Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Thái Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:50:59 | Được cập nhật: 8 giờ trước (20:21:25) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1913 | Lượt Download: 74 | File size: 1.78432 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI BÌNH

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII NĂM 2019
Đề thi môn: SINH HỌC lớp 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Thực vật thích nghi với điều kiện sa
mạc và các vùng có độ ẩm thấp được gọi là thực
vật chịu hạn. Hãy trình bày các phương thức
thích nghi của thực vật chịu hạn để đảm bảo cân
bằng giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước?
b. Trong một thí nghiệm, thế nước của
đất và sự sinh trưởng của cây trên đất được đo
trong 8 ngày. Các kết quả được hiển thị ở hình
bên biết rằng màu trắng và đen trên trục hoành
tương ứng là ngày và đêm.
- đồ thị nào thể hiện thế nước của đất, đồ thị nào
thể hiện thế nước trong lá? Giải thích?
- Thời điểm nào lá bắt đầu héo? Giải thích?
Câu 2: ( 2 điểm) Quang hợp ở thực vật
Trong khu rừng trên đảo Trinidad, người ta tìm thấy 4 loài thực vật, người ta tiến hành các thí nghiệm
để xác định xem các nhóm cây này cố định CO2 theo con đường nào:
a. Ba nhóm cây C3 ưa bóng, cây C3 ưa sáng và cây C4 được đặt trong các chế độ cường độ ánh sáng
khác nhau giao động từ 0 đến mức độ ánh sáng mặt trời toàn phần trong vài ngày, nhiệt độ 32 0C, tưới
nước đầy đủ và đo cườn gđộ quang hợp ở lá của mỗi cây thì thu được đồ thị sau:
- Theo em, mỗi đồ thị A,B,C ứng với loại
cây nào ở trên?
- Tại sao cường độ quang hợp ở đồ thị C
lại giảm khi cường độ ánh sáng tăng từ
60% tới 100% của ánh sáng mặt trời toàn
phần?

b. Nhóm cây còn lại kí hiệu là
cây E người ta tiến hành đo
cường độ quang hợp của cây biết
rằng các phép đo được thực hiện
trong điều kiện tưới tốt (0 ngày)
và sau 5 ngày 10 ngày mà không
cần tưới thêm nước, hai đồ thị
với các vòng tròn rỗng và đường
liền nét là biểu thị cường độ
quang hợp của các lá trên cùng
một cây hãy giải thích hiện tượng
và cho biết cây cố định CO2 theo con đường nào?
Câu 3: (1 điểm) Hô hấp ở thực vật
Theo dõi sự nảy mầm của các hạt đậu tương trong một thời gian, người ta thấy sự biến biến đổi lượng
nitơ tổng số và lượng nito hòa tan (nito trong các chất có trọng lượng phân tử thấp như amino acids)
được đo ở lá mầm và các phần khác nhau của cây mầm. Kết quả ghi được như hình dưới đây.
Theo em Hình A và hình B, hình nào biểu thị sự biến động lượng nito tổng số, hình nào biểu thị sự biến
động lượng nitơ hòa tan? Giải thích.

Câu 4: ( 2 điểm) sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật
Phytochrome là một trong số các thụ thể ánh sáng của thực vật tham gia vào quang chu kỳ.
Phytochrome tồn tại ở hai dạng quang phổ của ánh sáng khác nhau: Pr hấp thụ ánh sáng đỏ còn Pfr hấp
thụ ánh sáng đỏ xa. Một thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của cây bị ảnh hưởng ra sao bởi các chớp
sáng khác nhau [trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)] trong giai đoạn tối hoặc là trong tối ở giai đoạn sáng
của sự phát triển thực vật. Hình dưới đây cho biết các kết quả thí nghiệm.Quan sát hình và cho biết:
a. Cây trong thí nghiệm là cây ngày dài hay cây ngày ngắn? giải thích.
b. Nếu thay thế chớp sáng trắng bằng chớp sáng đỏ xa (FR) thì cây trong thí nghiệm 3 có ra hoa không?
Vì sao?
c. Các cây trong thí nghiệm 4 và 5 có ra hoa hay không? Vì sao?

