Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Hưng Yên, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:56:52 | Được cập nhật: 2 giờ trước (4:24:51) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1436 | Lượt Download: 59 | File size: 1.201282 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
--------------------ĐỀ ĐỀ NGHỊ
(Đề thi có 6 trang)

KỲ THI CHỌN HSG
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Sinh học - Lớp 11
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)

1. Ngâm tế bào của 1 loại mô thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ. Hãy cho biết, khi nào
sức căng trương nước của tế bào xuất hiện và biến thiên như thế nào?
2. Lập phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào?
3. Nghiên cứu vai trò của các
nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối
với sự sinh trưởng của một loài
thực vật thân thảo ở cạn, sau 20
ngày theo dõi thí nghiệm, từ số
liệu thu được người ta xây dựng
đồ thị sau đây:

Hình 1. Đồ thị biểu diễn nồng độ các ion khoáng
a.Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới
tác động điều kiện môi trường?
b.Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm
mạnh?
Câu 2. Quang hợp ở thực vật (2,0 điểm)
Một nhà khoa học muốn tìm hiểu về sự khác biệt trong quang hợp của hai loài thực vật C3 và C4.
Người này đã trồng cây ngô và cây phong nữ trong một hộp nhựa trong suốt được dán kín với nồng độ
CO2 ban đầu ở điều kiện thường (300ppm) và các điều kiên ánh sáng, nước và khoáng được cung cấp
đầy đủ cho cả hai cây. Sau một thời gian một cây bị chết.
1. Hãy cho biết cây bị chết là cây nào? Giải thích.
2. Nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của hai loài
thực vật nói trên, kết quả được thể hiện ở đồ thị sau:

Đồ thị A và B ứng với loài nào? Các khoảng cách “1” và “2” trên đồ thị phản ánh điều gì?
Câu 3: Hô hấp (1 điểm)

Trong hô hấp hiếu khí, lực khử NADH được tạo ra ở tế bào chất và trong ti thể. Chuỗi vận
chuyển điện tử sinh năng lượng ATP diễn ra trên màng trong ti thể mà ti thể nguyên vẹn không
1

thấm NADH. Phân biệt 2 cách để điện tử của NADH ngoài tế bào chất đến được chuỗi vận
chuyển điện tử trên màng trong ti thể?
Câu 4: Sinh trưởng phát triển, sinh sản ở thực vật (2 điểm)
Hình dưới đây là minh họa cho tác dụng sinh lý của hoocmon thực vật X trên cây B, so với cây đối
chứng A không chịu tác động của hoocmon X
1. Hãy cho biết hoocmon X thuộc nhóm
nào và nêu tác dụng sinh lý chính của
hoocmon này?
2. Chỉ ra ba vị trí tổng hợp hoocmon này
trong cây? Lấy vị dụ về việc ứng dụng
hoocmon này trong sản xuất để thu sinh
khối sinh dưỡng của cây

Câu 5: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm)
1. Hình 5.1 Cấu tạo của một chất hóa học có tên là
olestra là một chất có hình dạng, mùi vị và hoạt động
giống như chất béo thật nhưng cơ thể không thể tiêu
hoá được nó. Nếu đưa chất này vào hệ tiêu hoá của
người bình thường sẽ gây ra các hiện tượng gì? Giải
thích.

2. Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn chế.
Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng hạn chế
đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình 4 cho thấy hình dạng của đường cong dòng chảy - Thể
tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở người khỏe mạnh với chức năng hô hấp bình thường
và bốn bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp thường gặp.

a. pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao?
b. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao?
c. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích.
d. Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì
sao?
Câu 6: Tuần hoàn (2 điểm)
1. Một thanh niên khỏe mạnh bình thường có một chu kỳ tim lúc nghỉ ngơi là 0,8 giây. Hình 6.1A mô
tả một số bước trong chu kỳ tim bình thường (chiều mũi tên mô tả chiều dòng máu lưu thông ). Hình
6.1B mô tả những thay đổi về thể tích trong buồng tim của người thanh niên này ở trạng thái nghỉ
ngơi.
2

a. Hình 6.1B mô tả sự thay đổi thể tích máu và áp lực ở ngăn nào trong 4 ngăn của tim? Giải thích.
b. Ở trạng thái nghỉ ngơi, lưu lượng tim của người thanh niên này là bao nhiêu? Nêu cách tính.
c. Mỗi bước trong chu kỳ tim được mô tả ở (i), (ii), (iii) ở hình 6.1A là tương ứng với các giai đoạn
nào trong các giai đoạn RS, SP, PQ, QR ở hình B? Giải thích.
2. Hình bên (hình 6.2) thể hiện áp lực thay đổi trong động mạch
chủ, tâm thất trái và tâm nhĩ trái xảy ra đồng thời trong chu kỳ tim
ở động vật có vú. Các số (1 đến 4) chỉ ra các giai đoạn khác nhau
trong một chu kì tim.
Hãy cho biết mỗi giai đoạn (a), (b), (c) và (d) dưới đây là tương
ứng với giai đoạn nào trong (1), (2), (3) và (4) ở hình bên (Hình
6.2). Giải thích.

a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở.
b. Giai đoạn có van bán nguyệt giữa tâm thất và động mạch chủ mở.
c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đóng.
d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất là thấp nhất.
Câu 7: Bài tiết, cân bằng nội môi (2 điểm)
1. Hình dưới là sơ đồ của nephron từ thận của ba động vật có vú khác nhau, X, Y và Z
a. Trong các cấu trúc trên
thì D là phần gì của
nephron?
b. Giải thích mối quan hệ
giữa độ dài của phần D
trong các nephron và khả
năng bài tiết nước tiểu?
c. Giả sử có 3 loài: Hải ly,
chuột nhà, chuột sống ở xa
mạc, em hãy sắp xếp các
loài này tương ứng với 3
loài X, Y, Z trong hình bên?
2. a. Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và H 2O vượt
quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này:
- Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao?
- Hàm lượng renin, aldosteron trong máu có thay đổi không? Vì sao?
b. Khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so với lúc bình
thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác nhau như thế nào?
Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2 điểm)
3

1. Một thí nghiệm sinh lý được tiến hành trên một dây thần kinh tủy có độ dài 10 cm. Dây thần kinh
này có 4 loại sợi trục dẫn truyền thông tin thần kinh liên quan tới 4 chức năng sinh lý khác nhau: (1)
cảm giác nhiệt, (2) cảm giác áp lực, (3) cảm giác đau, (4) gây co cơ (thông tin vận động). Bảng dưới
đây thể hiện đặc điểm cấu tạo của 4 loại sợi trục trên.
Lợi sợi trục
Bao myelin
Đường kính (µm)
Dẫn truyền cảm giác nhệt
Không có
26
Dẫn truyền cảm giác áp lực

17
Dẫn truyền cảm giác đau
Không có
15
Dẫn truyền thông tin vận động

25
Thực hiện kích thích điện tại một đầu mút của dây thần kinh và ghi sóng điện ở đầu mút đối diện với 4
cường độ kích thích khác nhau ( 0,2 mA; 1,0 mA; 1,5 mA và 2,0 mA). Khi kích thích với cường độ 2,0
mA đã gây hoạt hóa đồng thời cả 4 loại sợi trục của dây thần kinh và quan sát được 4 đỉnh sóng điện
(a, b, c, d ) trong điện hoạt động hỗn hợp. Hình bên dưới (Hình 8.1) thể hiện thời gian trễ sau kích
thích của điện thế hoạt động hỗn hợp thu được.

a. Xác định tốc đọ dẫn truyền (m/ giây) của điện thế hoạt động tại đỉnh c. Nêu cách tính?
b. Trong 4 đỉnh sóng điện trên, đỉnh nào thể hiện thông tin của kích thích đau, đỉnh nào thể hiện thông
tin của sự co cơ? Giải thích.
2. Khi nghiên cứu tác động của 2 loại thuốc I và II tới quá trình truyền tin thần kinh qua xinap với chất
dẫn truyền là axêtincôlin, các nhà khoa học đã tiến hành ghi dòng điện ở màng sau xinap trước và sau
khi sử dụng mỗi loại thuốc trong cùng một điều kiện kích thích. Đồ thị ở các hình 8.2A, hình 8.2B và
hình 8.2C dưới đây thể hiện kết quả thu được.

