Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 8 trường TH-THCS Sơn Định năm 2020-2021

e41e55eea848ad296e466bd0e11d8be0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 18 tháng 4 2022 lúc 19:52:44 | Được cập nhật: 10 tháng 4 lúc 22:46:03 | IP: 14.250.61.34 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 23 | Lượt Download: 0 | File size: 0.035955 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA

TRƯỜNG TH&THCS SƠN ĐỊNH

Lớp: 8A Ngày soạn: 10/3/2021
Tiết: 26 Thời lượng: 01 tiết

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT

- Hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức.

2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra.

3. Thái độ: Rèn thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận; tính trung thực trong kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.

2. HS: Chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra

III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA:

  • Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)

  • Ma trận đề kiểm tra :

TT Nội dung kiến thức Biết Hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL TN TL Số câu Số điểm
1 Chủ đề: Công cơ học – Công suất

6câu

1,5đ

1câu 3đ

2câu

0,5đ

9

câu

5,0đ
2 Chủ đề: Cấu tạo chất

2câu

0,5đ

2câu

0,5đ

1câu 2đ 1câu 2đ

6

câu

5,0đ
Tổng cộng

8câu

1câu

4câu

1câu

1câu 2đ

15

câu

10đ
Tỉ lệ 5đ-50% 3đ-30% 2đ-20%

PHÒNG GD&ĐT SƠN HÒA

TRƯỜNG TH-THCS SƠN ĐỊNH

Họ tên:

Lớp:

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II

Môn: Vật lý 8

Thời gian: 45 phút

Năm học: 2020 – 2021 (ĐỀ 1)

Điểm Lời phê của giáo viên

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM) Chọn và điền đáp án vào bảng sau:

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐA

Câu 1: Tại sao quả bổng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Cát được trộn lẫn với ngô.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên xuống.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.

Câu 5: Công suất là:

A. Công thực hiện được trong một giây.

B. Công thực hiện được trong một ngày.

C. Công thực hiện được trong một giờ.

D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Câu 6: Vật có cơ năng khi:

A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn.

C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên.

Câu 7: Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

D. Hiện tượng cầu vồng.

Câu 8: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi.

C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu 9: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật.

C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 10: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Khi có lực tác dụng vào vật.

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. chuyển động không ngừng.

B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

II. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)

Câu 13 (2 điểm): Tại sao khi pha nước đường thì ra phải cho đường vào nước trước, khuấy đều cho đường tan hết rồi mới cho đá?

Câu 14 (2 điểm): Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?

Câu 15 (3 điểm): Một người kéo một vật từ giếng sâu 12m lên đều trong 30s. Người ấy phải dùng một lực 220N. Tính công, công suất và vận tốc của người kéo.

--------------------HẾT-----------------

CHÚC CÁC EM HOÀN THÀNH TỐT BÀI KIỂM TRA ^_^

“HÃY XÂY NÊN GIẤC MƠ CỦA BẠN, NẾU KHÔNG THÌ NGƯỜI KHÁC SẼ THUÊ BẠN XÂY GIẤC MƠ CỦA HỌ.” – (FARRAH GRAY)-


ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D C B C D A A A D A C B

II. Tự luận (7điểm)

Câu Nội dung Điểm
13

Vì nhiệt độ càng cao các phân tử nước và đường chuyển động càng nhanh, sự khuếch tán đường trong nước diễn ra nhanh hơn.

Nếu bỏ đá vào nước trước, nhiệt độ của nước sẽ bị hạ thấp nên làm quá trình khuếch tán đường diễn ra chậm hơn rất nhiều.

14 Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước.
15

Tóm tắt: s = 12m; t = 30s; F = 220N. A = ?; P =?

Công thực hiện của người kéo là:

A = F.s = 220.12 = 2640J.

Công suất của người kéo là:

P = A/t = 1440/20 = 88W

Đáp số: A = 2640J; P = 88W

0,5đ

1,25đ

1,25đ

Duyệt của tổ CM

Tổ trưởng

Lê Thị Kim Phụng

Sơn Định, 10 tháng 3 năm 2021

GVBM

Nguyễn Trọng Lên