Câu 5: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
a. Trong một thí nghiệm ở thú, người ta thắt tạm thời ống dẫn tụy tuy nhiên vẫn đáp ứng đầy đủ nhu
cầu về lượng thức ăn để thú vẫn sống bình thường. Theo em lượng cabonhidrat thay đổi như thế nào
trong phân và nước tiêu của con vật?
b. Hệ số hô hấp RQ của một người phụ nữ trưởng thành là 0,7 cùng với nồng độ oxi trong không khí
thở ra của cô ta là 170ml/l. RQ là tỉ số giữa lượng CO 2 thải ra và lượng O2 cơ thể hấp thụ. Sự chuyển
hóa glucose và axit palmitic diễn ra như sau:
Glucose: C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O
Axit palmitic : C16H32O2 + 23O2 -> 16CO2 + 16H2O
- Hãy tính lượng CO2 được bổ sung vào mỗi lít không khí thở ra?
- Nếu người này buộc phải chạy nước rút (chạy thật nhanh) trong vòng vài phút thì RQ của cô ấy sẽ
thay đổi như thế nào? Giải thích?
Câu 6: ( 2 điểm) Tuần hoàn
Sơ đồ sau đây minh họa hai bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng đôi khi gặp ở trẻ sơ sinh.

a. Quan sát hình và cho biết người bệnh I và II bị mắc bệnh gì?
b. Huyết áp của người bệnh số 2 sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

c. Cho sơ đồ ghi áp lực và thể tích tâm thu của người bình thường 1,2 và người bị bệnh 3,4. Người
bệnh I, II có thể có sơ đồ ghi áp lực và thể tích tâm thu như trong hình không? Nếu có sẽ phù hợp với
hình nào?
Câu 7: (2 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi

Các inulin là những
polysaccharide không thể đi qua
màng tế bào. Inulin được truyền
vào một tĩnh mạch của người
với tốc độ không đổi là 0,2 mol/
phút. Ngay sau khi truyền xong,
tổng số 25 mol inulin đã được
thu nhận ở nước tiểu.

a. Nếu có một loại thuốc X dễ dàng đi qua các loại màng tế bào thì X sẽ bị cô lại trong nước tiểu với
tốc độ nhanh hơn hay chậm hơn so với inulin khi ở cùng nồng độ trong máu? Vì sao?
b. Thuốc ACEI gây ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin, sử dụng thuốc ACEI sẽ gây ra tác động
như thế nào với sự lọc ở thận ? Giải thích.
c. Dựa vào đồ thị, hãy tính thể tích huyết tương mà thận lọc trong một phút?
d. Hãy tính tổng thể tích dịch lọc qua thận của người này sau khi truyền xong 25 mol inulin?
Câu 8: ( 2 điểm) cảm ứng ở động vật
Các đồ thị a, b, c dưới đây thể hiện sự biến đổi điện thế màng theo thời gian của một tế bào thần
kinh khi nhận được các kích thích nhất định. Em hãy nêu và giải thích sự biến đổi điện thế màng trong
các trường hợp đó?

Câu 9: ( 2 điểm) Sinh trưởng, phát
triển, sinh sản ở động vật
Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của
một số hoocmon, một trong số hoocmon
có những biến động như trong đồ thị hình
bên.
a. Hãy cho biết đây là đồ thị ghi lại sự
biến động của hoocmon nào? Hoocmon
này do cơ quan nào tiết ra?
b. FSH và LH lấy tên từ các sự kiện cuả
chu kì sinh dục ở giới cái, nhưng chúng cũng hoạt động ở giới đực. Các chức năng của FSH và LH ở
giới cái và giới đực có gì giống và khác nhau?
Câu 10: ( 2 điểm) Nội tiết
Đồ thị hình bên cho thấy nồng
độ glucose trong máu sau khi
tiêm hoocmon I, II, III riêng rẽ
hoặc kết hợp. Cho một số
hoocmon dưới đây:
Insulin
ADH
Adrenanlin Renin
Glucagon Angiotensinogen
Cortisol
Calcitonin

a. Trong số các hoocmon đã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hoocmon phù hợp với kết quả thu được trên đồ
thị và giải thích?
b. Khi tiêm kết hợp 3 hoocmon I, II, III thu được kết quả như trên đồ thị, ba hoocmon này đã tương tác
với nhau theo kiểu nào? Giải thích kết thu được trên đồ thị.

Câu 11: (1 điểm) phương án thực hành
Thân cây hoa huệ
được đặt trong
nước nhuộm màu
mực đỏ để theo dõi
sự vận chuyển của
nước thông qua thí
nghiệm. Hai lát cắt
ngang của thân cây
được đưa ra dưới
đây.
a. Hãy gọi tên các
cấu trúc được đánh
dấu A,B, C, D, E
b. Theo em cấu
trúc nào sẽ có màu
đỏ? Giải thích.

