Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Vật lý 8 trường THCS Nguyễn Lương bằng năm 2016-2017

10284248088f733b34dcb90abdcd6046
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 20:42:13 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 20:21:26 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 42 | Lượt Download: 0 | File size: 0.11776 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012

UBND QUẬN LIÊN CHIỂU

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017

TDrawObject1 RƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

Môn: Vật lý - Lớp 8

DrawObject2

ĐỀ: CHÍNH THỨC

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (1,5 điểm) Viết công thức tính áp suất? Nêu tên, đơn vị của từng đại lượng trong công thức?

Câu 2 : (1,0 điểm) Nêu những kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật.

u 3: (2,5 điểm)

a) Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng ?

b) Tại sao khi lặn xuống nước ta cảm thấy tức ngực và khi lặn càng sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng ?

Câu 4: (1,5 điểm) Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học, nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.

Câu 5 : (2,0 điểm) Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 400km. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc 40km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại vật đi với vận tốc 14m/s.

  1. Hỏi sau bao lâu vật đi đến B.

  2. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường AB.

Câu 6: (1,5 điểm) Một vật bằng gỗ có thể tích V = 1,5dm3 đang nổi trên mặt nước, phần chìm của gỗ trong nước có thể tích V’ = 0,0009m3. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính :

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

b) Trọng lượng riêng của gỗ.

--- HẾT ---

Chữ kí của Ban giám hiệu

Chữ kí của TTCM

Kí và ghi rõ họ tên

Người ra đề :

Nguyễn Thị Anh

Người phản biện đề :

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LIÊN CHIỂU

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016-2017

TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

Môn: Vật lý - lớp 8

DrawObject4 DrawObject3

ĐỀ : CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

1,5

  • Công thức tính áp suất:

p =

Trong đó:

+ p: áp suất (N/m2 hay Pa)

+ F: Áp lực (N)

+ s: Diện tích bị ép (m2)

0,5

0,5

0,25

0,25

Câu 2

1,0

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật:

- Đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên

- Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

0,5

0,5

Câu 3

2,5

a) - Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của hai lực là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) của chất lỏng thì:

+ Vật chìm xuống khi FA < P.

+ Vật nổi lên khi FA > P.

+ Vật lơ lửng khi P = FA

0,5 0,5

0,5

b)- Vì khi lặn xuống nước, áp suất của nước tác dụng lên cơ thể ta nên ta cảm thấy tức ngực.

- Khi lặn càng sâu, áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.

0,5

0,5

Câu 4

1,5

- Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

- Công thức tính công cơ học : A = F.s

Trong đó : A: Công của lực F (J)

F: Lực tác dụng vào vật (N)

s: quãng đường vật dịch chuyển (m)

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 5

2,0

Tóm tắt: Giải :

s= 400 km Quãng đường vật đi được trong nửa đoạn đường:

v1 = 40 km/h s1 =s2 = s/2 = 400/2 = 200 (km)

v2= 14 m/s = 50km/h Thời gian vật đi hết nửa đoạn đường đầu :

aDrawObject5 )t= ? v1 =s1/t1 => t1= s1/v1 = 200/40 = 5 (h)

b) vtb = ? Thời gian vật đi hết nửa đoạn đường còn lại :

v2 =s2/t2 => t2= s2/v2 = 200/50 = 4 (h)

Thời gian vật đi từ A đến B là :

t = t1 + t2 = 5 +4 = 9 (h)

0,25

0,25

0,25

0,25

b)Vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường AB là:

vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2) = s/t

= 400/9

= 44,4 (km/h)

0,25

0,25

0,5

Câu 6

1,5

Tóm tắt:

V = 1,5 dm3 = 0,0015m3

V = 0,0009m3

dn = 10000N/m3

DrawObject6 a) FA = ?

b) V = ?

Giải:

a) Lực đẩy Ác-si- mét tác dụng lên vật:

FA = dn.V

= 10000.0,0009

= 9 N

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Vì vật nổi trên mặt nước nên trọng lượng của vật lúc này bằng với lực đẩy Ác- si-mét của nước tác dụng lên vật:

Pg = FA

Hay dg.V = FA => dg = FA/V

dg = 9/0,0015

dg = 6000 (N/m3)

Vậy trọng lượng riêng của gỗ là 6000N/m3

0,25

0,25

Tổng

10,0

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LIÊU CHIỂU

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016-2017

TRƯỜNG THCS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

Môn: Vật lý - lớp 8

DrawObject8 DrawObject7

MA TRẬN

Phạm vi kiểm tra: Từ tiết 1 đến tiết 16 theo ppct

  1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình:

Nội dung

(chủ đề )

Tổngsốtiết

Lí thuyết

Tỉ lệ thực dạy

Trọng số

LT

VD

LT

VD

1.Chuyển động - Lực

7

6

4,2

2,8

26,3

17,5

2.Áp suất - Lực đẩy Ác-si-mét - Công

9

7

4,9

4,1

30,6

25,6

Tổng

16

13

9,1

6,9

56,9

43,1

  1. Tính số câu hỏi và điểm số:

Nội dung

(chủ đề )

Trọngsố

Số lượng câu

Điểm

Tổng số

Tự luận

1.Chuyển động - Lực (LT)

26,3

1,6 1,5 câu

1 câu = 1,5 đ

0,5 câu = 1,0 đ

2,5 đ

2.Áp suất - Lực đẩy Ác-si-mét – Công (LT)

30,6

1,8 2 câu

1 câu = 1,5 đ

1 câu = 1,5 đ

3,0 đ

1.Chuyển động - Lực (VD)

17,5

1,05 1 câu

1 câu =2 đ

2,0 đ

2.Áp suất - Lực đẩy Ác-si-mét – Công (VD)

25,6

1,54 1,5 câu

1 câu = 1,5 đ

0,5 câu = 1,0 đ

2,5 đ

Tổng

100

6 câu

6 câu (10,0đ)

10,0đ