Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Vật lý 6 trường THCS Thanh Thùy năm 2014-2015

fb1580f6d0162ab1ac57de592907ec72
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 19 tháng 9 2021 lúc 22:55:15 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:07:57 | IP: 14.243.135.15 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 141 | Lượt Download: 2 | File size: 0.031159 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH THÙY ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học: 2014 -2015 Môn thi: Vật lí Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Một người mang một cái can 3 lít đến cửa hàng để mua 1 lít dấm. Người bán hàng chỉ có một cái can 5 lít đựng đầy nước dấm và một can 2 lít chưa đựng gì cả. Theo em, người bán hàng phải dùng cách nào để đong đúng yêu cầu của khách? Câu 2: (3 điểm) a. Nêu tính chất dãn nở vì nhiệt của chất rắn ? b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng ? Câu 3: (3 điểm) Hãy trình bày phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước? (dùng bình chia độ, cân) Câu 4: (4 điểm) Một một bao gạo nặng 1,5 tạ. Biết khối lượng riêng của gạo là 1200 kg/m3. a. Tính trọng lượng của bao gạo. b. Tính thể tích của bao gạo. c. Tính trọng lượng riêng của bao gạo. Câu 5: (4 điểm) Bạn Tuấn dùng đòn bẩy để nâng một vật. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của bạn Tuấn đặt tại A. Trọng lượng của vật là 45N, AB = 1,5 m. A O B a. Điền số thích hợp vào chỗ trống của bảng số liệu sau: OA (cm) 135 125 75 30 25 OB (cm) 15 75 Lực tác dụng F (N) 5 9 180 225 b. Khi nào lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật ? Câu 6: (4 điểm) Đổ 1 lít rượu vào 1,5 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,7% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Hãy tính khối lượng riêng của hỗn hợp biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là D1= 800 kg/m3; D2= 1000 kg/m3. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH THÙY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học: 2014 -2015 Môn thi: Vật lí Câu 1: (2 điểm) - Bước 1: Lấy can 5 lít đổ từ từ dấm vào đầy can 3 lít. - Bước 2: Sau đó, lấy can 3 lít đổ từ từ dấm vào đầy can 2 lít => Lượng dấm còn lại trong can 3 lít vừa đúng bằng lượng khách hàng yêu cầu (1 lít) Câu 2: (3 điểm) a. Tính chất: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (1đ) - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0,5đ) b. Tạo điều kiện cho mái tôn dãn nở khi hấp thụ ánh sáng mặt trời (khi nhiệt độ tăng) mà không làm biến dạng bề mặt. (1,5đ) Câu 3: (3 điểm) Phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước là: (vật rắn lọt qua bình chia độ) - Bước 1: Dùng cân xác định khối lượng của vật rắn. (m) - Bước 2: Xác định thể tích của vật rắn. (V) Đổ khoảng 50cm3 nước vào bình chia độ. Thả nhẹ nhàng vật rắn vào bình chia độ. Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của vật rắn. - Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: D = m/V Câu 4: (4 điểm) Tóm tắt: (0,5đ) a. Tọng lượng của bao gạo là: m = 1,5 tạ =150kg P = 10.m = 10.150 =1500 (N) (1đ) D =1200 kg/m3 b.Thể tích của bao gạo là: P =?. (1đ) V=? d=? (1đ) V = m : D = 150 : 1200 = 0,125 (m 3) c. Trọng lượng riêng của bao gạo là: d = 10. D = 10. 1200 = 12 000 (N/m 3) Đáp số: (0,5đ) a. 1500 N , b. 0,125m3 , c.12 000 N/m3 Câu 5: (4 điểm) a. - Độ lớn của lực tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa. => Lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì càng nhỏ bấy nhiêu lần. (1đ) - Ta có: OA = 135cm, OB = 15cm => OA = 9.OB Vậy lực tác dụng nhỏ hơn trọng trọng lượng của vật 9 lần, hay F=5N - Giải thích tương tự ta có bảng sau: (2đ) OA (cm) 135 125 75 30 25 OB (cm) 15 25 75 120 125 Lực tác dụng F (N) 5 9 45 180 225 b. Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật. (OA < OB). (1đ) Câu 6: Tóm tắt: (0,5đ) Vrượu = 1 lít = 1 dm3 = 0,001 m3 Vnước = 1,5 lít = 1,5 dm3 = 0,0015 m3 D1= 800 kg/m3 D2= 1000 kg/m3 Dhh = ? - Khối lượng của 1 lít rượu là: mrượu = D1. Vrượu = 800. 0,001 = 0,8 (kg) (1đ) - Khối lượng của 1,5 lít nước là: m nước = D2. Vnước = 1000. 0,0015 = 1,5 (kg) (1đ) - Khối lượng của hỗn hợp là: mhh = mrượu + mnước = 0,8 + 1,5 = 2,3 (kg) - Tổng thể tích của rượu và nước là: V = Vrượu + Vnước = 0,001 + 0,0015 = 0,0025 (m3) - Vì thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,7% thể tích tổng cộng của các chất thành phần nên thể tích của hỗn hợp là: Vhh = V − V. 0,7% = 0,0025 − 0,0025. 0,7 : 100 = 0,0024825 (m3) - Khối lượng riêng của hỗn hợp rượu và nước là: Dhh = mhh : Vhh = 2,3 : 0,0024825 ≈ 926 (kg/m3) (1đ) Đáp số: 926 kg/m3 (0,5đ)