===HẾT===

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Thực vật thích nghi với điều kiện sa
mạc và các vùng có độ ẩm thấp được gọi là thực
vật chịu hạn. Hãy trình bày các phương thức
thích nghi của thực vật chịu hạn để đảm bảo cân
bằng giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước?
b. Trong một thí nghiệm, thế nước của
đất và sự sinh trưởng của cây trên đất được đo
trong 8 ngày. Các kết quả được hiển thị ở hình
bên biết rằng màu trắng và đen trên trục hoành
tương ứng là ngày và đêm.
- đồ thị nào thể hiện thế nước của đất, đồ thị nào
thể hiện thế nước trong lá? Giải thích?
- Thời điểm nào lá bắt đầu héo? Giải thích?
Câu Ý
Nội dung
1(2 a
Thực vật chịu hạn có rất nhiều phương thức khác nhau để đảm bảo cân
điể
(1điểm) bằng giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước:
m)
- Nhiều loài thực vật chịu hạn như thực vật sa mạc có chu trình sống ngắn,
hoàn thành chu trình sống của mình trong mùa mưa khi nước về
- Một số loài cây như trúc đào có lớp cutin dày, biểu bì có nhiều lớp làm
giảm sự mất nước qua lớp cutin đồng thời lỗ khí nằm sâu trong các khoang
được gọi là hốc có nhiều lông nhỏ, các lông giúp cản trở dòng không khí
làm giảm tốc độ thoát hơi nước và bảo vệ lỗ khí không bị nóng, khô
- Một số loài thực vật chịu hạn không có lá trong suốt thời kì sinh trưởng
giúp giảm cường độ thoát hơi nước, chỉ khi có mưa nhiều thì lá non mọc ra
để tăng cường độ quang hợp giúp cây tích lũy chất hữu cơ cần cho sinh
trưởng, sau đó khi đất khô lá lại rụng đi

b
(1điểm)

Điểm
0,25

0,25

0,25

- Một số loài thực vật khác thực hiện cố định CO2 theo con đường CAM, 0,25
lỗ khí khổng chỉ mở ra vào ban đêm để hấp thụ CO 2, vào ban ngày lỗ khí
đóng lại để giảm cường độ thoát hơi nước
- Một số loài thực vật như xương rồng, có lá biến thành gai giảm cường độ (trả lời 4
thoát hơi nước, khi đó thân của chúng chứa lục lạp để tiến hành quang hợp ý cho tối
đa
1
điểm)
- Đồ thị Q thể hiện thế nước trong đất, đồ thị P thể hiện thế nước trong cây 0,25
- Vì đồ thị P có sự thay đổi thế nước giữa đêm và ngày, ban đêm thế nước 0,25
cao do không có thoát hơi nước, ban ngày thế nước thấp do quá trình thoát
hơi nước xảy ra mạnh
- Tại thời điểm P trong đồ thị tương đương ngày số 6 thì lá bắt đầu héo
0,25
- vì thế nước trong đất giảm mạnh vào ngày thứ 6 làm cho cây không lấy 0,25
được nước dẫn tới thế nước trong cây giảm mạnh

Câu 2: ( 2 điểm) Quang hợp ở thực vật
Trong khu rừng trên đảo Trinidad, người ta tìm thấy 4 loài thực vật, người ta tiến hành các thí nghiệm
để xác định xem các nhóm cây này cố định CO2 theo con đường nào:
a. Ba nhóm cây C3 ưa bóng, cây C3 ưa sáng và cây C4 được đặt trong các chế độ cường độ ánh sáng
khác nhau giao động từ 0 đến mức độ ánh sáng mặt trời toàn phần trong vài ngày, nhiệt độ 32 0C, tưới
nước đầy đủ và đo cườn gđộ quang hợp ở lá của mỗi cây thì thu được đồ thị sau:
- Theo em, mỗi đồ thị A,B,C ứng với loại
cây nào ở trên?
- Tại sao cường độ quang hợp ở đồ thị C
lại giảm khi cường độ ánh sáng tăng từ
60% tới 100% của ánh sáng mặt trời toàn
phần?

