Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phạm Văn Đồng, Đăk Nông năm học 2015 - 2016

3664006306fd554880248d06bf6e356f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 10 2022 lúc 21:19:17 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 13:41:46 | IP: 254.99.212.12 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 50 | Lượt Download: 0 | File size: 0.094208 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT LONG AN

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12

Thời gian làm bài: 120 phút

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng nhiều và nó là một trong những nguyên nhân tạo ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Cây trưởng thành tích trữ rất nhiều các-bon. Rừng mưa Amazon là một trong những nguồn tích các-bon lớn nhất trên thế giới. Khi rừng bị chặt hoặc đốt, lượng các-bon nó tích trữ sẽ được giải phóng vào không khí dưới dạng các-bon điôxit. Nạn chặt phá rừng ở Inđônêxia đang là nguyên nhân khiến các-bon điôxit trong khí ở đây lớn thứ ba trên thế giới, còn Brazil theo sát ở vị trí thứ tư. 75% lượng khí nhà kính thải ra ở Brazil là kết quả của nạn phá rừng”.

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 3: Nêu ít nhất hai giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng có thể áp dụng trong hiện thực. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6:

Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta Như máu ấm trong màu cờ nước Việt

Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa Máu của họ ngân bài ca giữ nước Để một lần Tổ quốc được sinh ra.”

(Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến – Theo Intenet)

Câu 4: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ? (0,5 điểm).

Câu 5: Tìm và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

Câu 6: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?

Câu 2: (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

(Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

Câu

Nội dung

Điểm

Phần đọc hiểu

1. Đoạn văn sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học

0.5

2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là thuyết minh.

0.5

3. Học sinh có thể nêu lên các giải pháp nhưng cần chính xác và có tính khả thi:

- Tăng cường lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng

- Gia tăng hình phạt đối với tội phá rừng.

0.25

0.25

4.- Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.

- Giọng điệu mạnh mẽ, trang nghiêm, hào hùng, thiêng liêng, góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của những ngư dân trên biển cả.

0.25

0.25

5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Biện pháp điệp từ: Biển, máu, Tổ quốc.

Thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết, máu thịt với biển đảo quê hương của ngư dân, của các chiến sĩ. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo, bảo vệ Tổ quốc.

0.25

- Biện pháp so sánh:

Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta Như máu ấm trong màu cờ nước Việt

Câu thơ khẳng định sự hiện diện thiêng liêng của Tổ quốc trong trái tim mỗi người cũng tự nhiên và gắn bó như màu máu đỏ hòa trong màu cờ Tổ quốc.

0.25

6. Nội dung chính của đoạn thơ:

Đoạn thơ thể hiện sự cảm phục và ngợi ca trước tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất, hiên ngang của ngư dân trên biển cả. Họ cũng chính là những con người đang khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương.

0.5

Phần làm văn

Câu 1: Bersot nói:Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên?   

1. Yêu cầu kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi dùng từ, chính tả, câu, diễn đạt.

- Có những cách viết sáng tạo độc đáo.

2. Yêu cầu nội dung: Học sinh có nhưng cách viết khác nhau nhưng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Giới thiệu về mẹ và câu nói của Bersot. (0.25)

- Giải thích câu nói (0.5)

+ Kỳ quan dùng đề chỉ cho công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy.

 + Câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: Kỳ quan tuyệt hảo nhất.

- Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh: Hy sinh cho con tất  cả mà không hề tính toán…(1.0)

- Bình luận (1.0)

+ Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ .

+ Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.  

- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…  

- Rút ra bài học cho bản thân. (0.25)

0.25

0.5

1.0

1.0

0.25

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0.5

TB:

- Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: Đất Nước dung dị đời thường gắn bó với chúng ta thân thuộc gần gũi.

+ Đất Nước gắn với câu chuyện cổ mà mẹ thường hay kể: Ngày xửa ngày xưa….

+ Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bà ăn: Bắt nguồn từ thuần phong mĩ tục của người Việt: Tục ăn trầu -> Câu chuyện cổ Trầu cau còn đó như nhắc nhở chúng ta phải biết quí trọng nghĩa tình.

+ Đất Nước lớn lên gắn với truyền thống yêu nước của dân tộc: Trồng tre đánh giặc –> Câu chuyện Thánh Gióng đuổi giặc Ân.

+ Đất Nước còn bắt đầu từ búi tóc hiền hòa của mẹ: Gợi lại phong tục búi tóc của người Âu Lạc xa xưa.

+ Gừng cay muối mặn: Tình cảm mẹ cha

+ Cái kèo cái cột: Đặt tên con theo những vật dụng hàng ngày.

+ Hạt gạo bát cơm: Thân thuộc gần gũi

=> Như vậy khởi nguyên của Đất Nước không phải là những trang sử hào hùng, không phải là những hình ảnh lớn lao kì vĩ mà là những gì bình dị gần gũi nhất.

- Nhệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, cách nói biểu cảm. Chất liệu được lấy từ ca dao, cổ tích, truyền thuyết đã tạo cho đoạn thơ một âm hưởng đầy quyến rũ để ta thêm yêu và tự hào về Đất Nước.

2.5

0.5

KB: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

0.5