Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 trường TH Krong Búk năm 2019-2020

596a3796a8bb0515f1d3d86c8ee52122
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 4 2022 lúc 21:00:30 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:18:27 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 113 | Lượt Download: 0 | File size: 1.212401 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường: Tiểu học Krông Búk Thứ ……., ngày ……, tháng 06, năm 2020

Tên : ……………………………. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

Lớp : 5A Năm học 2019 – 2020

Môn : Tiếng việt 5 Thời gian : 90 phút

ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

PHẦN I (10Đ). KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

A. Đọc thầm đoạn trích sau:

"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus Corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

(2) Như vậy, trong đại dịch do virus Corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo Vnexpressnet, 5/2/2020)

B. Dựa vào nội dung đoạn trích, hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất : (5Đ)

Câu 1. Vũ khí tối thượng mà chúng ta có để chống lại trong đại dịch do virus Corona gây ra là gì ?

A. Hệ miễn dịch B. Kháng sinh C. Khẩu trang D. Ý thức

Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất để phòng chống dịch virus Corona mới gây ra là gì?

A. Mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc với nhiều người.

B. Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao.

C. Phải có lối sống lạc quan, vui vẻ.

D. Làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Câu 3. Tại sao virus Corona lại gây chết người ở người lớn tuổi nhiều hơn so với trẻ em ?

A. Vì ở người lớn tuổi thường có bệnh mãn tính nhiều hơn.

B. Vì hệ miễn dịch ở người lớn tuổi suy giảm hơn trẻ em.

C. Vì ở người lớn tuổi có hệ miễn dịch phát triển tốt hơn trẻ em.

D. Vì hệ kháng sinh ở người lớn tuổi suy giảm hơn trẻ em.

Câu 4. Tác giả lại cho rằng “ dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó” là :

A. Vì khẩu trang chỉ là cách để phòng virus Corona xâm nhập vào cơ thể mà không tiêu diệt được virus.

B. Vì khẩu trang không thể phòng virus Corona xâm nhập vào cơ thể trong một số trường hợp tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ,….

C. Vì khẩu trang chỉ có tác dụng phòng dịch cao chứ không thể diệt được virus Corona.

D. Vì khẩu trang được nhiều người sử dụng không đúng cách và không hợp lí.

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?

A. Cách phòng chóng dịch virus Corona do chủng mới gây ra.

B. Vai trò của hệ miễn dịch của cơ thể trong đại dịch virus Corona..

C. Vai trò của khẩu trang trong đại dịch virus Corona.

D. Vai trò của hệ miễn dịch và khẩu trang trong đại dịch virus Corona gây ra.

Câu 6. Tác dụng của dấu phẩy trong câu “Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể.” là gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngắn cách các từ cùng làm vị ngữ. D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.

Câu 7. Hai câu “ Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?

A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ nối D. Nối trực tiếp

Câu 8. Cho câu ghép sau: “ Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?

A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy. C. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ

B. Nối bằng một quan hệ từ. D. Nối bằng một cặp quan hệ từ.

Câu 9. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ “ Virus Corona” ?

A. SARS-CoV-2 B. 2019-nCoV C. COVID-19 D. Bệnh viêm phổi

Câu 10. Cho câu sau : “Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang...” .

A. Chủ ngữ của câu là tôi thấy nhiều người.

B. Vị ngữ của câu là không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang...

C. Chủ ngữ của câu là Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang.

D. Vị ngữ của câu là thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang...

C. Cảm thụ văn học: (5Đ)

Đề: Từ nội dung nội dung đoạn trích trên, em sẽ làm gì để bảo vệ mình và mọi người trước đại dịch nCoV hiện nay.

PHẦN II. CHÍNH TẢ: (4Đ)

Đề: Nghe – viết bài: Tà áo dài Việt Nam ( từ “ từ đầu thế kỉ” XIX đến “gấp đôi vạt phải” )

PHẦN III. TẬP LÀM VĂN: (6Đ)

Đề: Em hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.