b. Nhóm cây còn lại kí hiệu là
cây E người ta tiến hành đo
cường độ quang hợp của cây biết
rằng các phép đo được thực hiện
trong điều kiện tưới tốt (0 ngày)
và sau 5 ngày 10 ngày mà không
cần tưới thêm nước, hai đồ thị
với các vòng tròn rỗng và đường
liền nét là biểu thị cường độ
quang hợp của các lá trên cùng
một cây hãy giải thích hiện tượng
và cho biết cây cố định CO2 theo con đường nào?
Câu
2
(2
điể
m)

Ý
Ýa

Nội dung
Đồ thị A ứng với cường độ quang hợp của cây C4
Đồ thị C ứng với cường độ quang hợp của cây C3 ưa bóng
Đồ thị B ứng với cường độ quang hợp của cây C3 ưa sáng
- cường độ quang hợp của nhóm A cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên đồng
thời cây cường độ quang hợp ở cây C4 vẫn cao tại cường độ ánh sáng mặt trời
toàn phần
- cây C3 ưa bóng sẽ giảm cường độ quang hợp khi cường độ ánh sáng cao quá
50% cường độ ánh sáng mặt trời toàn phần
- cấy C3 ưa sáng có cường độ quang hợp cao hơn cây C3 ưa bóng và cường
độ quang hợp đạt cực đại ở 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần, tăng cường độ
ánh sáng làm cường độ quang hợp giảm.
Vì đồ thị C là đồ thị quang hợp ở thực vật C3 ưa bóng

Điểm
0,25
0,25
0,125
0,125
0,25

Ýb

Ở cây C3 ưa bóng cây tập trung nito để tổng hợp protein của tilacoit và diệp
lục hơn là vào tổng hợp enzyme cố định CO 2 dẫn tới cây không có đủ enzyme
Rubisco để sử dụng khi cường độ ánh sáng cao
- Có hiện tượng như vậy vì các lá non và già trên cây đã cố định CO 2 theo 2
con đường khác nhau
- cây trưởng thành quang hợp theo con đường CAM
- Lá non ban đầu cố định CO2 theo con đường C3 đồ thị là vòng tròn rỗng, lá
trưởng thành ban đầu cố định CO2 theo con đường CAM đồ thị là đường liền
nét, về sau cả lá non và lá trưởng thành đều cố định CO2 theo con đường
CAM
- Ngày 0 tưới tốt hàm lượng nước cao nên lá non cố định CO 2 theo C3 tỉ lệ
đồng hóa CO2 cao vào ban ngày bằng 0 vào ban đêm. Sau đó do dừng tưới
nước, trong điều kiện khô hạn lá tiến hành quang hợp theo con đường CAM.
- Lá già cố định CO2 theo con đường CAM tỉ lệ đồng hóa CO 2 cao vào ban
đêm và đạt tối đa vào sáng sớm.

0,25
0,25
0,25

0,25

Câu 3: (1 điểm) Hô hấp ở thực vật
Theo dõi sự nảy
mầm của các hạt
đậu tương trong
một thời gian,
người ta thấy sự
biến biến đổi
lượng nitơ tổng
số và lượng nito
hòa tan (nito
trong các chất có
trọng lượng phân
tử thấp như amino acids) được đo ở lá mầm và các phần khác nhau của cây mầm. Kết quả ghi được như
hình dưới đây.
Theo em Hình A và hình B, hình nào biểu thị sự biến động lượng nito tổng số, hình nào biểu thị sự biến
động lượng nitơ hòa tan? Giải thích.
Câu
Nội dung
Điểm
3
(1 Hình A: biểu diễn sự biến động lượng nito tổng số
(0,25)
điểm)
Hình B biểu diễn sự biến động lượng nito hòa tan
Vì: - Hạt đậu tương là hạt cây hai lá mầm,hạt không có nội nhũ chỉ có lá mầm 0,25
lượng protein dự trữ (nito tổng số) cao tập trung chủ yếu ở lá mầm
- Nito tổng số trong lá mầm được phân giải để tạo các chất trung gian và năng 0,25
lượng cho kiến tạo tế bào mới ở cây nầm nên nito tổng số trong lá mầm giảm
mạnh ngay khi hạt nảy mầm, nito tổng số được phân giải ban đầu sẽ chuyển
thành nito hòa tan sau đó khi cây mầm phát triển lá mầm tiêu biến nên nitơ hòa
tan giảm ->Hình A: nito tổng số, Hình B: ninto hòa tan.
Cây mầm lớn theo thời gian do sự phân chia của tế bào, nito hòa tan từ lá mầm 0,25
được chuyển vào cây mầm để sinh tổng hợp các chất trong đó có protein nên cả
lượng nito tổng số và nito hòa tan đều tăng lên trong cây mầm