4

Biết rằng cơ chế của 2 loại thuốc trên là tác động lên hoạt động của kênh Ca 2+ở màng trước xinap hoặc
tác động lên hoạt động của enzim axêtincôlin esteraza. Dựa vào các đồ thị trên hãy cho biết cơ chế tác
động của mỗi loại thuốc .Giải thích.
Câu 9: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2 điểm).
Bệnh béo phì do tích lũy năng lượng thừa dưới dạng chất béo đã làm phát sinh một số vấn đề về sức
khỏe. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cơ chế cân bằng nội môi giúp điều chỉnh trọng lượng cơ thể
thông qua leptin (một loại hoocmon được sản xuất bởi mô mỡ). Khi mỡ trong cơ thể tăng sẽ tăng tiết
leptin, leptin tác động đến “trung khu ngấy” của não bộ sẽ ức chế ngon miệng. Ngược lại, khi mỡ trong
cơ thể giảm sẽ làm giảm tiết leptin và kích thích cảm giác ngon miệng.
Giả sử có 2 nhóm người béo phì được xác định có những dị thường di truyền, liên quan đến
lượng leptin trong cơ thể, trong đó một nhóm có mức leptin cao bất thường, nhóm còn lại mức leptin
thấp bất thường. Mức leptin của mỗi nhóm sẽ thay đổi như thế nào nếu cả hai nhóm người béo phì này
đều được sử dụng khẩu phần thấp calo trong thời gian dài?

Câu 10: Nội tiết (2 điểm).
Nghiên cứu sơ đồ dưới đây về nồng độ hoocmôn trong chu kì
kinh nguyệt của phụ nữ
1. Trình tự các hoocmôn tính từ A đến D?
2. So sánh sự thay đổi về nồng độ của các hoocmôn: A, B,
C và D ở người phụ nữ trưởng thành trong giai đoạn trước
khi trứng rụng và sau khi trứng rụng. Giải thích tại sao có
sự thay đổi đó?

Câu 11: Phương án thực hành (1 điểm).

Hình 11A
Hình 11B
1. Hãy cho biết hình 11A, 11B tương ứng là cấu trúc giải phẫu nào của cây? Cây đó thuộc lớp
thực vật nào?
2. Sắp xếp tên các cấu trúc từ 1 đến 12 trên hình trên cho thích hợp.
…………………..HẾT………………………
Giáo viên ra đề

Chu Văn Kiền ĐT: 0888086988, Đỗ Thị Loan ĐT: 0983637786
5

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

- Khi tế bào nhận nước thì sức căng trương nước T của tế bào xuất hiện.
- T tăng khi tế bào tiếp tục hút nước.
- Tế bào mất nước thì T giảm
phương trình thể hiện mối quan hệ giữa S, P, T của tế bào:
S=P–T
S: sức hút nước của tế bào
P: Áp suất thẩm thấu của tế bào
T: sức căng trương nước của tế bào
(viết được phương trình được 0.25đ; chú thích được S, P, T được
- Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất nên
các ion này được rễ cây hấp thụ 1 cách chủ động qua kênh protein.
- Quá trình hấp thu chủ động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo
ra. Do đó nếu điều kiện không thích hợp lượng ATP giảm mạnh → sự hấp
thụ các ion này giảm theo.
- Khi pH đất thấp, như vậy đất có nhiều ion H+. Loại ion này trao đổi với các
ion khoáng dương trên bề mặt keo đất. Kết quả là các ion (K+, Mg+, Fe3+ ) ra
dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi

0.25

- Cây bị chết là cây phong nữ.
- Giải thích;
+ Cây ngô là C4, cây phong nữ là C3.
+ Hai cây trồng chung trong một thùng bị dán kín sẽ xảy ra sự cạnh tranh
nhau về nguồn CO2. Khi nồng độ CO2 giảm thấp, cây C4 có lợi thế hơn cây
C3, do PEP-cacboxylaza có ái lực cao với CO2 hơn rubisco.
+ Hơn nữa, khi CO2 giảm thấp, O2 tăng cao do quang hợp không giải phóng
ra môi trường khi hộp bị dán kín, ái lực của O2 với rubisco tăng lên làm C3
càng khó khăn trong việc cố định CO2 hơn.Cây phong nữ hô hấp tạo năng
lượng duy trì sự sồng và sinh ra CO2 lại bị cây ngô hấp thụ. Cứ như vậy cây
ngô sẽ sử dụng CO2 cho đến khi cây phong nữ cạn kiệt và chết.

