Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 tỉnh Quảng Nam năm 2018-2019

05eb4dc937c4010000c379aeae56e6bb
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 21:40:32 | Được cập nhật: 25 tháng 4 lúc 22:13:13 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 19 | Lượt Download: 0 | File size: 0.02685 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Rồi, hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2009, trang 118)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Trong câu thơ “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”, từ “Rồi” có nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ:“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.(1,0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về quê hương.

- Hết -

Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.

- Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM
I. Đọc hiểu 3.0
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm/ biểu cảm 0.5
Câu 2 Từ “Rồi” được dùng trong câu thơ với nghĩa là: rỗi rãi/ rảnh rỗi 0.5
Câu 3

- Biện pháp tu từ: Đảo ngữ

- Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh lao xao, làm nổi bật nhịp sống sôi động của làng chài.

0.5

0.5

Câu 4

Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ:

- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống

- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước

* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là đúng với tinh thần của đáp án

1.0
II.Làm văn Anh/ Chị hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về quê hương 7.0

* Yêu cầu chung

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn biểu cảm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu cụ thể
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm gồm: mở bài, thân bài và kết bài. 0.5
2. Xác định đúng yêu cầu biểu cảm: Cảm nghĩ về quê hương. 0.5

3. Triển khai vấn đề:

- Sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt khác.

- Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ theo nhiều cách khác nhau, song bài làm cần đảm bảo được các ý sau:

a. Giới thiệu về quê hương 1.0

b. Cảm nghĩ về quê hương:

- Trình bày cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của bản thân về quê hương.

- Thấy được vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với cuộc sống của bản thân.

- Xác định được trách nhiệm đối với quê hương.

4.0
4. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, thể hiện cảm nghĩ chân thành, sâu sắc…. 0.5
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc, chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II 10.0