Câu 4: ( 2 điểm) sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở thực vật
Phytochrome là một trong số các thụ thể ánh sáng của thực vật tham gia vào quang chu kỳ.
Phytochrome tồn tại ở hai dạng quang phổ của ánh sáng khác nhau: Pr hấp thụ ánh sáng đỏ còn Pfr hấp
thụ ánh sáng đỏ xa. Một thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của cây bị ảnh hưởng ra sao bởi các chớp
sáng khác nhau [trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)] trong giai đoạn tối hoặc là trong tối ở giai đoạn sáng
của sự phát triển thực vật. Hình dưới đây cho biết các kết quả thí nghiệm.Quan sát hình và cho biết:
a. Cây trong thí nghiệm là cây ngày dài hay cây ngày ngắn? giải thích.
b. Nếu thay thế chớp sáng trắng bằng chớp sáng đỏ xa (FR) thì cây trong thí nghiệm 3 có ra hoa không?
Vì sao?
c. Các cây trong thí nghiệm 4 và 5 có ra hoa hay không? Vì sao?

Câu
Ý
Nội dung
4 (2 Ý a
Cây trong thí nghiệm trên là cây ngày ngắn (đêm dài)
điểm) (0,75) - Vì cây cần thời gian tối ít nhất bằng thời gian tối tới hạn thì cây mới ra hoa
- Khi ngắt quãng thời gian tối bằng chớp sáng trắng thì cây không ra hoa nữa
Ýb
- Thay thế chớp sáng trắng bằng chớp sáng đỏ xa thì cây trong thí nghiệm 3 sẽ
(1,25) ra hoa
- Vì trong cây có sắc tố cảm nhận quang chu kì là phitocrom. Phitocrom tồn
tại ở hai dạng. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sáng là 660 nm),
ký hiệu là Pr có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế sự ra
hoa của cây ngày dài; dạng thứ hai hấp thụ ánh sáng đỏ xa (có bước sáng 730
nm), ký hiệu Pfr có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ức chế sự
ra hoa của cây ngày ngắn.
- Hai dạng này có thể chuyển đổi thuận nghịch khi có tác động của ánh sáng
Ánh sáng đỏ
như sau:
Pr
Pfr

Điểm
(0,25)
0,25
0,25
0,25
0,25

Ánh sáng đỏ xa

- Vậy khi chiếu ánh sáng đỏ xa sẽ chuyển Pfr thành Pr kích thích sự ra hoa của 0,25
cây ngày ngắn làm cây ra hoa.
- Cây trong thí nghiệm 4 không ra hoa do thời gian tối không đủ thời gian tối 0,25
tới hạn -> ức chế cây ngày ngắn ra hoa
- Cây 5 sẽ ra hoa vì thời gian tối lớn hơn thời gian tối tới hạn -> sẽ kích thích 0,25
cây ngày ngắn ra hoa

