Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 trường TH Quỳnh Mai năm 2010-2011

9323af0e5bcaefc73a21dda04df7161c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 4 2022 lúc 20:18:27 | Được cập nhật: 13 tháng 5 lúc 13:01:33 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 39 | Lượt Download: 0 | File size: 0.068608 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HỌC Quúnh Mai
Lớp: 5

§Ò tham kh¶o KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT
Năm học: 2010 - 2011

I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau :

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN KỲ
Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)
Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa có
con.Có người biết tướng số trong vùng bảo rằng: Ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải
hầu cửa Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau
đấy hai năm thì sinh ra Thời Lượng
Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu vào chùa làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn
nhanh và thông minh. Mới 4 tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh, tụng niệm
hàng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết
mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng
vậy, vì không có tiền mua dầu thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng,
học bài nhờ ánh sang cây nến. Khi nến tắt hêt mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn thửa những cây
nến dài hơn để cho cậu học.
Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng Nguyên có khuôn
mặt giống hệt con nuôi mình, bèn đổi tên Nguyễn Thời Lượng ra Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa
thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng Nguyên, lúc đó ông mới 21 tuổi.
Ngày vinh quy, tân Trạng Nguyên đề nghị dâng làng đón ông tại chùa để ông tạ ơn Phật và sư
thầy đã có công dưỡng dục mình thành tài, sau ông mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà
vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở Viện Hàn Lâm để có điều
kiện giúp vua, giúp nước.
Theo Mai Hồng
(Các Trạng Nguyên nước ta)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
1. Thời gian nào bố mẹ Nguyễn Thời Lượng gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy?
a. Lúc cậu vừa mới sinh ra.
b. Lúc cậu lên 3 tuổi.
c. Lúc cậu lên 4 tuổi.
2. Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Thời Lượng chăm chỉ học hành?
a. Mới 4 tuổi, cậu chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà đã thuộc lòng.
b. Cậu học một biết mười.
c. Cậu học bài đến khi nến tắt hết mới đi ngủ.

3. Từ nào dưới đây có nghĩa của tiếng “trung” khác với nghĩa của tiếng “trung” trong bài?
a. bất trung.
b. trung thu.
c. trung thành.

4. Nhờ đâu Nguyễn Thời Lượng đỗ Trạng Nguyên?
a. Nhờ được đổi tên thành Nguyễn Kỳ.
b. Vì sống nương nhờ cửa Phật, do sáng dạ, chăm chỉ đèn sách.
c. Vì sống nương nhờ cửa Phật, do nhà nghèo, ăn ở hiền lành.
5. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên ta: “ Khi được sung sướng hưởng thành quả
phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.”?
a. Uống nước nhớ nguồn.
b. Có công mài sắt có ngày nên kim.
c. Học thầy không tày học bạn.
6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ thông minh”?
a. Chăm chỉ
b. Sáng dạ
c. Cần cù
7. Hai câu “Thời Lượng lên 3 tuổi, được gửi vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Cậu lớn
nhanh và thông minh.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Bằng cách thay thế từ ngữ
b. Bằng cách lặp từ ngữ
c. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
8. Trong câu “ Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà chưa
có con.” có mấy quan hệ từ?
a. Một quan hệ từ. Đó là:........................................................................................................
b. Hai quan hệ từ. Đó là:.........................................................................................................
c. Ba quan hệ từ. Đó là:...........................................................................................................
9. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu trong câu ghép dưới đây :
« Thời Lượng vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn nên cậu được mọi người quý mến. »
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
10.Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau :
a. Trời chưa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.
b. Anh ta bảo sao thì tôi biết vậy.

Đáp án :
Câu

Đáp án

Điểm

1

B

0,5

2

C

0,5

3

B

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

A. Đó là từ : mà

0,5

9

CN1 : Thời Lượng

0,25

VN2 : vừa học giỏi ... ngoan ngoãn

0,25

CN2 :cậu

0,25

VN2 : được mọi người quý mến.

0,25

Chưa..... đã

0,5

Sao..... vậy

0,5

10