Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Bắc Giang, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:58:56 | Được cập nhật: 9 giờ trước (19:42:39) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2591 | Lượt Download: 79 | File size: 0.172032 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 11
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
Thời gian làm bài 180 phút
TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1: (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Bơm proton có vai trò như thế nào trong các quá trình sau: hấp thụ khoáng, mở
khí khổng, vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây?
b. Trong trồng trọt, có nên dùng thuốc tiêu diệt tận gốc các loại nấm ở thực vật
không? Vì sao?
c. Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho một chất ức
chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp của
cây không bị giảm. Vì sao?
Câu 2: (2,0 điểm) Quang hợp
a.Trong chuỗi vận chuyển e ở pha sáng của quang hợp:
Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp
(aquinon – chlorophyl) đến FeS ở PSI. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi vận chuyển e
và với cây khi bị phun chất này như thế nào?
b. Bình thường cây quang hợp sử dụng CO2 có đồng vị C12, trong điều kiện thí
nghiệm, sau một thời gian cho cây quang hợp với CO2 chứa C12 thì người ta cho
cây tiếp tục quang hợp với CO2 chứa C14. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho
biết:
- Tín hiệu C14 trong APG và RiDP khác nhau như thế nào về mức độ và thời điểm
xuất hiện? Giải thích.
- Nếu ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng thì APG và RiDP thay đổi như
thế nào?
Câu 3: (1,0 điểm) Hô hấp
Xianua là một chất độc gây chết. Nó kết hợp với cytocrom a 3 thành một phức hợp
ngăn cản sự vận chuyển e đến O2. Những tác động gì xảy ra khi tế bào bị nhiễm
xianua?

1

Câu 4. (2,0 điểm) Sinh sản ở thực vật + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
a. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối.
Nên hiểu thế nào về giá trị 10 giờ tối nói trên? Cây đó sẽ ra hoa trong các quang
chu kỳ (QCK) nào sau đây?
- QCK 1: 15 giờ sáng – 9 giờ tối
- QCK 2: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ
- QCK 3: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 4: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 5: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối
- QCK 6: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 7: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối.
b. Người ta tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu sự tăng trưởng dãn dài của tế bào
được cảm ứng bởi sacarôzơ bằng cách nuôi tế bào thực vật trong môi trường chứa
sacarôzơ ở các giá trị nhiệt độ khác nhau, kết quả cho thấy:
Môi trường nuôi

Môi trường nuôi

cấy không có

cấy không có

sacarôzơ + nhiệt

sacarôzơ + nhiệt

0

độ -5 C

0

độ 25 C

Môi trường nuôi

Môi trường nuôi

cấy có sacarôzơ +

cấy có sacarôzơ +

nhiệt độ -50C

nhiệt độ 250C

Tế bào không tăng Tế bào không tăng Tế bào không tăng
trưởng

trưởng

trưởng

Tế bào tăng
trưởng nhanh
chóng

Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy dự đoán xem sacarôzơ đã kích thích sự tăng
trưởng của tế bào thực vật bằng cách nào? Làm thế nào có thể kiểm tra dự đoán
đó?
Câu 5: (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp động vật
a. Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha? Trình bày chức năng của tuyến tuỵ trong
hoạt động chuyển hoá các chất?
b. Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi khí thì bề mặt hô hấp phải có những đặc
điểm gì? Giải thích đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời
sống bay lượn.
Câu 6: (2,0 điểm) Tuần hoàn

2

Cho 4 dạng dị tật tim bẩm sinh (1 - 4) :

