Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Địa 10 trường THPT chuyên Thái Bình năm 2021-2022

e81dac11bbe38ae4735f7fe4acea0625
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 19 tháng 7 2022 lúc 14:27:50 | Được cập nhật: 3 giờ trước (14:26:58) | IP: 2001:ee0:4bac:d9b0:a534:d6d7:d9e8:81dd Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 188 | Lượt Download: 6 | File size: 0.038441 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

THÁI BÌNH

ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI HSG KHU VỰC BẮC BỘ

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Địa lí 10

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi có 2 trang, gồm 5 câu)

Câu I.(4,0 điểm)

  1. Trình bày và giải thích về đặc điểm thời tiết khí hậu của bốn mùa trong năm ở vùng ôn đới Bắc bán cầu.

  2. Phân tích mối quan hệ giữa động vật và thực vật. Nguyên nhân nào làm cho đất ở vùng núi thấp miền nhiệt đới gió mùa có tầng đất dày, chua, màu đỏ vàng?

Câu II.(4,0 điểm)

  1. Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi nhiệt độ Trái đất tăng lên, từ đó rút ra quy luật của tự nhiên thể hiện hiện tượng trên. Giải thích nguyên nhân và trình bày ý nghĩa của quy luật tự nhiên đó đối với thực tiễn.

  2. Tại sao trong các biển và đại dương, độ mặn và nhiệt độ nước biển không giống nhau?

Câu III.(4,0 điểm)

  1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khí áp trên Trái Đất? Trình bày và giải thích về đặc điểm khối khí xích đạo?

  2. So sánh sự khác nhau về đặc điểm mưa của kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải với kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa. Giải thích nguyên nhân.

Câu IV.(4,0 điểm)

  1. Tại sao nói tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số chưa phản ánh đầy đủ tình hình gia tăng dân số của mỗi quốc gia? Tại sao thời gian gần đây, các nước đang phát triển có tốc độ tăng dân số thành thị nhanh hơn các nước phát triển ?

2. Samsung là 1 tập đoàn của Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam, hỏi lợi nhuận hàng năm của chi nhánh Samsung ở Việt Nam được tính vào GDP, GNI của quốc gia nào?

Câu V.(4,0điểm)

1. Tại sao ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, có tính phân tán nhưng ngày càng phân bố tập trung hơn?

2. Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN THẾ GIỚI VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI

THỜI KỲ 1990 - 2013

Năm 1990 2000 2003 2007 2013 2017
Dân số thế giới (triệu người) 5300 6240 6317 6625 7137 7536,0
Sản lượng lương thực (triệu tấn) 1950 2060 2021 2120 2478 2980,2

a. Để thể hiện dân số thế giới, sản lượng lương thực thế giới thời kỳ 1990 – 2017 thì biểu đồ nào là thích hợp nhất?

b. Từ bảng số liệu trên, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.

-------------- HẾT --------------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

Người soạn đề: Nguyễn Thị Hồng Duyên 0904143207

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

THÁI BÌNH

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI HSG KHU VỰC BẮC BỘ

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Địa lí 10

Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
I 1 Trình bày và giải thích về đặc điểm thời tiết khí hậu của bốn mùa trong năm ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. 2,00

- Mùa xuân: từ 21/3 – 22/6 ấm áp

do thời kì này mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên CTB, góc nhập xạ tăng, ngày dài hơn đêm, lượng ánh sáng và nhiệt nhậ được nhiều lên mặt đất được đốt nóng nhưng vừa trải qua thời kì mùa đông lạnh giá nên nhiệt độ không khí không lên quá cao, thời tiết ấm áp.

- Mùa hạ từ 22/6-23/9 nóng nực

do thời kì này mặt trời chuyển động biểu kiến từ CTB về xích đạo, góc nhập xạ vẫn lớn, ngày vẫn dài lượng ánh sáng và nhiệt nhận được cao, mặt đất được đốt nóng và tiếp tục tích nhiệt nên thời tiết nóng nực

- Mùa thu 23/9 – 22/12 mát mẻ

do thời kì này mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo về chí tuyến Nam, góc nhập xạ ở BBC nhỏ dần, ngày ngắn dần đi nên lượng ánh sáng và nhiệt nhận được ít hơn, nhưng mặt đất đã được hun nóng trong mùa hạ lúc này lượng nhiệt tỏa ra vẫn khá nên không khí mát mẻ

- Mùa đông 22/12 đến 21/3 lạnh giá

do lúc này MT chuyển động biểu kiến từ CTN về xích đạo góc nhập xạ vẫn nhỏ lượng ánh sáng và nhiệt nhận được ít dần, mặt đất mất nhiệt nhanh nên thời tiết lạnh giá.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2 Phân tích mối quan hệ giữa động vật và thực vật. Nguyên nhân nào làm cho đất ở vùng núi thấp miền nhiệt đới gió mùa có tầng đất dày,chua màu đỏ vàng? 2,00

* Phân tích mối quan hệ giữa động vật và thực vật.

