền Câu 2. Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc: A. Bổ sung B. Bán bảo toàn C. Bổ sung và bảo toàn D. Khuôn mẫu Câu 3. Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ A. ARN  ADN  Prôtêin. B. ADN  ARN  Tính trạng  Prôtêin. C. ARN  ADN  ARN  Prôtêin. D. ADN  ARN  Prôtêin  Tính trạng. Câu 4. Ở Operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là A. Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (0), gen câu trúc Z, Y, A B. Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A C. Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A D. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, Y, A Câu 5. Nhận định nào không đúng khi nói về sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ? A. Sau phiên mã, phân tử mARN trưởng thành đã được cắt bỏ các đoạn intron B. Sau phiên mã, phân tử mARN được đưa ra tế bào chất, trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein C. Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã D. Sự phiên mã sử dụng nguyen tắc bổ sung Câu 6. Quá trình dịch mã là quá trình A. Tổng hợp theo nguyên tắc bán bảo toàn B. Tổng hợp nên phân tử ADN C. Tổng hợp nên phân tử mARN D. Tổng hợp nên chuỗi polipeptit Câu 7. Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ? A. ADN polymeraza B. Ligaza C. Restrictaza D. ARN polymeraza Câu 8. Trong cơ chế điều hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có Lactozo và khi môi trường không có Lactozo? A. Nhóm gen cấu trúc Z,Y,A luôn phiên mã và dịch mã B. Gen điều hòa (R) luôn tổng hợp Protein ức chế C. Lactozo làm bất hoạt Protein ức chế D. Enzim ARN polimeraza luôn liên kết với vùng khởi động và tiến hành phiên mã Câu 9. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’ D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’ Câu 10. Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA T r a n g 1|7 [ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] Câu 11. Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau D. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc? A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron) C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron) D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc Câu 13. Ở cấp độ phân tử, cơ chế đảm bảo cho thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào là: A. Nhân đôi và phiên mã B. Phiên mã và dịch mã C. Nhân đôi D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã Câu 14. Enzyme tham gia vào quá trình nối các đoạn Okazaki lại với nhau trong quá trình tự sao của phân tử ADN ở E.coli: A. ADN polymerase B. ADN primase C. ADN helicase D. ADN ligase Câu 15. Từ 9 phân tử ADN được đánh dấu N15 ở cả 2 mạch đơn tiến hành quá trình nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, tổng hợp được 72 phân tử ADN mạch kép, kết luận nào sau đây đúng? A. Có 18 phân tử ADN con chỉ chứ N15 B. Có 126 mạch đơn ở các phân tử ADN con chứa N14 C. Có tất cả 70 phân tử ADN con chứ N14 D. Có 9 phân tử ADN chứ N14 và N15 Câu 16. Trong một chu kì tế bào kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là: A. Tùy theo từng đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể như nhau hoặc có thể khác nhau B. Số lần phiên mã gấp nhiều lần số lần nhân đôi C. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau D. Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã Câu 17. Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleoxit như sau: Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi poplipeptit cần 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dung làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen A. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1) B. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2) C. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2) → (1) D. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1) → (2) T r a n g 2|7 [ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] Câu 18. Một gen có chiều dài 5100A0, có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanine. Khi gen này tự nhân đôi một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp là: A. A = T = 900; G = X = 600 C. A = T = 400; G = X =800 B. A = T = 600; G = X = 900 D. A = T = 800; G = X = 400 Câu 19. Cho biết các anticôđon vận chuyển các axit amin tương ứng như sau: XXX - Gly; GGG - Pro; XGA - Ala; GXU - Arg; AGX - Ser; UXG - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’GGG XXX AGX XGA3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là: A. Gly-Pro-Ser-Arg C. Ser-Arg-Pro-Gly B. Ser-Ala-Gly-Pro D. Pro-Gly-Ser-Ala 0 Câu 20. Một phân tử mARN có chiều dài 2142A và tỉ lệ A: U :G :X = 1 : 2: 2: 4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này thì số nucleotit mỗi loại của ADN là: A. A = T = 420, G = X = 210 C. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280 B. A = T = 210, G = X = 420 D. A = 140, T = 70, G = 280, X = 140 Câu 21. Trong điều hòa hoạt động gen của một operon Lac, giả thiết nếu gen điều hòa (R) bị đột biến dẫn đến đột biến của protein ức chế khiến nó không bám được vào vùng vận hành thì điều nào sau đây sẽ xảy ra? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A ngừng phiên mã , dịch mã B. Các gen cấu trúc Z, Y, A giảm phiên mã , dịch mã C. Chất Protein ức chế dư thừa sẽ làm tê liệt hoạt động của tế bào D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã, dịch mã liên tục Câu 22. Bạn nhận được một phần tử axit nucleic mà bạn nghĩ là mạch đơn ADN. Nhưng bạn không chắc. Bạn phân tích thành phần nucleotit của phân tử đó. Thành phần nucleotit nào sau sau đây khẳng định dự đoán của bạn là đúng? A. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29% B. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Timin 29% C. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Traxin38% D. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Uraxin 38% Câu 23. Nuôi 6 vi khuẩn (Mỗi vi khuẩn chỉ chứa 1 ADN được cấu tạo từ các nucleotit N15) vào môi trường nuôi chỉ chứa N14. Sau một thời gian nuôi cấy, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử ADN (quá trình phá màng tế bào không làm đứt gãy ADN ). Trong các phân tử này, loại ADN có N15 chiếm tỉ lệ 6.25%. Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng tế bào là: A. 192 B. 96 C. 32 D. 16 Câu 24. Trên một phân tử mARN có trình tự các nucleotit như sau: 5’…XXX AAU AUG GGG GGG UUU UUX UUA AAA UGA …3’ Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số bộ ba và số bộ đối mã được tARN mang đến khớp riboxom lần lượt là: A. 8 bộ ba và 7 bộ ba đối mã B. 6 bộ ba và 6 bộ ba đối mã C. 7 bộ ba và 7 bộ ba đối mã D. 10 bộ ba và 10 bộ ba đối mã Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân thực? A. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm trong vùng mã hóa của gen B. Vật chất di truyền trong nhân ở cấp độ phân tử là ADN xoắn kép, dạng mạch thẳng T r a n g 3|7 [ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron) D. Nếu biết số lượng từng loại nuclêôtit trên gen thì xác định được số lượng từng loại nuclêôtit trên mARN Câu 26. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với ở sinh vật nhân sơ ở những điểm nào? (1) Chiều nhân đôi (2) Hệ enzim tham gia nhân đôi ADN (3) Nguyên liệu của sự nhân đôi (4) Số lượng đơn vị nhân đôi (5) Nguyên tắc sử dụng trong cơ chế nhân đôi A. (1) và (3) B. (1) và (5) C. (2) và (4) D. (2) và (3) Câu 27. Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là 1. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN 2. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm 3. Các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn 4. Mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’ Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3 Câu 28. Quá trình tự nhân đôi của AND trong nhân có đặc điểm: 1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào 2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo toàn 3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới 4. Đoạn okazaki được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ 5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi, 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y 6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ 7. Enzim nối ligaza chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 7 C. 1, 2, 4, 5, 6, 7 B. 1, 2, 3, 4, 6 D. 1, 3, 4, 5, 6 Câu 29. Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực: 1. Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã 2. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào 3. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã 4. Phiên mã diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN 5. Có các đoạn mã hóa axit amin (exon) mới được phiên mã Số thông tin không đúng là : A. 4 B. 5 C. 2. D. 3. Câu 30. Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit : 1. ADN 2. mARN 3. tARN 4. Ribôxôm 5. Axitamin 6. Chất photphat cao năng (ATP) Phương án đúng là: A. 2 – 3 – 4 – 5 C. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 B. 1 – 3 – 4 – 5 – 6 D. 2 – 3 – 4 – 5 – 6 T r a n g 4|7 [ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] Câu 31. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ? (1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại (2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã (3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'à5' trên phân tử mARN (4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 32. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã Cột A Cột B 1. Trong phiên mã, ARN pôlimeraza trượt dọc a. làm phát sinh đột biến gen. 2. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra b. theo chiều 5' - 3'. 3. Khi ribôxôm dịch mã, nếu gặp mã kết thúc trên mARN thì c. theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. 4. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên mARN d. theo mạch mã gốc của gen có chiều 3' 5'. 5. Quá trình tự nhân đôi ADN không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ e. quá trình dịch mã ngừng lại. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng? A. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d, 5-e C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e B. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a D. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a Câu 33. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A=36°C; B=78°C; C=55°C; D=83°C; E=44°C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. A→B→C→D→E C. D→E→B→A→C B. D→B→C→E→A D. A→E→C→B→D Câu 34. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau: 1. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản 2. Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit của phân tử mARN 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn 4. Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 35. Khi môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ vẫn được vi khuẩn tạo ra. Dựa vào hoạt động của Opêron Lac, một học sinh đã đưa ra một số ý kiến để giải thích hiện tượng này như sau: T r a n g 5|7 [ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] (1) Vùng khởi động (P) bị bất hoạt (2) Gen điều hoà (R) bị đột biến không tạo được prôtêin ức chế (3) Vùng vận hành (O) bị đột biến không liên kết được với prôtêin ức chế (4) Gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen Trong những ý kiến trên, các ý kiến đúng là : A. (2), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (2), (3) D. (2), (4) Câu 36. Cho các hiện tượng sau: 1. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học. 2. Đột biến làm mất vùng khởi động ( vùng P) của Operon Lac 3. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng 4. Vùng vận hành( vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế 5. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 37. Cho các sự kiện sau: (1) Gen tháo xoắn để lộ mạch gốc (2) ARN polimeraza trượt trên mạch gốc (3) Phân tử mARN được giải phóng (4) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa (5) ARN polimeraza gặp tín hiệu kết thúc ở cuối gen (6) Ribonucleotit tự do bắt đôi bổ sung với nucleotit trên mạch gốc Trình tự các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật là: A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) C. (4), (1), (2), (6), (5), (3) B. (4), (1), (5), (6), (2), (3) D. (4), (2), (1), (6), (3), (5) Câu 38. Ở vi khuẩn E .coli giả sử có 6 chủng đột biến sau: Chủng 1: Đột biến gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này tổng hợp bị mất chức năng Chủng 2: Đột biến gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này tổng hợp bị mất chức năng Chủng 3: Đột biến gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng prôtêin Chủng 4: Đột biến gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này tổng hợp bị mất chức năng Chủng 5: Đột biến gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã Chủng 6: Đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron làm cho vùng này bị mất chức năng Khi môi trường có đường lactôzơ thì số chủng vi khuẩn có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã là: A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 39. [CĐ3-0442] Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là: A. BBbb B. BBb C. Bbbb D. Bbb Câu 40. Một đoạn trình tự nucleotit trên một mạch của một phân tử ADN sợi kép và trình tự axit amin tương ứng với nó được vẽ dưới đây. Cho biết các bộ ba UUU mã hóa Phenin alanin, UUA mã hóa Leuxin, AAG mã hóa Lysin, AGX mã hóa Serin. T r a n g 6|7 [ BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU ] Codon a B c d Mạch ADN 5'........ TTT AAG TTA AGX .......3' Polypeptide ........ Phe Lys Leu Ser ....... Hãy cho biết trong số các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu là đúng? 1. Mạch ADN ở trên là mạch làm khuôn để phiên mã 2. Nếu lượng G+X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì lượng A+T trên mạch ADN bổ sung với nó sẽ là 60% 3. Nếu lượng G+X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì lượng A+U trên bản phiên mã nguyên thủy của gen này sẽ là 60% 4. Trình tự nucleotit của mARN sẽ là 5' ....... UUU AAG UUA AGX ....... 3' A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - Hết Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 6 Thứ Ngày Sáu 28/06/2019 Bảy 29/06/2019 Chủ nhật 30/06/2019 Giờ 08:00 20:00 08:00 20:00 08:00 20:00 Mục tiêu Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh học 12 bài 1, 2, 3 Đăng đáp án Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh học 12 bài 1, 2, 3 Đăng đáp án Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh học 12 bài 1, 2, 3 Đăng đáp án T r a n g 7|7