a. Hãy nêu tên gọi tương ứng với 4 dạng dị tật đó.
b. Một bệnh nhi bị tim bẩm sinh có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tăng
cao, thở gấp. Bệnh nhi đó có thể bị dạng dị tật nào trong 4 dạng trên? Giải thích.
Câu 7: (2,0 điểm) Bài tiết và cân bằng nội môi
a. Tại sao nói vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận và thận có vai trò
quan trọng trong cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể?
b. Một người bị tiêu chảy nặng, lúc này mối quan hệ giữa độ quánh của máu
và huyết áp diễn ra như thế nào ? Trong trường hợp này, để đưa huyết áp về trạng
thái bình thường thì bác sĩ thường chỉ định điều trị ngay cho bệnh nhân bằng cách
nào? Giải thích.
Câu 8: (2,0 điểm) Cảm ứng động vật
a. Giả sử có một đột biến ở kênh K của tế bào thần kinh dẫn đến chúng mở
cùng lúc với kênh Na. Điều gì xảy ra với nơron nếu có kích thích ? Giải thích ?
b. Độc tố cá nóc là một loại độc tố thần kinh cực mạnh gây liệt cơ sau vài
phút ăn cá bị nhiễm độc tố. Hãy giải thích cơ chế gây liệt cơ của độc tố cá nóc.
c. Tại sao cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác
nhau ở màng sau xinap ? (ví dụ cùng là Axetylcholin nhưng lại ức chế màng sau
xinap ở cơ tim nhưng kích thích màng sau xinap ở tế bào thành dạ dày)
Câu 9: (2,0 điểm) Sinh trưởng, phát triển và sinh sản động vật
a. Một người đàn ông bị viêm tinh hoàn nặng, bác sĩ chỉ định cắt bỏ 1 bên.
Theo em việc làm này có thể dẫn đến hậu quả gì?
b. Tại sao yếu tinh trùng và loãng tinh trùng là nguyên nhân vô sinh chủ yếu
ở nam giới? Kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiêm (IVF) là phương pháp hiệu quả cho
các trường hợp vô sinh hiếm muộn. Kĩ thuật này có những ưu việt và hạn chế nào?

3

Câu 10: (2,0 điểm) Nội tiết
a. Nếu hoocmon sinh trưởng ở một người được tiết ra quá nhiều sẽ gây hậu
quả gì? Dựa vào biểu hiện bên ngoài, làm thế nào phân biệt được bệnh lùn do
tuyến yên và bệnh lùn do suy giáp?
b. Tại sao hoocmôn Ơstrôgen sau khi được tiết vào máu lại có tác dụng lên
cơ quan đích chậm hơn nhiều so với hooc môn insulin?
Câu 11: (1,0 điểm) Phương án thực hành
Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung
dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào
dung dịch CaCl2. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.

----------------------------- Hết -----------------------------

4

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC, KHỐI 11
Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang
điểm đã định.
Câu
1
(2,0đ)

ý

Nội dung

Điểm

a - Hấp thụ khoáng:
+ Bơm proton dùng năng lượng ATP để bơm H + ra ngoài tế bào 0.25
tạo nên một gradien H+ và hình thành điện thế màng (phần bên
ngoài tích điện dương hơn so với phần bên trong). Điện thế
màng giúp rễ cây hấp thụ ion dương khác như K+
+ Khi H+ di chuyển vào trong tế bào theo gradien qua một
protein vận chuyển. Đồng thời, một một chất tan khác như NO 3- 0.25
được vận chuyển ngược chiều gradien cùng với sự vận chuyển
H+qua protein vận chuyển đó (quá trình đồng vận chuyển)
- Đóng mở khí khổng: Trong tế bào khí khổng, điện thế màng
được thiết lập do bơm H+ sẽ kích thích vận chuyển K+ từ ngoài
đi vào tế bào làm tăng áp suất thẩm thấu. Sự tăng áp suất thẩm 0,25
thấu kéo theo nước vào tế bào khiến khí khổng mở.
- Vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây: Bơm H + tạo ra
gradien H+. Qua protein đồng vận chuyển, H+di chuyển theo
gradien vào tế bào ống rây cùng với sự vận chuyển ngược chiều 0,25
gradien của saccarozo, từ đó giúp tế bào ống rây thu nhận
saccarozo từ cơ quan nguồn.
b Trong trồng trọt, có nên dùng thuốc tiêu diệt tận gốc các loại
nấm ở thực vật không? Vì sao?
b. Không nên dùng thuốc diệt tận gốc các loại nấm kí sinh vì:
- Chỉ nên loại trừ các loại nấm kí sinh gây hại, làm ảnh hưởng
0,25
năng suất cây trồng.
Ví dụ nấm gây bệnh lúa von tiết Gibberelin gây ngã đổ ở lúa.
- Bên cạnh đó còn các loại nấm cộng sinh có lợi cho cây 0,125
trồng.

