Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 trường TH Kim Đồng năm 2018-2019

0ebbab3420a2b282cea9a87e63e33a11
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 4 2022 lúc 22:47:53 | Được cập nhật: 29 tháng 4 lúc 16:30:36 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 54 | Lượt Download: 0 | File size: 0.165888 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

iểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt

Phòng GD&ĐT TP Kon Tum

Trường TH Kim Đồng

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I- LỚP 4

Năm học: 2018 - 2019

Môn: TIẾNG VIỆT (phần đọc hiểu)

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

- Nhận xét được hình ảnh nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

Số câu

2

2

1

1

4

2

Số điểm

1

1

1

1

1

2

Câu số

1; 2

3; 4

5

6

Tỉ lệ (%)

14,3 %

14,3%

14,3%

14,3 %

14,3%

28,6%

2

Kiến thức Tiếng Việt:

+ Cấu tạo tiếng

+ Từ láy

+ Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép

+ Động từ

Số câu

1

1

1

1

2

2

Số điểm

0.5

0.5

1

1

2

2

Câu số

7

8

9

10

Tỉ lệ

7,15%

7,15%

14,3%

14,3%

14,3%

28,6%

Tổng số câu

Số câu

3

3

2

2

6

4

Số điểm

1.5

1.5

2

2

4

3

Tỉ lệ

21,45%

21,45%

28,6%

28,6%

42,9%

57,2%

----------------oOo----------------

Người ra đề

Trần Thị Hoàng Hà

Tổ trưởng duyệt

Trần Thị Hoàng Hà

BGH duyệt

Trường: Tiểu học Kim Đồng

Thứ …… ngày…… tháng … năm 2018

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I

Họ và tên HS: ……………………

Lớp: 4……

Năm học: 2018 – 2019

Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu)

Thời gian: 30 phút

Điểm

Nhận xét, đánh giá của thầy (cô) giáo

  1. Đọc thầm bài tập đọc sau: 

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có gặp khó khăn nhiều với đôi chân như thế không ?

- Cháu chỉ chạy chậm chút xíu so với các bạn thôi. – Cậu bé đáp. – Nhưng cháu cũng quen rồi.

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?

- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. – Chị có phải là mẹ cháu Giêm - mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm - mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

- Thế điều kiện của ông là gì ? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ của

Giêm - mi nghi ngờ nói.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm - mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm - mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm - mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm - mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm - mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó…Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.”

(Bích Thủy dịch)

II. Trả lời các câu hỏi dưới đây:

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Cậu bé Giêm - mi gặp điều gì không may mắn?

A. Giêm - mi bị tật ở chân.

B. Giêm - mi bị ốm nặng.

C. Giêm - mi bị khiếm thị.

Câu 2: Ông chủ đã làm gì để giúp đỡ Giêm - mi?

A. Ông tự đến nhà chữa bệnh cho cậu .

B. Ông cho cậu một chiếc xe sang trọng.

C. Ông nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu đi phẫu thuật .

Câu 3: Vì sao ông chủ không tự mình đi mà lại bảo người lái xe riêng đến nhà Giêm - mi?

A. Vì ông bận đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác.

B. Vì ông quan tâm đến Giêm - mi.

C. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.

Câu 4: Vì sao Giêm - mi lại muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn?

A. Vì cậu đã trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình.

B. Vì cậu có tấm lòng nhân hậu, biết chia sẻ, đồng cảm.

C. Vì cậu muốn đền ơn người đã giúp cậu chữa bệnh.

Câu 5: Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

Câu 6: Là một học sinh, em sẽ làm gì nếu trong lớp em có bạn bị khuyết tật?

Câu 7: Trong câu văn: “Bố tôi đến nhà cậu bé Giêm - mi”, động từ là:

A. Bố tôi

B. Nhà

C. Đến

Câu 8: Trong câu văn: “Giêm - mi cảm thấy lo lắng trước sự quan tâm của người xa lạ.”, từ nào là từ láy?