0.25

- A là ngô và B là phong nữ + giải thích: điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng
- Khoảng cách 1: cường độ quang hợp tối đa không chỉ phu thuộc cường độ
ánh sáng mà còn phụ thuộc và các yếu tố khác. Khả năng nhân nồng độ CO2
của C4..
- Khoảng cách 2: Khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng yếu của C4 > C3

0.5

2

3

2

1

2

3

- Điện tử của NADH ngoài tế bào chất đến được chuỗi vận chuyển điện tử
trên màng trong ti thể nhờ con thoi chất mang.
Có 2 cách: con thoi glycerophosphat và con thoi malat
Con thoi glycerophosphat
Con thoi malat
- Dihydroxyaxetonphosphat
- Oxaloaxetat (OAA) bị khử (nhận
+
(DHAP) bị khử (nhận H và e từ
H+ và e- từ NADH) tạo thành malat.
NADH) tạo thành Glycerophosphat
(GP).
- Malat mang điện tử vào ti thể
- GP mang điện tử vào ti thể chuyển chuyển H+ và e- cho NAD tạo
H+ và e- cho FAD tạo FADH2.
NADH2.
- Kết quả: Qua con thoi GP: từ
- Kết quả: Qua con thoi malat: từ
NADH trong tế bào chất thành
NADH trong tế bào chất thành
FADH2 trong ti thể
NADH trong ti thể.
- Bị giảm năng lượng.
- Không bị giảm năng lượng.

0.25
0.25
0.25

0.5
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25

0.25

0.25

6

0.25
4

1

2

5

1

- Vì chất này là “chất béo giả” nên khi di chuyển trong hệ tiêu hoá nó không
bị hấp thu nhưng lại làm tăng nhu động ruột gây tốn khá nhiều năng lượng do
tiêu hoá cơ học trong khi nó không tạo ra năng lượng.
- Chất béo giả hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K) làm
cho cơ thể không hấp thụ được những vitamin này, do đó cơ thể sẽ bị thiếu
vitamin.
- Chất béo giả làm giảm các hợp chất tiền vitamin trong cơ thể nên cũng gây
thiếu vitamin.
- Chất béo giả gây tiết dịch tiêu hoá lớn hơn bình thường làm ảnh hưởng
đến hoạt động của các tổ chức tiết dịch.
- Chất béo giả có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như gây khó
tiêu hoặc bị tiêu chảy, co rút trong ruột và đánh trung tiện.
2

6

Từ hình minh họa cho thấy:
- Cây B phát triển chiều cao và ra hoa, trong khi cây A lùn và không có hoa
chứng tỏ hoocmon X phá bỏ trạng thái lùn của cây và kích thích ra hoa →
Giberelin
Tác dụng sinh lý:
+ Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào theo chiều dọc, làm sinh trưởng lá,
tăng chiều dài lóng,làm tăng chiều cao cây...
+ Kích thích nảy mần của hạt do hoạt hóa amilaza phân giải tinh bột thành
đường, cần cho nảy mầm; kích thích nảy chồi...
+ Kích thích ra hoa của các thực vật có lá sắp xếp theo kiểu hoa thị.
+ Kích thích phát triển của quả và thúc đẩy tạo quả không hạt.
- Các vị trí tổng hợp giberelin trong cây: đỉnh sinh trưởng, là đang sinh
trưởng và bao là mầm của phôi hạt.
- Ứng dụng:
+ Xử lí giberelin ở cây lấy sợi (đay), lấy thân (mía), lá (rau) cho năng suất
cao.
+ Xử lí giberelin cho hoa trước khi thụ phấn, thụ tinh tạo quả không hạt.
+ Xử lí giberelin phá ngủ nghỉ khi gieo trồng ( khoai tây).
+ Xử lí giberelin kích thích ra hoa và điieuf chỉnh giới tỉnh của hoa ( kích
thích hình thành hoa đực)