5

Ví dụ nấm sợi cộng sinh với rễ cây giúp cây hút nước và muối
khoáng tốt hơn.
- Việc dùng thuốc hóa học liều lượng cao để diệt tận gốc có
thể gây nguy hại cho đất trồng và sức khỏe người sử dụng, nên
0,125
dùng các chế phẩm sinh học hay thiên địch.
Chất ức chế có thể hấp thụ vào rễ nhưng không đi vào mạch gỗ
c

0.5

được do đai caspary ở nội bì ngăn lại→ chất ức chế không đến
được tế bào quang hợp → cường độ quang hợp của cây không bị
giảm.
-Trong chuỗi truyền e không vòng:
+ e không được truyền từ FeS -> Fd -> NADP+ , NADP+ không

0,25

nận được H+ để tạo thành NADPH -> NADPH không được tổng
hợp để đi vào pha tối của giúp chuyển hóa APG -> ALPG.
a

+ Tổng hợp được ít ATP
-Trong chuỗi truyền e vòng: Không vận chuyển được e , không

0,25

xảy ra vận chuyển e vòng, không tổng hợp được ATP.

0,25

-> ATP tổng hợp được ít, thiếu NADPH cho pha tối-> cây không
tổng hợp được chất hữu cơ -> cây chết.

2
(2,0đ)

- Tín hiệu C14 trong APG sẽ xuất hiện sớm hơn và có mức độ tín
hiệu cao hơn so với trong RiDP.
Giải thích:
+ Khi dùng CO2 có chứa C14 nó sẽ kết hợp với RiDP để tạo
thành hợp chất 6C không bền sau đó chuyển thành APG => tín
b hiệu C14 trong APG sớm hơn.
+ Khi APG bị khử thành AlPG thì có 1/6 lượng AlPG dùng để
tổng hợp chất hữu cơ, chỉ 5/6 lượng AlPG (tương đương APG)

0,25
0,5

0,25

0,25

được dùng tái tạo RiDP nên mức tín hiệu C 14 trong APG là cao
hơn trong RiDP.
3
(1đ)

Khi TB bị nhiễm cianua:
- Không có vận chuyển điện tử, không có građien H+ -> không
có sự tạo thành ATP qua chuỗi chuyền e.

6

0,25

- Từ NADH và FADH2 không bị khử bằng hệ thống vận chuyển
e -> không có NAD+ và FAD cho sự ôxi hoá pyruvic -> Chu tr?

0,25

nh Crep bị ngừng trệ.
- Tế bào thay đổi từ hô hấp hiếu khí sang lên men, năng lượng
chỉ đạt mức độ thấp, các sản phẩm của lên men được tích tụ c?n 0,5
glucôzơ bị cạn kiệt. Nếu kéo dài tế bào sẽ chết.
4
(2,0đ)

a

- Vì đây là cây ngày dài nên 10 giờ đêm là thời gian tối tới tới
hạn (số giờ tối nhiều nhất để cây đó ra hoa). Cây sẽ ra hoa khi số
giờ tối trong ngày ≤ 10 giờ
- Cây này sẽ ra hoa trong các quang chu kì 1,2,5,7