A. Lo lắng

B. Quan tâm

C. Xa lạ

Câu 9: Em hãy thêm dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Cậu bé kể cho bố tôi nghe cháu ước mơ được trở thành doanh nhân thành công.

Câu 10: Hãy đặt câu với một từ cùng nghĩa với nhân hậu hoặc một từ trái nghĩa với nhân hậu.

----------------oOo----------------

Trường: Tiểu học Kim Đồng

Lớp 4

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I

Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết)

Thời gian: 60 phút

I.Chính tả: ( Nghe - viết) (20 phút)

Bài: Chiều trên quê hương 

Chiều trên quê hương 

Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Theo Đỗ Chu

II. Tập làm văn: (40 phút) Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân ở xa (Ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,…) để thăm hỏi và chúc mừng. 

----------------oOo----------------

Trường TH Kim Đồng

KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I

Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc tiếng)

Thời gian: 40 phút

HS bốc thăm 1 trong 5 phiếu sau. Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu:

Phiếu 1

Bài: "Người ăn xin" đoạn Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia.... không có gì để cho ông cả. (SGKTV4 – T1 trang 22)

? Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Phiếu 2

Bài: "Những hạt thóc giống", đoạn Có chú bé tên là Chôm ... không làm sao cho thóc nảy mầm được (SGKTV4 – T1 trang 46).

? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?

Phiếu 3

Bài: "Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca ", đoạn Bước vào phòng.... con vừa ra khỏi nhà(SGKTV4 – T1 trang 55).

? Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà ?

Phiếu 4

Bài: "Đôi giày ba ta màu xanh!" đoạn: " Ngày còn bé ... cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi" (SGKTV4 – T1 trang 73).

? Tìm những câu văn miêu ta vẻ đẹp của đôi giày ba ta?

Phiếu 5

Bài: "Điều ước của vua Mi – Đát", đoạn: " Bọn đầy tớ ... để cho tôi được sống" (SGKTV4 – T1 trang 90).

? Tại sao vua Mi – Đát phải xin thần Đi – ô – ni – dốt lấy lại điều ước ?

----------------oOo----------------

Trường TH Kim Đồng

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2018 – 2019

Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc hiểu)

Thời gian: 30 phút

Câu

Điểm

Đáp án

Câu 1

0.5

A

Câu 2

0.5

C

Câu 3

0.5

C

Câu 4

0.5

B

Câu 5

1

HS có cách diễn đạt đúng một trong những ý sau thì được 1 điểm, tùy mức độ thiếu sót có thể cho 1 - 0.75 - 0.5 điểm.

* Gợi ý:

+ Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn.

+ Hãy giúp đỡ chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình

+ …

Câu 6

1

Tùy vào mức độ diễn đạt của HS, có thể cho 1 - 0.75 - 0.5 điểm.

* Gợi ý:

+ Em sẽ không trêu chọc bạn

+ Em sẽ giúp đỡ bạn khi bạn cần.

+ …

Câu 7

0.5

C

Câu 8

0.5

A

Câu 9

1

HS đặt đúng vị trí của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu thì đạt điểm tối đa. Nếu không viết hoa hoặc thiếu dấu câu thì trừ 0.25 điểm.

Cậu bé kể cho bố tôi nghe: “Cháu ước mơ được trở thành doanh nhân thành công.”

Câu 10

1

HS đặt câu theo yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu câu thì đạt điểm tối đa. Nếu không viết hoa hoặc thiếu dấu câu thì trừ 0.25 điểm.

*Ví dụ:

+ Bố của bạn Hồng là một người rất nhân từ.

+ Mẹ con mụ dì ghẻ rất độc ác đã bày mưu hại Tấm.

+ …

----------------oOo----------------

Phòng GD&ĐT TP Kon Tum

Trường TH Kim Đồng

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG

(TIẾNG VIỆT 4 GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2018 -2019)

1.Hướng dẫn đánh giá đọc đoạn văn.