1

a. Có. Bệnh nhân 1 có dòng thở ra giảm  H+ tăng  pH giảm.
b. Có. Bệnh nhân 3 có nhịp thở tăng do giảm dung tích sống, giảm thông khí,
CO2 nhiều; O2 máu giảm và tăng nhịp thở.
c. Bệnh nhân 2 dòng khí hít vào giảm, thời gian hít vào dài hơn
d. Bệnh nhân 4 thở ra ít, hít vào ít và khí cặn lưu lại phổi lớn hơn.
a. Mô hình B là sự thay đổi thể tích và áp lực tâp thất trái. Vì sự thay đổi áp
lực tối thiểu từ dưới 20 mmHg và áp lực tối đa khoảng 120 mmHg là đặc
trưng của tâm thất trái.
b. Lưu lượng tim = thể tích tâm thu X nhịp tim = (110 - 40)x(60/0,8) = 5250
(ml/ phút)

0.25

0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
7

c. (i) Tương ứng với gia đoạn PQ: (i) là giai đoạn tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm
nhĩ xuống tâm thất, làm thể tích máu tâm thất tăng. Áp lực tâm thất tăng
không đáng kể.
(ii) Tương ứng với giai đoạn RS: (ii) là giai đoạn tâm thất co tống máu, làm
tăng áp lực →mở van tổ chim và tống máu vào động mạch, thể tích máu tâm
thất giảm.
(iii) Tương ứng với giai đoạn PQ: (iii) là giai đoạn giãn chung, trong đó cả cả
tâm thất và tâm nhĩ đều giãn máu từ tĩnh mạch vào tim nhĩ xuống tâm thất,
làm thể tích máu tâm thất tăng lên. Áp lực tâm thất ở giá trị thấp.
2

7

1

a. Giai đoạn có van nhĩ thất mở tương ứng với giai đoạn (4).
- Tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất giảm xuống thấp hơn tâm nhĩ làm van
nhĩ thất mở, máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất làm áp lực trong tâm nhĩ
giảm xuống.
b. Giai đoạn có van bán nguyệt mở là giai đoạn (2).
- Tâm thất co, áp lực trong tâm thất cao hơn trong động mạch chủ làm mở van
bán nguyệt giữa tâm thất và động mạch chủ, máu được tống tử tâm thất vào
động mạch chủ, áp lực trong động mạch chủ tăng.
c. Giai đoạn có cả van nhĩ thất và van bán nguyệt đều đống tương ứng với hai
giai đoạn (1) và (3)
- Giai đoạn (1) tâm thất co áp lực máu trong tâm thất lớn hơn trong tâm nhĩ
làm đóng van nhĩ thất, tuy nhiên áp lực trong tâm thất còn thấp hơn trong
động mạch chủ nên van bán nguyệt đóng. Giai đoạn (3) tâm thất giãn áp lực
thấp hơn trong động mạch chủ làm máu dồn trở lại động mạch chủ đóng van
bán nguyệt, tuy nhiên áp lực trong tâm thất cao hơn trong tâm nhĩ nên van nhĩ
thất đóng.
d. Giai đoạn có thể tích máu trong tâm thất thấp nhất là giai đoạn (3).
- Sau khi kết thúc tống máu ở giai đoạn (2), tâm thất giãn ở giai đoạn (3): tâm
thất giãn thể tích máu còn lại trong tâm thất là thấp nhất và không đổi, áp lực
trong tâm thất giảm. Giai đoạn (4) van nhĩ thất mở, máu từ tâm nhĩ vào tâm
thất làm thể tích máu tâm thất tăng.
a. D là quai Henle
b. X, Y, Z liên quan tới khả năng tái hấp thu nước tại ống thận……
- Động vật có vú sống ở sa mạc, nơi khan hiếm nước, có quai Henlê rất dài,
giúp tăng hiệu quả hấp thu nước, nước tiểu thải ra ít và cô đặc.
- Hải li kiếm ăn ngâm mình trong nước, do vậy không phải đôi phó với tình
trạng thiếu nước.Quai Henlê ngắn nên khả năng cô đặc nước tiểu giảm, nước
tiểu thải ra nhiều.
- Chim có quai Henlê ngắn hơn so với thú do vậy khả năng cô đặc nước tiểu
kém hơn. Khắc phục hiện tượg đó chim bảo tồn nước bằng cách thải ra axit
uric tốn rất ít nước.
- Thận của bò sát không có quai Henlê, khả năng cô đặc nứơc tiểu kém. Khắc
phục nhược điểm đó trực tràng có khả năng tái hấp thu nước rất mạnh từ phân
và nước tiểu, đồng thời cũng thải ra axit uric tốn rất ít nước.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

