Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Sinh 9 huyện Châu Thành năm 2019-2020

3d872b7e754cbec7bdf2406002415b46
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 9 2021 lúc 16:07:55 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 10:56:08 | IP: 14.175.222.19 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 88 | Lượt Download: 0 | File size: 0.097792 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI; NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: KHTN (Sinh học) – Lớp 9 MỨC CÂU I) TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) II) TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1: Nhiễm sắc thể và sự phân bào Câu 2: Đột biến Câu 3: ADN và Gen Câu 4: Tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị TỔNG CỘNG TỈ LỆ Mức 1 Mức 2 Câu: 5; 6; 7; 8. Câu: 1; 2; 3; 4. Mức 3 Mức 4 Cộng 2 điểm 8 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 2 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 1 điểm 3 điểm 3 điểm 3 điểm 1 điểm 10 điểm 30% 30% 30% 10% 100% PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019-2020 Ngày kiểm tra: tháng 12 năm 2019 Môn: KHTN (Sinh học) - Lớp: 9 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Câu 1: 1. Giai đoạn của nguyên phân khi NST bắt đầu co xoắn được gọi là......, giai đoạn màng nhân xuất hiện trở lại bao quanh các NST được gọi là ....... A. Kì sau, kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa. C. Kì đầu, kì cuối. D. Kì giữa, kì cuối. Câu 2: Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra? A. 4 tế bào con B. 2 tế bào con C. 8 tế bào con D. 6 tế bào con Câu 3: Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là: A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n. B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2. C. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau. D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau. Câu 4: Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi: A. Cấu trúc B. Số lượng C. Cấu trúc, số lượng D. Hình dạng Câu 5: Điều nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? A. Luôn giống nhau về giới tính B. Luôn khác nhau về giới tính C. Ngoại hình luôn khác nhau D. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính Câu 6: Khi bố mẹ là mắt nâu và mắt đen. Mắt nâu thể hiện ở đời con F 1 chứng tỏ : A. Mắt đen là trội so với mắt nâu B. Mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt đen C. Mắt đen là tính trạng trội D. Mắt nâu là tính trạng trung gian Câu 7: Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa : A. 3 nhiễm sắc thể 21 B. 3 nhiễm sắc tính X C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y D. 2 cặp nhiễm sắc thể X Câu 8: Bệnh câm điếc bẩm sinh là do : A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính B. Đột biến gen trội trên NST thường C. Đột biến gen lặn trên NST thường D. Đột biến gen trội trên NST giới tính II/ PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Em có biết tại sao hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn? Tại sao nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh? Cơ sở khoa học của việc này là gì? Câu 2: (2 điểm) Nêu khái niệm, các dạng đột biến gen? Câu 3: (3 điểm) Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1440 liên kết hyđrô. Xác định : a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen. b. Số liên kết hoá trị của gen. Câu 4: (1 điểm) Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình để giải thích kết quả học tập của em. Làm thế nào để có kết quả học tập cao nhất với em? ------ HẾT -----Họ và tên học sinh: .............................................................. Số báo danh: ........................................................................ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2019-2020 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHTN (Sinh học) - Lớp: 9 (Hướng dẫn chấm có 2 trang) 1) Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2) Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra. 3) Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm. Nội dung I/ TRẮC NGHIỆM Câu 1 – C Câu 2 – B Câu 3 – A Câu 4 – C Câu 5 – D Câu 6 – B Câu 7 – A Câu 8 – C. II/ TỰ LUẬN Câu 1: - Vì hiện tượng mất cân bằng giới tính: tỉ lệ nam giới nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới. - Cân bằng giới tính giữa tỉ lệ: nam và nữ trong tự nhiên. - Trong tự nhiên, nếu không có tác động gì đến quá trình tạo giao tử, thụ tinh, thụ thai thì tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái. Nhưng nếu có tác động thì sẽ làm mất cân bằng giới tính. Điển hình là việc đàn ông châu Á khó kết hôn như hiện nay. Điểm 2 điểm 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 8 điểm 2 điểm 0,5 0,5 1 Câu 2: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. 2 điểm 0,5 - Đột biến gen thường liên quan đến một cặp nuclêôtit. 0,5 - Các dạng điển hình là: Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 3: a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen : - Tổng số nuclêôtit của gen : N = C x 20 = 60 x 20 = 1200 (nu) 1 3 điểm 2 0,25 - Gen có 1440 liên kết hyđrô. Suy ra : + Theo đề: 2A + 3G = 1440 (1) + Theo NTBS: 2A + 2G = 1200 (2) 0,25 Từ (1) và (2) suy ra: G = 240 và A = 360 (nu) 0,25 - Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen : + G = X = 240 (nu) 0,25 G%=X% = G/N x 100% 0,25 G%=X% = 240/1200 x 100% = 20% 0,25 + A = T = 1200/2 – 240 = 360 (nu) 0,25 A% = T% = 50% – 20% = 30% 0,25 b. Số liên kết hoá trị của gen : 2N – 2 = 2 .1200- 2 = 2398 (liên kết) Câu 4: Học sinh (Kiểu gen) - 1 1 điểm Môi trường Học hành chăm chỉ, chủ động Kiểu hình Kết quả tốt Khi em học hành chăm chỉ, chủ động thì em có kết quả tốt hơn. Còn khi em không chăm chỉ và thụ động trong học tập thì kết quả sẽ không tốt 0,5 0,5