Câu 5: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
a. Trong một thí nghiệm ở thú, người ta thắt tạm thời ống dẫn tụy tuy nhiên vẫn đáp ứng đầy đủ nhu
cầu về lượng thức ăn để thú vẫn sống bình thường. Theo em lượng cabonhidrat thay đổi như thế nào
trong phân và nước tiêu của con vật?
b. Hệ số hô hấp RQ của một người phụ nữ trưởng thành là 0,7 cùng với nồng độ oxi trong không khí
thở ra của cô ta là 170ml/l. RQ là tỉ số giữa lượng CO 2 thải ra và lượng O2 cơ thể hấp thụ. Sự chuyển
hóa glucose và axit palmitic diễn ra như sau:
Glucose: C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O
Axit palmitic : C16H32O2 + 23O2 -> 16CO2 + 16H2O
- Hãy tính lượng CO2 được bổ sung vào mỗi lít không khí thở ra?
- Nếu người này buộc phải chạy nước rút (chạy thật nhanh) trong vòng vài phút thì RQ của cô ấy sẽ
thay đổi như thế nào? Giải thích?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
5 (2 Ý a
Lượng cacbonhidrat tăng trong phân nhưng không đổi trong nước tiểu
(0,25)
điểm) (0,75) Do: Tụy có chứa các enzyme phân giải cacbonhidrat thành đường đơn để hấp 0,25
thụ vào máu, thắt ống tụy làm giảm enzyme dẫn tới cacbonhidrat không được
tiêu hóa -> lượng cacbonhidrat thải ra ngoài nhiều
- Bình thường cacbonhidrat không xuất hiện trong nước tiêu nên không đổi 0,25
trong nước tiểu
Ýb
Do lượng O2 trong không khí hít vào là khoảng 210ml/l mà O 2 trong không 0,25
(1,25) khí thở ra là khoảng 170ml/l vì vậy nên lượng O2 cơ thể hấp thụ là 40ml/l
RQ = 0,7 => lượng CO2 thở ra là:
0,25
0,7 x 40 = 28ml/l
RQ của cô ấy có xu hướng tăng lên
0,25
Do khi chạy nước rút trong thời gian ngắn sẽ làm tiêu hao nhanh chóng lượng 0,25
O2 trong máu và dẫn tới chuyển hóa kị khí trong các tế bào cơ.
Lúc đầu RQ không thay đổi vì hô hấp kị kí không làm thay đổi lượng CO 2 thải 0,25
ra và O2 được hấp thu, nhưng qua thời gian axit lactic tích tụ dẫn tới ức chế
chuyển hóa axit palmitic, khi đó hô hấp hiếu khí sẽ tăng và làm giảm lượng O 2
hấp thụ vào làm cho RQ tăng lên.

Câu 6: ( 2 điểm) Tuần hoàn
Sơ đồ sau đây minh họa hai bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng đôi khi gặp ở trẻ sơ sinh.

a. Quan sát hình và cho biết người bệnh I và II bị mắc bệnh gì?
b. Huyết áp của người bệnh số 2 sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
c. Cho sơ đồ ghi áp lực và thể tích tâm thu của người bình thường 1,2 và người bị bệnh 3,4. Người
bệnh I, II có thể có sơ đồ ghi áp lực và thể tích tâm thu như trong hình không? Nếu có sẽ phù hợp với
hình nào?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
6 (2 Ý a
Người bệnh I bị dị tật động mạch chủ bị chuyển sang tâm thất phải, động (0,25)
điểm) (0,5) mạch phổi chuyển sang tâm thất trái
- người bệnh II bị dị tật hẹp động mạch chủ
0,25
Ýb
- Người số II sẽ có huyết áp cao
0,25
(0,75 - Vì bị hẹp động mạch chủ ngay đoạn phía sau động mạch cảnh nên áp lực 0,25
)
máu tác động lên động mạch cảnh tăng cao -> tăng lưu lượng máu lên đầu và
chi trên
Do động mạch chủ bị hẹp nên lượng máu đi nuôi phần dưới của ở thể giảm 0,25
trong đó có các động mạch thận, huyết áp và lượng máu tới động mạch thận
giảm sẽ kích thích phức hệ renin-angiotensin-aldosteron làm tăng huyết áp để
tăng lưu lượng máu tới thận
Ýc
Người số II sẽ có đồ thị ghi áp lực và thể tích tâm thu ứng với hình 3
0,25
(0,75) Vì hình 3 là đồ thị ghi áp lực máu và thể tích tâm thu của người bị hẹp động 0,25
mạch chủ
Hình 4 là đồ thị ghi áp lực máu và thể tích tâm thu của người bị hở van tim
0,25

Câu 7: (2 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi

Các inulin là những
polysaccharide không thể đi qua
màng tế bào. Inulin được truyền
vào một tĩnh mạch của người
với tốc độ không đổi là 0,2 mol/
phút. Ngay sau khi truyền xong,
tổng số 25 mol inulin đã được
thu nhận ở nước tiểu.

