Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 trường TH Bãi Thơm năm 2020-2021

318eaed0f7cc4590621d6cdad10cabca
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 4 2022 lúc 20:25:05 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:19:46 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 31 | Lượt Download: 0 | File size: 0.068608 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Phòng GD ĐT Phú Quốc

Phòng GD ĐT Phú Quốc

Trư­ờng TH - THCS Bãi Thơm

Lớp: 5/….

Họ và tên:.......................................

Thứ ........... ngày ........ tháng năm 2021

KIỂM TRA CUỐI NĂM

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: Tiếng việt - LỚP 5

( Thời gian 30 phút. Không kể thời gian giao đề)

Điểm

Nhận xét của giáo viên

............................................................................................

..........................................................................................

...........................................................................................

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

HS bốc thăm và chọn 1 trong các bài sau để đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi:

- Một vụ đắm tàu ( trang 108)

- Con gái ( trang 112)

- Tà áo dài Việt Nam ( trang 122)

- Công việc đầu tiên ( trang 126)

- Út Vịnh (trang 136)

- Lớp học trên đường (trang 153)

II. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: (7đ)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là“chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” -Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có một người bạn đồng hành từ ngày còn nhỏ, đó là gì? (0,5 đ)

A. Chú gấu bông.

B. Chiếc áo sơ mi.

C. Con rô bốt.

D. Cái cặp sách.

Câu 2: Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 3. Điền Đ trước câu trả lời đúng, S vào câu trả lời sai

Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (0,5 đ)

BDrawObject1 ạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu văn sau? Nối cột A với cột B cho đúng. (0,5 đ)

A

B

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi.

So sánh

Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh

Nhân hóa

Câu 5: Vì sao khi mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Qua bài văn, em thấy tình cảm của bạn nhỏ dành cho người cha như thế nào ? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Câu “Mẹ tớ may đấy!” là kiểu câu gì? (M1)

A.Câu hỏi . B. Câu cảm

C. Câu khiến D. Câu kể

Câu 8. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới. Chọn một từ ngữ em vừa tìm được và đặt câu với từ đó (M3)

Viết câu trả lời của em.

……………………………………………………….

Câu 10. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của HS trong giờ ra chơi ở sân trường em, trong đoạn văn có sử dụng dấu phẩy.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II / KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (2 điểm): Nghe viết đoạn văn (khoảng 15 phút)

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt.

2: Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy một người thân trong gia đình mà em yêu quý. (Khoảng 30 phút).

ĐÁP ÁN

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80-90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm: đạt hai trong ba yêu cầu:0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu:0 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi: 0,5 điểm, có trên 5 lỗi: 0 điểm

- Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm

II. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: (7đ)

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: S – Đ

Câu 4:

A

B

TDrawObject3 DrawObject2 ôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi.

So sánh

Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh

Nhân hóa

Câu 5, 6 : Câu trả lời tuỳ HS, có ý vẫn cho điểm.

Câu 7: B

Câu 8: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Câu 9, 10: Câu trả lời tuỳ HS, có ý vẫn cho điểm

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (2 điểm):

Đánh giá cho điểm:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài văn (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; hay viết hoa không đúng quy định) trừ: 0,25 đ

* Lưu ý: Nếu chữ hoa viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn,...: trừ 0,5 điểm toàn bài

2. Tập làm văn: (8 điểm)

TT

Điểm thành phần

Mức điểm

1,5

1

0,5

0

1

Mở bài (1 đ)

Giới thiệu về người định tả gắn với không gian, thời gian người xuất hiện (MB trực tiếp hoặc gián tiếp)

Chỉ giới thiệu về người được tả

Không giới thiệu được nhân vật hoặc giới thiệu lạc đề

2a

Thân bài

Nội dung

(1,5 đ)

Đầy đủ hai phần tả hình dáng và tả hoạt động của người đó

Chỉ có tả hình dáng hoặc chỉ tả hoạt động.

Bài viết chưa cụ thể các phần, tả chung chung chưa làm rõ các phần.

Không có được các chi tiết tả hình dáng hay hoạt động

2b

Kĩ năng

(1,5 đ)

Các hình ảnh rõ ràng, cụ thể, lời văn mạch lạc. Biết lựa chọn các hình ảnh nổi bật riêng để miêu tả

Các hình ảnh còn chưa chi tiết, chưa lựa chọn những hình ảnh nổi bật của người định tả, lời văn còn lủng củng.

Bài viết diễn đạt rời rạc. Các hình ảnh miêu tả còn rập khuôn, sáo rỗng.

Không lựa chọn được các hình ảnh để miêu tả về hình dáng và hoạt động của người được tả

2c

Cảm xúc

(1 đ)

Bài viết có cảm xúc tốt về người mình tả.

Bài viết chỉ sử dụng các hình ảnh không làm nổi bật đặc điểm riêng của người đó

3

Kết bài (1đ)

Nêu được rõ ràng tình cảm hoặc cảm nghĩ của mình đối với người được tả (KB mở rộng hoặc không mở rộng)

Chỉ nêu chung chung không làm nổi bật được tình cảm của người viết với người đã tả

Không có phần kết bài

4

Chữ viết, chính tả

(0,5 đ)

Bài viết không mắc lỗi nào hoặc mắc dưới 5 lỗi

Bài viết mắc từ 6 lỗi trở lên

5

Dùng từ, đặt câu (0,5 đ)

Có sử dụng các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa.

Không sử dụng các hình ảnh so sánh nào hoặc nhân hóa nào.

6

Sáng tạo (1 đ)

Bài văn có mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng

Bài văn chỉ có mở bài gián tiếp hoặc chỉ có kết bài mở rộng.

Không dùng các cách mở bài gián tiếp hay kết bài mở rộng