Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 8 trường THCS Phong Huy Lĩnh năm 2020-2021

ce6219daae5af78b0db3f9e38bf7d78f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 22 tháng 9 2021 lúc 15:20:54 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 10:54:17 | IP: 14.243.135.15 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 132 | Lượt Download: 2 | File size: 0.024962 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2020 – 2021 Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng) Câu 1: Đơn vị của áp lực là: A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2 Câu 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d Câu 3: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Ác-si-mét. B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét Câu 4: Lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng thì: A. Vật chìm xuống B. Vật nổi lên C. Vật lơ lửng trong chất lỏng D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng Câu 5. Muốn tăng áp suất thì: A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép B. Giảm áp lực, Giảm diện tích bị ép C. Giảm áp lực D. Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép Câu 6: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. C. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A.Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay phồng lên. Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp lực? A. Áp lực là lực ép lên giá đỡ. B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. Áp lực luôn bằng trọng lượng riêng của vật. D. Áp lực là lực ép có phương nằm ngang. Câu 9: Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát? A. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích mặt tiếp xúc Câu 10: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật. D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật Câu 11: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi? A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. C. Vì gỗ là vật nhẹ. D. Vì gỗ không thấm nước. Câu 12: Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có kích thước các chiều dài, rộng, cao lần lượt là 20cm; 10cm; 5cm. Biết viên gạch nặng 1,2kg. Đặt viên trên mặt bàn nằm ngang thì áp suất nhỏ nhất mà viên gạch tác dụng vào mặt bàn là: A. 12N/m2 B. 240N/m2 C. 600N/m2 D. 840N/m2 Phần II. Tự Luận (6 điểm) Câu1 (2.5điểm): Một xe máy chạy xuống một cái dốc dài 37,5m hết 3s. Khi hết dốc, xe chạy tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75m trong 10s. a. Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất? (0,75đ) b. Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai? (0,75đ) c. Tính vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường? (1,0đ) Câu 2 (2,5điểm): Một cái thùng hình trụ cao 1,2m chứa đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000 N/m3 a) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng (1,25đ) 3 b) Nếu thả một miếng sắt có thể tích là 2dm vào thùng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm nó hoàn toàn trong nước là bao nhiêu? (1,25đ) Câu 3 (1 điểm): Tại sao khi thả quả cầu đặc bằng thép vào trong thủy ngân thì quả cầu thép lại chìm trong thủy ngân?( cho dnước= 10000N/m3; dHg= 136000N/m3) BÀI LÀM .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc Nghiệm (3 điểm) 1 C 2 B 3 D 4 A Mỗi ý đúng được 0.25 điểm 5 6 7 8 9 A D C B B 10 C 11 A 12 C Phần II. Tự Luận (10 điểm) Câu1 (2.5 điểm): a) Vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất là: Vtb1  S1 37,5  t1 3 = 12,5 (m/s) ( 0,75 đ ) b) Vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai là: Vtb2  S 2 75  t 2 10 = 7,5 (m/s) ( 0,75 đ ) c) Vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường là: Vtb  S S1  S 2 37,5  75   8,65 t t1  t 2 3  10 (m/s) (1đ) Câu 2 (2 ,5điểm): a) Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000. 1,2 = 12000 ( Pa ) (1đ) b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt FA = d.V = 10000.0,002 = 20 ( N ) (1đ) Câu 3 (1 điểm): Vì dnước= 10000N/m3 < dHg = 136000N/m3 nên khi thả quả cầu thép vào thủy ngân thì quả cầu thép nổi trên mặt thủy ngân. ( 1 đ )