a. Nếu có một loại thuốc X dễ dàng đi qua các loại màng tế bào thì X sẽ bị cô lại trong nước tiểu với
tốc độ nhanh hơn hay chậm hơn so với inulin khi ở cùng nồng độ trong máu? Vì sao?
b. Thuốc ACEI gây ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin, sử dụng thuốc ACEI sẽ gây ra tác động
như thế nào với sự lọc ở thận ? Giải thích.
c. Dựa vào đồ thị, hãy tính thể tích huyết tương mà thận lọc trong một phút?
d. Hãy tính tổng thể tích dịch lọc qua thận của người này sau khi truyền xong 25 mol inulin?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
7 (2 Ý a
X cô đặc trong nước tiểu chậm hơn inulin
(0,25)
điểm) (0,5) Vì X có khả năng đi qua màng tế bào trong khi đó inulin thì không vì vậy X sẽ 0,25
được tái hấp thu trở lại vào máu ở ống thận còn inulin thì không -> tốc độ cô
đặc X trong nước tiểu chậm hơn
Ý b Thuốc làm giảm áp lực máu ở cầu thận dẫn tới giảm áp lực lọc ở cầu thận
0,25
(0,75) Thuốc ACEI thường được dùng trong trường hợp như người bệnh bị tăng quá 0,25
mức andosteron vì ACEI sẽ gây ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin
(ACE) làm cho Angiotensin I không chuyển được thành angiotensin II dẫn tới
giảm lượng andosteron. Andosteron giảm sẽ giảm tái hấp thu Na+ và nước ở
ống lượn xa -> giảm huyết áp -> giảm áp lực lọc ở cầu thận
Đồng thời angiotensin II giảm sẽ làm giãn các tiểu động mạch đến -> giảm 0,25
huyết áp -> giảm áp lực lọc ở cầu thận.
Ýc
Tốc độ lọc của inulin trong 1 phút là 0,2mol
(0,5) Mà trung bình cứ 1lít huyết tương lọc có 1,6 mol inulin
0,5
Vậy thể tích huyết tương thận lọc trong 1 phút là:

0,125 lít/ phút

= 125ml/ phút
Ýd
Tổng thể tích dịch lọc qua thận sau khi truyền xong 25mol inulin là:
(0,25)
= 15,625 lít

0,25

Câu 8: ( 2 điểm) cảm ứng ở động vật
Các đồ thị a, b, c dưới đây thể hiện sự biến đổi điện thế màng theo thời gian của một tế bào thần
kinh khi nhận được các kích thích nhất định. Em hãy nêu và giải thích sự biến đổi điện thế màng trong
các trường hợp đó?

Câu
Nội dung
8 (2 - Đồ thị hình a: biên độ của điện thế màng tăng- tăng phân cực.
điểm) - khi có kích thích, nhiều kênh K+ trên màng tế bào mở, tăng sự khuếch tán của K+
ra khỏi tế bào. Mặt trong của màng trở nên âm hơn so với mặt ngoài từ đó gây tăng
phân cực
- Đồ thị hình b: biên độ của điện thế màng giảm- khử cực
- khi có kích thích, kênh Na+ mở. Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào nhưng
không đủ ngưỡng gây đảo cực mà chỉ gây khử cực, giảm biên độ điện thế màng
- Đồ thị hình c: điện thế màng thay đổi theo thứ tự khử cực, đảo cực, tái phân cực
(xuất hiện điện thế họat động)
- khi kích thích đạt ngưỡng hoặc trên ngưỡng đã làm tăng tính thấm của màng với
Na+ đủ để gây khử cực, đảo cực. Sau đó, kênh Na+ đóng, kênh K+ mở, K+ khuếch
tán từ trong tế bào ra ngoài gây hiện tượng tái phân cực.
Câu 9: (2 điểm) Sinh trưởng, phát
triển, sinh sản ở động vật
Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của
một số hoocmon, một trong số hoocmon
có những biến động như trong đồ thị hình
bên.
a. Hãy cho biết đây là đồ thị ghi lại sự
biến động của hoocmon nào? Hoocmon
này do cơ quan nào tiết ra?

Điểm
(0,25)
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25

b. FSH và LH lấy tên từ các sự kiện cuả chu kì sinh dục ở giới cái, nhưng chúng cũng hoạt động ở giới
đực. Các chức năng của FSH và LH ở giới cái và giới đực có gì giống và khác nhau?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
9 (2 Ý a
- Đồ thị ghi lại sự biến động của hoocmon ostrogen trong máu
(0,25)
điểm) (0,75) - hoocmon ostrogen trong pha nang trứng (nửa đầu của chu kì kinh nguyệt) do 0,25
tế bào hạt của nang trứng sinh ra. Sau khi chứng chín và rụng ở pha thể vàng
(nửa sau của chu kì kinh nguyệt) ostrogen do thể vàng tiết ra.
- Nếu trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử và làm tổ trong tử cung thì 0,25
ostrogen còn được tiết ra bởi nhau thai
ýb
- giống nhau: LH kích thích hoocmon sinh dục và thúc đẩy quá trình hình 0,25
(1,25) thành giao tử ở cả hai giới (ostrogen ở nữ và testosteron ở nam)
FSH kích thích sự sinh trưởng của các tế bào có chức năng hỗ trợ và nuôi 0,25
dưỡng các giao tử đang phát triển (tế bào nang trứng ở nữ và tế bào sertoly ở
nam)
khác nhau: - ở giới đực: FSH kích thích lên tế bào sertoly sản xuất tinh trùng
0,25
LH kích thích tế bào leydig sản suất hoocmon testosteron
- ở giới cái: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hoocmon ostrogen
0,5
LH kích thích trứng chín và rụng tạo thể vàng và thể vàng cũng tham gia tiết
ostrogen.
Câu 10: ( 2 điểm) Nội tiết
Đồ thị dưới đây cho thấy nồng
độ glucose trong máu sau khi
tiêm hoocmon I, II, III riêng rẽ
hoặc kết hợp. Cho một số
hoocmon dưới đây:
Insulin
ADH
Adrenanlin Renin
Glucagon Angiotensinogen
Cortisol
Calcitonin

