Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Hóa 12 trường THPT Chương Mỹ A năm 2021-2022

0978a2ad9154db54a26d7736da30d406
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 29 tháng 6 2022 lúc 9:34:27 | Được cập nhật: hôm qua lúc 20:07:58 | IP: 14.165.12.96 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 124 | Lượt Download: 2 | File size: 0.111616 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A
Mã đề thi: 132

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (2021-2022)
Môn: Hóa học lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14;
P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64;
Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo;
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi);
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư);
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 3.
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung
dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
A. 2x = y + 2z.
B. 2x = y +z
C. x = y – 2z.
D. y =2x
Câu 3: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Ag.
B. Kim loại Cu
C. kim loại Mg.
D. Kim loại Ba
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và 9,75 gam FeCl3.
Giá trị của m là
A. 6,50.
B. 8,75
C. 7,80
D. 9,12
Câu 5: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho CaO vào nước dư.
B. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
C. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
D. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
Câu 6: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản
ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch BaCl2
1,2M và KOH 1,5M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2 là
A. 47,28.
B. 66,98
C. 59,1
D. 39,4
Câu 7: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim
loại M là
A. Mg.
B. Cu
C. Al
D. Na
Câu 8: Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể
tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để trung hòa X là
A. 150 ml.
B. 900 ml
C. 600 ml
D. 300 ml
Câu 9: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 22,4.
B. 28,0
C. 19,6
D. 25,2
Trang 1/4 - Mã đề thi 132

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al  X  Y  AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau
đây?
A. Al(OH)3, Al(NO3)3.
B. Al(OH)3, Al2O3.
C. Al2(SO4)3, Al2O3.
D. Al2(SO4)3, Al(OH)3.
Câu 11: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 oxit, thu được kết quả như sau:
Oxit
X
Y
Z
T
Thuốc thử
không xảy ra
có xảy ra phản
có xảy ra phản
không xảy ra
CO (to)
phản ứng
ứng
ứng
phản ứng
có xảy ra phản
không xảy ra
không xảy ra
không xảy ra
Dung dịch NaOH
ứng
phản ứng
phản ứng
phản ứng
Dung dịch
không giải
không giải
giải phóng khí
không giải phóng
HNO3 loãng
phóng khí
phóng khí
không màu
khí
X, Y, Z, T lần lượt là
A. Al2O3, MgO, Fe3O4, Fe2O3.
B. Al2O3, Fe3O4, Fe2O3, MgO.
C. Al2O3, Fe2O3, Fe3O4, MgO.
D. Al2O3, Fe3O4, MgO, Fe2O3.
Câu 12: Thành phần nào ở cơ thể người có chứa nhiều Fe nhất?
A. Tóc.
B. Xương
C. Máu
D. Da
Câu 13: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3.
B. MgO
C. KOH
D. CuO
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vừa đủ trong 200 ml dung dịch NaOH
2,5M thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,1.
B. 10,2
C. 18,3
D. 5,4
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaHCO3, thu được Na2CO3, H2O và 3,36 lít CO2. Giá trị của m

A. 30,0.
B. 25,2
C. 12,6
D. 15,0
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy
gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, NaOH, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được
với dung dịch X là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5
Câu 17: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. khử kim loại.
B. oxi hóa cation kim loại.
C. khử cation kim loại.
D. oxi hóa kim loại.
Câu 18: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Na.
B. Ca
C. Fe
D. Al
Câu 19: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Fe3O4.
B. Al2O3
C. CaO
D. Na2O

Câu 20: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 đặc, nóng
cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Tỉ lệ tối giản a : b là
A. 1 : 2.
B. 1 :3
C. 2: 3
D. 2 :9
Trang 2/4 - Mã đề thi 132

Câu 21: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y là:
A. Fe, CuO, Mg.
B. FeO, CuO, Mg.
C. FeO, Cu, Mg.
D. Fe, Cu, MgO.
Câu 22: Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam lưu huỳnh và 22,4 gam sắt trong ống nghiệm kín,
không chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là
A. FeS.
B. S và FeS
C. Fe.
D. Fe và FeS.
Câu 23: Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là
A. Fe.
B. Al.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 24: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 25: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng
điện không đổi I = 2A. Sau 4825 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 0,04 mol hỗn
hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,06 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu điện phân X
trong thời gian t giây thì thu được 0,09 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất điện phân
là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá
trị của t là
A. 8685.
B. 6755.
C. 5790.
D. 9650.
Câu 26: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản
ứng là
A. 2,52 gam.
B. 1,68 gam.
C. 3,36 gam.
D. 1,44 gam.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 28: Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là
A. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
C. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện.
D. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 29: Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa?
A. 2Fe(OH)3 t
 Fe2O3 + 3H2O.
C. Fe2O3 + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2O.
o

B. FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3AgCl.
o
D. Fe2O3 + CO t
 Fe + CO2.

Câu 30: Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận biết các dung dịch muối NH4Cl, FeCl2, FeCl3,
MgCl2, AlCl3
A. dung dịch H2SO4.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch NaCl.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132

Câu 31: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. Na2CO3.
C. (NH4)2CO3.
D. NaHCO3.
Câu 32: Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất rắn?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư .
B. Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4 dư.
C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3 dư.
D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư.
Câu 33: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 là
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch Ca(OH)2 .
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch NaHCO3 .
Câu 34: Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, làm trong nước,.. Công thức
phèn chua là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Al2O3.2H2O.
C. Al(NO3)3.9H2O.
D. Al(NO3)3.6H2O.
Câu 35: Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. NaOH.
B. NaCl.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 đặc nguội
 CO  H O
 NaOH
Câu 36: Cho dãy chuyển hóa sau: X 
Y 
X
Công thức của X là
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. NaOH.
D. Na2O.
Câu 37: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Al, Na, Ba.
B. Ca, Ni, Zn.
C. Mg, Fe, Cu.
D. Fe, Cr, Cu.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba. Cho m gam
X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 3,45.
B. 5,27.
C. 3,90.
D. 3,81.
2+
2+
Câu 39: Một loại nước cứng có chứa các ion: Ca , Mg , Cl và SO42-. Hóa chất nào trong số các chất
sau đây có thể làm mềm loại nước cứng trên?
A. KNO3.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. K2CO3
Câu 40: Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3?
A. Hematit đỏ.
B. Boxit.
C. Manhetit.
D. Criolit.
2

2

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132