Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 trường PTDTBT TH Vừ A Dính năm 2020-2021

d2e5b2eb4d53075e5338281cba07e9d7
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 4 2022 lúc 19:26:45 | Được cập nhật: hôm qua lúc 12:19:36 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 55 | Lượt Download: 2 | File size: 0.033852 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG PTDTBT TH VỪ A DÍNH

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: TIẾNG VIỆT - Lớp 4

Họ và tên:………………………………………..

Lớp: 4…..

Điểm Nhận xét của GV
  1. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

  1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

  2. Đọc hiểu (7 điểm):

Đọc thầm bài: “Hình dáng của nước” (Lê Ngọc Huyền) và khoanh vào câu trả lời đúng nhất:

Hình dáng của nước

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

(TN –M1) Câu 1: (0,5 điểm) Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

a. Tác dụng của nước.
b. Hình dáng của nước.
c. Mùi vị của nước.
d. Màu sắc của nước

(TN –M2) Câu 2: (0,5 điểm)  Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau ?

a. Nước có hình chiếc cốc.
b. Nước có hình cái bát.
c. Nước có hình như vật chứa nó.
d. Nước có hình cái chai.

(TN –M1) Câu 3: (0,5 điểm) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

a. Nước không có hình dáng cố định.
b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
c. Nước tồn tại ở thể rắn , thể lỏng và thể khí.
d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

(TL – M3) Câu 4: (1 điểm)  Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

(TN –M2) Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.

  1. Cô chủ                            

  2. Cô chủ nhỏ

  3. Cô chủ nhỏ lúc nào        

  4. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi

(TL –M4) Câu 6: (0,75 điểm)  Giải thích tại sao khi bác Tủ Gỗ giải thích về hình dạng của nước, tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù ?

………………………………………………………..................................................

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

(TN –M2) Câu 7: (0,75 điểm) Nối cột A với cột B để được ý kiến của các nhân vật về hình dạng của nước:

A B

  1. Bát Sứ

a, nước có hình chiếc cốc.
  1. Cốc Nhỏ

b, hình giống một chiếc bát.
  1. Chai Nhựa

c, hình giống cái chai.
d, không có hình dạng nhất định.

(TN –M1) Câu 8: (0,5 điểm) Câu: “Nước có hình dáng giống tôi.” thuộc kiểu câu nào?

  1. Câu kể Ai thế nào ?

  2. Câu kể Ai làm gì ?

  3. Câu kể Ai là gì ?

  4. Câu hỏi.

(TN –M3) Câu 9: (1 điểm) Từ có thể dùng để thay thế cho từ  ‘‘xinh xắn’’trong câu : ‘‘Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à ?’’ Là từ :……………..

(TL –M4) Câu 10: (1 điểm) Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,...):

Ngoài kia, những hạt mưa đang rơi.”

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

  1. Chính tả: (Nghe - viết) (2 điểm) 

  2. Tập làm văn: ( 8 điểm)

Trong rất nhiều các loài cây như cây bóng mát, cây hoa, cây ăn quả… Hãy tả một cây mà em thích.

A. Chính tả: (2 điểm) Nghe viết đoạn văn sau:

Giỗ tổ Hùng Vương

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hằng năm tại vùng núi Nghĩa Lĩnh - Phong Châu - Phú Thọ. Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như thi thổi cơm, đấu vật, ...