- Thực vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn… Do đó, nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

- Động vật góp phần thay đổi phạm vi phân bố của thực vật (phát tán hạt, phấn hoa…) và cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển (xác động vật, phân động vật…

* Đất ở vùng núi thấp miền nhiệt đới gió mùa có tầng đất dày, chua, màu đỏ vàng?

- Đất chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố….

- Nhiệt cao ẩm lớn nên phong hóa diễn ra mạnh làm cho đất có tầng phong hóa dày.

- Mưa nhiều, tập trung theo mùa nên rửa trôi các chất bazơ dễ tan Ca2+, Mg 2+, K+… nên đất chua.

- Đồng thời tích tụ ôxit sắt, ôxit nhôm nên đất có màu đỏ vàng.

0,50

0,50

0,25

0,25

0,25

0,25

II 1 Trình bày sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi nhiệt độ trên Trái đấttăng lên, từ đó rút ra quy luật của tự nhiên thể hiện hiện tượng trên. Giải thích nguyên nhân và trình bày ý nghĩa của quy luật tự nhiên đó đối với thực tiễn. 2,00

* Khi nhiệt độ trên Trái đất tăng lên dẫn đến sự thay đổi của nhiều thành phần tự nhiên khác.

- Nhiệt độ tăng đan đến băng tan ở 2 cực và trên các vùng núi, mực nước biển dâng làm ngập các vùng đồng bằng thấp ven biển, mất đất…

- Tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa,…

- Làm cho đa dạng sinh học bị thay đổi, các sinh vật ưu nóng tăng, sinh vật ưu lạnh có nguy cơ giảm vì mất môi trường sồng, biến đổi gen…

* Nhận xét:Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Đó là nội dung của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

* Nguyên nhân: các thành phần tự nhiên trên Trái đất đều chịu tác động trực tiếp hoặc dán tiếp của nội lực và ngoại lực.

* Ý nghĩa thực tiễn: Khi con người tiến hành khai phá 1 lãnh thổ nào đó cần nghiên cứu tổng hợp và đánh giá những thay đổi của lãnh thổ để đề ra phương hướng khai thác hợp lí nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

2 Tại sao trong các biển và đại dương, độ mặn và nhiệt độ nước biển không giống nhau? 2,00

- Do độ mặn và nhiệt độ nước biển chịu tác động của các nhân tố khác nhau.

+ Nhiệt độ nước biển không đồng nhất theo độ sâu, theo vĩ độ và theo mùa..., (diễn giải).

+ Độ mặn nước biển phụ thuộc lượng mưa, độ bốc hơi, băng tan, lượng nước sông đổ ra biển...(diễn giải)

  • - Mối quan hệ giữa các nhân tố này cũng khác nhau ở mỗi nơi làm chế độ thủy triều, sóng, độ mặn và nhiệt độ nước biển không giống nhau.

0,25

0,75

0,75

0,25

III 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khí áp trên Trái Đất?Trình bày và giải thích về đặc điểm khối khí xích đạo? 2,00

* Khí áp phụ thuộc vào nhiệt độ, độ cao và độ ẩm không khí, mà các nhân tố này khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất.

- Độ cao: càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén nhỏ, khí áp giảm.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

- Độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô vì thế không khí nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.

- Mối quan hệ giữa các nhân tố này khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất càng tạo sự phân hóa đa dạng khí áp.

*Khối khí xích đạo:

- Đặc điểm chủ yếu là khối khí hải dương.

Vì:

- Vùng xích đạo là đai áp thấp, có nền nhiệt độ cao nên hơi nước bốc lên nhiều tạo độ ẩm lớn, mưa nhiều.

- Mặt đệm chủ yếu là đại dương, ít lục địa, nhiều rừng..., nên chủ yếu là khối khí hải dương thống trị.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2 So sánh sự khác nhau về đặc điểm mưa của kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải với kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa. Giải thích nguyên nhân. 2,00

* So sánh đặc điểm mưa

- Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm nhỏ hơn khoảng 600-700mm, mưa nhiều hơn vào mùa đông

- Khí hậu cận nhiệt gió mùa có lượng mưa trung bình năm lớn hơn khoảng 1000-1200mm, mưa nhiều vào mùa hạ.

* Nguyên nhân:

- Cận nhiệt Địa Trung Hải nằm ở bờ Tây lục địa, vào mùa hạ chịu tác động của áp cao cận chí tuyến và gió tín phong từ lục địa thổi ra nên trời trong xanh, không mưa. Mùa đông khi áp cao cận chí tuyến dịch về phía xích đạo theo chuyển động biểu kiến của Mặt trời, khu vực này chịu tác động của fron ôn đới, xoáy thuận, gió Tây ôn đới từ biển vào nên mưa nhiều hơn.

- Cận nhiệt gió mùa nằm ở bờ đông lục địa, mùa đông chịu tác động của gió mùa mùa đông lạnh khô từ áp cao lục địa trung tâm thổi ra nên rất ít mưa; mùa hạ gió từ biển thổi vào mang theo ẩm, cùng bão…gây mưa lớn.