8

c. X là hải ly
Y là chuột nhà
Z là chuột xa mạc
2

8

1

2

a.
- Huyết áp, thể tích dịch bào tăng và lượng nước tiểu cũng gia tăng. Lý do là
ăn mặn và uống nhiều nước dẫn đến thể tích máu tăng làm tăng huyết áp.
Huyết áp tăng làm gia tăng áp lực lọc ở cầu thận dẫn đến làm tăng lượng nước
tiểu. Huyết áp tăng cũng làm gia tăng thể tích dịch ngoại bào.
- Hàm lượng renin và aldosteron trong máu không thay đổi vì renin và
aldosteron được tiết ra khi huyết áp thẩm thấu của máu tăng hoặc khi thể tích
máu giảm.
b.
- Do rượu là chất gây ức chế quá trình tiết ADH, nên lượng ADH giảm làm
giảm tái hấp thu nước trong ống thận, vì vậy sự bài tiết nước tiểu tăng lên.
- Do cafein là chất làm tăng tốc độ quá trình lọc máu ở thận và làm giảm tái
hấp thu Na+ kéo theo giảm tái hấp thu nước nên nước tiểu tăng lên.
a.
- Tốc độ dẫn truyền của điện thế hoạt động tại đỉnh c là 10 m/s.
Cách tính:
+ Từ hình cho thấy thời gian trễ sau kích thích của điện thể hoạt động tại
đỉnh c là 10 ms (= 0,01 s).
+ Tốc độ dẫn truyền = quãng đường thời gian = 10/0,01 = 1000 cm/s = 10
m/s
b.
- Đinh d thể hiện thông tin của kích thích đau; đỉnh a thể hiện thông tin của
sự co cơ.
- Giải thích: .
+ Tốc độ dẫn truyền của sợi trục thần kinh có bao myelin nhanh hơn nhiều
sợi không có bao myelin, sợi có đường kính lớn nhanh hơn sợi có đường
kính nhỏ Trong 2 loại sợi không có bảo myelin, sợi dẫn truyền cảm giác đau
là sợi có đường kính bé hơn nên tắc độ dẫn truyền ở sợi này là chậm nhất
(trong 4 loại sợi trục), tức thời gian sau kích thích là dài nhất - tương ứng
với đỉnh d.)
+ Trong 2 loại sợi có bao myelin, sợi dẫn truyền thông tin vận động (gây co
cơ) là sợi có đường kính lớn hơn nên tốc độ dẫn truyền là nhanh nhất (trong
4 loại sợi trục), tức thời gian sau kích thích là ngắn nhất - tương ứng với
đỉnh a).

0.25

0.25
0.25

0.25
0.25

0.25
0.25

0.25

0.25

- Cơ chế tác động của thuốc I làm tăng cường độ hoạt động kênh Ca 2+ở
màng trước xinap, của thuốc II là ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin

0.25

esteraza .
- Giải thích:
9

+ Hình 13 cho thấy thuốc I không làm thay đổi thời gian xuất hiện dòng
điện nhưng làm tăng hiệu điện thế ở màng sau xinap (từ 30 mV lên 70 mV),
chứng tỏ thuốc I tác động theo cơ chế tang cường hoạt động kênh Ca 2+ở màng
trước xinap.
Khi kênh Ca2+ ở màng trước xinap tang cường hoạt hóa, lượng Ca2+ đi

