Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Lịch sử 9 vòng 2 huyện Tam Dương năm 2010-2011

a426c4ea47d0386fcff69110aeb1390e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 14 tháng 8 2021 lúc 21:50:29 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 12:20:49 | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 219 | Lượt Download: 2 | File size: 0.078848 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 Năm học: 2010-2011 Môn: Lịch Sử Thời gian làm bài: 150 phút. Đề thi này gồm 01 trang. Câu 1:( 2 điểm) Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay? Mối quan hệ Việt Nam –Trung Quốc dựa trên những tinh thần và phương châm nào? Câu 2:(2 điểm) Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Câu 3 : (1.5 điểm) Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế? Câu 4: (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 5:( 2.5 điểm) Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) đã đề ra những quyết định quan trọng nào? Ý nghĩa ? ====HẾT==== Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:..................... 1 UBND HUYỆN TAM DƯƠNG PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 Năm học: 2010-2011 Môn: Lịch Sử Đáp án này gồm 04 trang Câu 1:(2 điểm) Tháng 12-1978 ,Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới , mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế -xã hội của đất nước. Đường lối đổi mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc,lấy phát triển kinh tế làm trung tâm ,thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa , đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh , văn minh. *Kinh tế Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1978-2000) nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ,đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới : Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hằng năm 9,6% ….đứng hàng thứ 7 thế giới Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 tăng 15 lần so với năm 1978… Cũng tính đến năm 1997 ,có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ * Đối ngoại : Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả , góp phần củng cố địa vị đất 0.25đ nước trên trường quốc tế Từ cuối những năm 80 của thế kỉ xx, Trung Quốc đã lần lượt bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ ,Lào ,Việt Nam,……mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới 0.25đ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao(12-1999) *Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dựa trên tinh thần 4 tốt :”Láng giềng tốt ,bạn bè tốt , đồng chí tốt , đối tác tốt” 0.25đ Phương châm 16 chữ vàng:”Láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện ,ổn định lâu dài , hướng tới tương lai” 0.25đ Câu 2 (2đ) Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia đã được giải quyết bằng việc kí kết hiệp định Pari về CPC 0.25đ (10/1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên và sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Tháng 7-1992, Việt Nam và Lào chính thức gia nhập hiệp ước BA-LI (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để VN hòa nhập vào các hoạt 0.25đ động của khu vực ĐNÁ. 2 Tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Năm 1997, Lào, Miama gia nhập ASEAN. Tháng 4-1999, CPC được kết nạp vào tổ chức này. Như thế, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước ĐNÁ đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNÁ hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Năm 1992, ASEAN quyết định biến ĐNÁ thành một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNÁ. Như vậy, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ”. Câu 3 (1.5đ) Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành trên lĩnh vực kinh tế là: Pháp tăng cường đầu tư vào VN, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than), vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu Phrăng, gấp nhiều lần trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng… Pháp cũng chú trọng đến khai mỏ. Các công ty than có từ trước đều được bỏ vốn thêm và hoạt động mạnh hơn. Nhiều công ty than ra đời… Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định, các nhà máy rượu HN, nhà máy xay sát gạo Chợ Lớn… Thương nghiệp phát triển hơn trước thời kỳ chiến tranh. Để nắm chặt thị trường VN và Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta… Giao thông vận tải được đầu tư phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn… Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đổi: hạn chế phát triển công nghiệp nặng, tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng… Câu 4 (2đ) Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập ĐCSVN * Hoàn cảnh: Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng VN. Các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở Đạng tại 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 3 nhiều địa phương…tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước. Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng VN lúc này là phải có một ĐCS thống nhất trong cả nước. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một ĐCS duy nhất, lấy tên là ĐCSVN. * Nội dung: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) từ ngày 6/1/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì… + Hội nghị nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là ĐCSVN. + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo + Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã ra Lời kêu gọi. * Ý nghĩa ;Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ỹ nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.Chính cương vắn tắt ,sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Câu 5: (2.5đ) Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba.Tháng 6-1941 phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô .Trên thế giới đã hình thành hai trận tuyến: một bên là các lực lượng dân chủ, do Liên xô đứng đầu, và một bên là khối phát xít Đức, Ý, Nhật. Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ. Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 BCH TW ĐCS Đông Dương họp tại Pắc Bó Cao Bằng từ ngày 1019/5/1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị đã đề ra những quyết định quan trọng: + Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là Pháp – Nhật và tay sai. Do vậy trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc ĐD ra khỏi ách Pháp-Nhật. + Tạm gác khẩu hiệu: “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”, tiến tới thực hiện “Người cày có ruộng”. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 4 + Hội nghị chủ trương thành lập VN độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm: các tổ chức quần chúng, lấy tên là Hội Cứu quốc 0.5đ nhằm tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước chống kẻ thù chính giành độc lập dân tộc. Hội nghị nhấn mạnh phải coi việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng của toàn dân ta lúc này. * Ý nghĩa: Hội nghị TW lần thứ 8 đánh dấu một bước tiến so với hội nghị TW 6 0.25đ vì đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng. Hội nghị TW 8 có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự thắng lợi của CM T8/1945 ở VN và ghi nhận sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc 0.25đ trong buổi đầu về nước trực tiếp lạnh đạo CM. -----------------------------Hết--------------------------- 5