0,5

0,5

0,5

0,5

IV 1 Tại sao nói tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số chưa phản ánh đầy đủ tình hình gia tăng dân số của mỗi quốc gia? Tại sao thời gian gần đây, các nước đang phát triển có tốc độ tăng dân số thành thị nhanh hơn các nước phát triển ? 2,00

* Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số chưa phản ánh đầy đủ tình hình gia tăng dân số của các quốc gia vì:

- Gia tăng dân số bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.

- Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

- Vậy gia tăng dân số ngoài phụ thuộc vào gia tăng tự nhiên còn phụ thuộc vào gia tăng cơ học. Mà gia tăng cơ học khác nhau ở từng nước, từng giai đoạn và ảnh hưởng đến biến động dân số các nước.

* Các nước đang phát triển tốc độ tăng dân thành thị cao:

- Đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nên quá trình đô thị hóa nhanh.

- Đô thị hóa tự phát do bùng nổ dân số và tình trạng nghèo đói ở nông thôn, khu vực thành thị có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tốt hơn, khả năng tìm kiếm việc làm và chất lượng cuộc sống cao đã thu hút dân cư vào thành thị.

* Các nước phát triển tốc độ tăng dân thành thị chậm hơn:

- Đã tiến hành công nghiệp hóa sớm, đã chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, đô thị hóa đã ở mức cao.

- Chênh lệch về CSVC và cơ sở hạ tầng ở thành thị nông thôn không nhiều, giao thông lợi nên một bộ phận dân cư chuyển ra ngoại ô sinh sống và phát triển các thành phố vệ tinh

0,25

0,25

0.25

0.25

0,25

0,25

0,25

0,25

2 Samsung là 1 tập đoàn của Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam, hỏi lợi nhuận hàng năm của chi nhánh Samsung ở Việt Nam được tính vào GDP, GNI của quốc gia nào? 2,00

- Khái niệm GDP và GNI

- Tính vào GDP của Việt Nam do Chi nhánh hoạt động tại Việt Nam

- Tính vào GNI của Hàn Quốc do chi nhánh Việt Nam thuộc tập đoàn Sam sung Hàn Quốc

lùi xa,…

1,0

0,5

0,5

V 1 Tại sao ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, có tính phân tán nhưng ngày càng phân bố tập trung hơn? 2,0

- Nông nghiệp gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp

- Phụ thuộc vào tự nhiên vì

+ đối tượng lao động là cây trồng vật nuôi, là cơ thể sống, mỗi cây trồng vật nuôi có một giới hạn sinh thái nhất định phù hợp với nhiệt, ẩm, ánh sáng, nguồn dĩnh dưỡng...lấy từ tự nhiên

+ tư liệu sản xuất không thể thay thế là đất trồng

- Nông nghiệp có tính phân tán vì tư liệu sản xuất không thể thay thế là đất trồng, đất trồng thì mang tính phân tán theo không gian, mỗi cây trồng có sự thích nghi khác nhau giữa các loại đất; sản phẩm phụ vụ nhu cầu thiết yếu của người dân nên được phát triển ở hầu hết các khu vực có dân cư sinh sống

- Nông nghiệp ngày càng phân bố tập trung hơn do hướng đến sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường, sự phát triển của công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch,...đã thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp dực trên các thế mạnh về đất đai, khí hậu, lao động.

0,25

0,5

0,25

0,5

0,5

2 Bảng số liệu một số sản phẩm nông - ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 - 2017. 2,00

*Xác định biểu đồ:

  • Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và sản lượng lương thực thế giới là cột đường kết hợp

( Chú ý: nêu biểu đồ khác không cho điểm).

*Nhận xét:

Tình hình dân số thế giới và sản xuất lương thực thế giới thời kỳ 1990 – 2017 có sự biến động:

- Dân số thế giới: tăng liên tục, tăng 2236 triệu người, gấp 1,42 lần, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng sản lượng lương thực.

- Sản lượng lương thực thế giới tăng 1030,2 triệu tấn, tốc độ tăng nhanh hơn số dân, tăng gấp 1,53 lần.; nhưng biến động, giai đoạn 2000 – 2003 còn giảm nhẹ.

- Bình quân lương thực đầu người của thế giới tăng lên, tăng từ 376,7 kg/ người năm 1990 lên 395,5 kg /người năm 2017, tăng 27,6 kh.người, tăng 27,6kg/ người. Có biến động: giai đoạn 1990 – 2003 giảm từ 367,8 kg/ người xuống còn 319,9 kg /người; giai đoạn 2003 – 2017 tăng lên đạt 395,5kg/ người năm 2017.

* Giải thích:

- Dân số thế giới tăng do quy mô dân số lớn, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn cao, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

- Sản lượng lương thực tăng do mở rộng diện tích canh tác, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lương thực của con người,… Năm 2003 giảm do tác động của thiên tai, dịch bệnh,…

- Bình quân lương thực đầu người tăng nhưng nhiều biến động do tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực cao hơn tốc độ tăng trưởng của dân số, tác động của thiên tai tại một số khu vực sản xuất lương thực lớn trên thế giới,…

0,5

0,125

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,125

TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI, 5 CÂU 20,00

-------------- HẾT --------------

Người soạn hướng dẫn chấm đề: Nguyễn Thị Hồng Duyên 0904143207