0.25

vào chùy xinap tăng, dẫn đến làm tăng lượng axêtincôlin giải phóng ra khe
xinap. Kết quả là làm tang dòng điện ở màng sau xinap.
+ Hình 14 cho thấy: thuốc II không làm thay đổi hiệu điện thế nhưng
làm tang thời gian xuất hiện dòng điện ở màng sau xinap (từ 10 ms lên 20
ms), chứng tỏ thuốc II tác động theo cơ chế ức chế hoạt động của enzim
axêtincôlin esteraza.
Khi của enzim axêtincôlin esteraza bị ức chế thì quá trình phân hủy chất

0.25

axêtincôlin ở khe xinap sẽ chậm lại, thời gian axêtincôlin gắn vào thụ thể
tương ứng trên màng sau xinap được kéo dài hơn, dẫn đến kéo dài điện thế
hưng phấn ở màng sau xinap.

9

Mức leptin của mỗi nhóm:
- Nhóm có mức leptin cao bất thường:
+ Bình thường mỡ trong cơ thể tăng sẽ tăng tiết leptin, lượng leptin cao tác
động đến “trung khu ngấy” của não bộ sẽ ức chế ngon miệng nên lượng mỡ sẽ
giảm. Tuy nhiên, lượng mỡ trong cơ thể của những người này vẫn cao chứng
tỏ nhóm người này bị khuyết tật trong việc đáp ứng với leptin.
+ Trong điều kiện chế độ khẩu phần thấp calo kéo dài
lượng mỡ dự trữ
sẽ giảm. Khi mỡ dự trữ sử dụng hết sẽ giảm tiết leptin
mức leptin giảm
chậm.
- Nhóm có mức leptin thấp bất thường:
+ Mỡ trong cơ thể tăng nhưng lượng leptin thấp. Chứng tỏ nhóm người này
bị khuyết tật trong việc sản xuất leptin (giảm sản xuất). Mức leptin luôn thấp
cho dù có dư thừa năng lượng hay không.
+ Trong điều kiện khẩu phần thấp calo kéo dài, cơ thể vẫn không sản xuất
được leptin nên lượng peptin trong cơ thể vẫn duy trì ở mức thấp.

0.25

0.5
0.5

0.5
0.5

10

10

1

A: LH, B: FSH, C: Estrogen và D: Progesteron

2

So sánh sự thay đổi nồng độ các hoocmôn

0.25

Hoocmôn

Trước khi trứng rụng

Sau khi trứng rụng

FSH

Tăng dần

Giảm dần

LH

Tăng dần

Giảm dần

Ơstrôgen

Tăng dần

Giảm sau đó tăng

Prôgestêrôn

Chưa xuất hiện

Xuất hiện và tăng dần

0,75

* Giải thích:
- FSH tăng do tác động của GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, giảm là do
tác động ngược âm của ơstrôgen và prôgestêrôn lên vùng dưới đồi và thùy
trước tuyến yên.
- LH tăng do tác động của GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, giảm là do tác
động ngược âm tính của ơstrôgen và prôgestêrôn lên vùng dưới đồi và thuỳ
trước tuyến yên.
- Ơstrôgen tăng lần 1 là do tác động của FSH, giảm là do trứng rụng,
tăng lần 2 là do tác động của LH lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen
và prôgestêrôn.
- Prôgestêrôn chưa xuất hiện do thể vàng chưa hình thành. Prôgestêrôn
tăng dần do LH tác động lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và
prôgestêrôn.
11

1

Hình A, B tương ứng là cấu trúc giải phẫu thân và rễ cây Một lá mầm.

2

1- biểu bì
2. bó mạch
3. phloem
4. xylem
5. mô mềm
6- biểu bì
7. vỏ rễ
8 – nội bì
9 – vỏ trụ
10- phloem
11- xylem
12 – mô mềm ruột / ruột

0.25

0.25
0.25

0.25

0.25
0,75đ
(Đúng
4 cấu
trúc
được
0.25
điểm)

…………………..HẾT………………………

11