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu 75 tiếng/phút, giọng đọc có biểu cảm;

1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)

1 điểm

- Trả lời được câu hỏi

1 điểm

- HS đọc đảm bảo yêu cầu và trả lời được câu hỏi thì đạt tối đa 3 điểm

- Tùy theo tốc độ đọc và mức độ sai sót về từ, tiếng, cách nghỉ hơi, có thể cho các mức điểm: 2,75 – 2,5 – 2.25 – 2 – 1,75 – 1,75 – 1,5 …. cho phù hợp

2. Đáp án câu hỏi

Phiếu 1

Bài: "Người ăn xin" đoạn Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia.... không có gì để cho ông cả. (SGKTV4 – T1 trang 22)

? Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.

Phiếu 2

Bài: "Những hạt thóc giống", đoạn Có chú bé tên là Chôm ... không làm sao cho thóc nảy mầm được (SGKTV4 – T1 trang 46).

? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?

Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm,

Phiếu 3

Bài: "Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca ", đoạn Bước vào phòng.... con vừa ra khỏi nhà(SGKTV4 – T1 trang 55).

? Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà ?

An – đrây – ca hoảng hốt khi thấy mẹ vừa khóc nấc lên. Ông đã qua đời.

Phiếu 4

Bài: "Đôi giày ba ta màu xanh!" đoạn: " Ngày còn bé ... cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi" (SGKTV4 – T1 trang 73).

? Tìm những câu văn miêu ta vẻ đẹp của đôi giày ba ta?

Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu xanh da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.

Phiếu 5

Bài: "Điều ước của vua Mi – Đát", đoạn: " Bọn đầy tớ ... để cho tôi được sống" (SGKTV4 – T1 trang 90).

? Tại sao vua Mi – Đát phải xin thần Đi – ô – ni – dốt lấy lại điều ước ?

Vì vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, vua không thể ăn uống được gì vì tất cả thức ăn thức uống vua chạm vào đều biến thành vàng.

----------------oOo---------------

Trường TH Kim Đồng

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2018 – 2019

Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết)

Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian ghi đề)

I.Chính tả ( (2 điểm)

Bài: “Chiều trên quê hương”:

- HS viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng hình thức đoạn văn thì đạt điểm tối đa: 2 điểm.

- HS mắc 4 lỗi âm, vần: trừ: 0.5 điểm.

- HS sai 8 lỗi dấu thanh trừ 0.5 điểm.

- Các lỗi giống nhau thì tính 1 lỗi.

- HS viết chữ chưa rõ ràng, trình bày chưa đúng quy định, chưa sạch đẹp trừ 0.25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (8 điểm) Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân ở xa (Ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,…) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

- Phần đầu thư:

Địa điểm, thời gian viết thư

0.5 điểm

Lời thưa gửi (xác định được người nhận thư, lời lẽ, cách xưng hô)

0.5 điểm

- Phần chính:

+ Nêu mục đích, lí do viết thư: thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

+ Thăm hỏi tình hình người nhận thư.

+ Thông báo tình hình của người viết thư.

+ Nêu ý kiến trao đổi, hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.

4 điểm

Phần cuối thư:

Lời chúc, lời cám ơn, hứa hẹn.

0.5 điểm

Chữ kí và tên của người viết thư.

0.5 điểm

- Dùng từ, đặt câu

Có khả năng chọn lọc ý, sắp xếp các ý logic, viết theo trình tự.

0.5

- Sáng tạo

Bài viết có sáng tạo, có thể tách từng ý riêng hoặc xen kẽ các nội dung cần trao đổi trong thư, lời lẽ trong thư tự nhiên, chân thành, thể hiện sự quan tâm…

1 điểm

- Hình thức, chữ viết, chính tả

- Trình bày đúng hình thức các phân của một bức thư

- Chữ viết rõ ràng sạch đẹp, viết đúng chính tả (không quá 10 lỗi)

0.5 điểm

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:

(7.5 - 7 - 6.5 - 6 - 5.5 …. cho phù hợp)

----------------oOo----------------

Người ra đề:

Trần Thị Hoàng Hà