a. Trong số các hoocmon đã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hoocmon phù hợp với kết quả thu được trên đồ
thị và giải thích?
b. Khi tiêm kết hợp 3 hoocmon I, II, III thu được kết quả như trên đồ thị, ba hoocmon này đã tương tác
với nhau theo kiểu nào? Giải thích kết thu được trên đồ thị.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
(2 Ý a I: Adrenalin II: Glucagon III: Cortisol
(0,25)
điểm) (1
- Glucagon có khả năng làm tăng phân giải glycogen ở gan do đó làm tăng 0,25
điểm) nồng độ glucose máu sau vài phút -> II là glucagon vì đồ thị II đường máu
tăng ngay tại thời điểm 0 giờ
- Cortisol làm tăng tạo glucose mới ở gan bằng cách tạo glucose từ protein và 0,25
các nguồn nguyên liệu khác ( tăng huy động axit amin từ cơ và huyết tương
vào gan, tăng lựng enzyme tham gia chuyển hóa axit amin thành glucose) và
giảm tiêu thụ glucose ở tế bào nên lượng glucose có thể tăng từ 6 -10 lần trong

máu. Glucose trong máu khi tiêm cortisol không tăng ngay tức thì nhưng nồng
độ glucose tăng gấp nhiều lần -> III là cortisol
- Adrenalin cũng làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ nên
làm tăng glucose máu nhưng tác động chậm -> I là adrenalin
Ýb
Khi tiêm kết hợp I +II+ III đồ thị thu được như trên hình vì 3 hoocmon này tác
(1
động theo kiểu hợp lực
điểm) Vì - Adrenalin tác động lên cơ tim làm tim đập nhanh, tăng nhịp co bóp của
tim, tăng huyết áp dẫn tới làm tăng lượng máu phân phối tới các cơ quan làm
cho các hoocmon được tiêm vào đưa tới cơ quan đích nhanh hơn, quá trình
huy động các nguyên liệu tạo glucose máu nhanh hơn, lượng glucose tăng
mạnh ngay trong thời điểm 0-1 giờ
- Adrenalin tác động làm giảm tiết insulin và tăng glucagon của tuyến tụy,
tăng tạo hoocmon cortisol của tuyến trên thận làm cơ thể tăng tiết các
hoocmon vào máu -> lượng glucose máu tiếp tục tăng sau thời điểm 1 giờ

0,25
0,25
0,5

0,25

Câu 11: (1 điểm)
phương án thực
hành
Thân cây hoa huệ
được đặt trong nước
nhuộm màu mực đỏ
để theo dõi sự vận
chuyển của nước
thông qua thí nghiệm.
Hai lát cắt ngang của
thân cây được đưa ra
dưới đây.
a. Hãy gọi tên các cấu
trúc được đánh dấu
A,B, C, D, E
b. Theo em cấu trúc
nào sẽ có màu đỏ?
Giải thích.

Câu
Câu 11
(1
điểm)

Ý
ýa
(0,5)

ýb
(0,5)

Nội dung
A: Mạch gỗ thứ cấp
B: Tầng sinh mạch (cambium)
C: Khoang khí
D: mạch gỗ sơ cấp
E: mạch rây
Cấu trúc có màu đỏ là E
Vì đó là cấu trúc dẫn nước nhuộm mực đỏ lên thân , lá, hoa

Điểm
Mỗi ý đúng
cho 0,1
điểm tổng
là 0,5
0,25
0,25