0,125

- Ở QCK1: cây sẽ ra hoa vì thời gian đêm tối ít hơn đêm tới hạn

0,125

- Ở QCK2: cây sẽ ra hoa dù cho thời gian tối là 14 giờ, nhưng vì 0,125
có tia sáng đỏ làm chuyển hóa P660 thành P730 nên kích thích
sự ra hoa của cây ngày dài
- Ở QCK3: cây không ra hoa vì chiếu ánh sáng đỏ xa làm cho 0,125
P730 chuyển hóa thành P660 -> ức chế ra hoa của cây ngày dài
- Ở QCK4: cây không ra hoa vì lúc đầu chiếu ánh sáng đỏ làm 0,125
cho P660 chuyển thành P730 nhưng sau đó chiếu ánh sáng đỏxa
làm cho P730 chuyển thành P660 -> ức chế sự ra hoa của cây
ngày dài
- Ở QCK5: cây ra hoa vì lúc đầu chiếu ánh sáng đỏ xa làm p730 0,125
thành P660 nhưng sau đó chiếu ánh sáng đỏ làm P660 thành
P730 -> kích thích sự ra hoa của cây ngày dài
- Ở QCK6: cây không ra hoa vì lúc đầu chiếu ánh sáng đỏ xa
làm p730 thành P660 nhưng sau đó chiếu ánh sáng đỏ làm
P660 thành P730. Sau đó chiếu ánh sáng đỏ xa làm cho P730 0,125
thành P660 -> ức chế sự ra hoa của cây ngày dài
- Ở QCK7: cây ra hoa vì lúc đầu chiếu ánh sáng đỏ làm p660
thành P730 nhưng sau đó chiếu ánh sáng đỏ xa làm P730 thành 0,125
P660. Sau đó chiếu ánh sáng đỏ làm P660 ->P730 -> kích thích
sự ra hoa của cây ngày dài

7

- Sinh trưởng dãn dài của tế bào thực vật được thực hiện chủ yếu

0,25

theo cơ chế hút nước, nghĩa là tế bào sẽ hút nước vào, làm tăng
thể tích của mình. Quá trình này đỏi hỏi phải có môi trường pH
thấp ở thành tế bào.
- Trong 4 thí nghiệm, chỉ có thí nghiệm 4 là có sự tăng trưởng, 0,25
chứng tỏ sự tăng trưởng của tế bào đòi hỏi cả saccarose và nhiệt
độ bình thường.
- Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khẳng định sau: Tế bào
thực vật đã hoạt hóa các bơm H+ trên màng để hỗ trợ cho vận
chuyển sacarose. Sự giảm pH ở thành tế bào làm tăng hoạt tính
enzim cắt liên kết ngang giữa các sợi xenlulo, thành tế bào giãn

0,25

ra, tế bào trương nước và tăng kích thước. Trong điều kiện nhiệt
độ thấp, các enzim và bơm H+ không hoạt động, do đó không có
sự sinh trưởng giãn dài.
- Kiểm tra giả thuyết: Gây bất hoạt các bơm H + trên màng tế

0,25

bào, sau đó cho vào dung dịch nuôi cấy chứa sacarose, để ở
nhiệt độ bình thường để kiểm tra xem có sự tăng trưởng hay
không. Nếu không thì giả thuyết đúng, nếu có thì giả thuyết sai.

a Tuyến tuỵ là tuyến pha vì gồm tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

0,25

* Chức năng của tuyến tuỵ ngoại tiết:
- Gồm các nang tiết enzim tiêu hoá và NaHCO 3. Ống tiết đổ vào

0,25

ống tuỵ, dịch tuỵ theo ống tuỵ đổ vào đầu tá tràng. Dịch tuỵ
chứa đầy đủ các enzim để tiêu hoá các loại thức ăn.
* Chức năng của tuyến tuỵ nội tiết:

0,25

- Tuyến này gồm các tế bào anpha, beta và các mạch máu lân
cận.

0,25

8

5 (2,0

- Tuyến tuỵ nội tiết tiết hoocmon vào khoảng trống của các mô

điểm)

gần đó và khuếch tán vào máu. Tế bào anpha tiết ra glucagon
còn tế bào beta tiết insulin tham gia điều hoà lượng đường trong
máu.
b - Đặc điểm của bề mặt hô hấp:
+ Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí

0,25

dễ dàng khuếch tán qua.
+ Có sắc tố hô hấp, có mạng lưới mao mạch phát triển và máu
trong mao mạch thường chảy theo hướng ngược chiều với dòng
khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía

0,25

của bề mặt hô hấp.
- Đặc điểm cơ quan hô hấp của chim thích nghi với đời sống bay
lượn:
+ Phổi của chim gồm nhiều ống khí song song được bao
bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc làm cho không khí đi một

0,25

chiều khiến tăng tối đa chênh lệch phân áp chất khí giữa bề mặt
hô hấp và tế bào.
+ Cơ quan hô hấp của chim có các túi khí giúp cho việc

0,25

thông khí ở bề mặt hô hấp (phổi) chỉ đi theo một chiều, đồng
thời không khí qua phối của chim khi hít vào và thở ra đều là
không khí giàu ôxi, cơ thể của chim nhẹ hơn.
a

a. Các dạng dị tật:
(1) Hẹp van động mạch phổi (Hẹp đoạn đầu của động mạch

0,25

phổi).

0,25

(2) Hở vách ngăn tâm nhĩ (Lỗ bầu dục không đóng).

0,25

(3) Hở vách ngăn tâm thất (Vách ngăn tâm thất hình thành chưa
6 (2,0

hoàn chỉnh).

0,25

điểm)

(4) Ống thông động mạch (ống Botan) chưa đóng.
b * Cả 4 dạng dị tật trên đều có thể dẫn đến tim đập nhanh, huyết
áp tăng cao, thở gấp.

9

0,25

Giải thích:
- Hẹp van động mạch phổi làm giảm lượng máu bơm lên phổi
để trao đổi khí nên lượng máu đỏ tươi về tim để bơm đi nuôi cơ

0,25

thể giảm. Để tống đi lượng máu ứ đọng ở tâm thất phải và cung
cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể, tim phải tăng nhịp và lực đập để
tăng lưu lượng máu khiến huyết áp tăng.
- Hở vách ngăn tâm nhĩ và hở vách ngăn tâm thất làm máu đỏ

0,25

tươi bị hòa lẫn với máu đỏ thẫm nên hàm lượng oxi trong máu
cung cấp cho cơ thể giảm. Tim phải tăng nhịp và lực đập để
cung cấp đủ oxi, làm huyết áp tăng.
- Ống thông động mạch chưa đóng thì máu trong động mạch

0,25

phổi tràn sang động mạch chủ lảm giảm hàm lượng oxi trong
máu và tăng thể tích máu động mạch. Đồng thời tim cũng tăng
nhịp đập nên làm tăng huyết áp.
a - Vùng dưới đồi: trung tâm cảm nhận sự thay đổi áp suất thẩm

0,25

thấu của có thể đồng thời kích thích hoạt động tiết hoocmôn của
tuyến yên.
- Tuyến yên: thông qua việc tăng hoặc giảm tiết ADH, sẽ kích

0,25

thích ống thận tăng hoặc giảm tái hấp thu nước, làm cân bằng áp
suất thẩm thấu trong cơ thể.
- Tuyến thượng thận: thông qua tăng hoặc giảm tiết aldosteron

0,25

dẫn đến tăng hoặc giảm tái hấp thu Na+ ở các ống thận làm cân
7
(2,0
điểm)

bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể.
- Thận có vai trò lọc, bài tiết nước tiểu.

0,25

b * Mối quan hệ : Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước nhiều
do tiêu chảy nặng. Lúc này, nước trong máu mất đi nhanh với
lượng lớn làm cho thể tích máu giảm mạnh, máu bị cô đặc lại
làm cho độ quánh tăng nhưng do thể tích máu giảm mạnh trong
thành mạch dẫn đến lực tác động của máu lên thành mạch giảm
vì vậy HA giảm.
* Bác sĩ thường chỉ định truyền dịch (nước và chất điện giải) cho

10

0,5

bệnh nhân này do :
- Truyền nước giúp bổ sung lượng nước trong máu đã mất, giúp
đưa thể tích máu trở về trạng thái ban đầu.

0,25

- Trong nước có chất điện giải giúp bổ sung lượng chất điện giải
trong huyết tương đã mất nhiều qua tiêu chảy, giúp đưa áp suất

0,25

thẩm thấu của máu về trạng thái bình, đồng thời áp suất này còn
giúp giữ và tái hấp thu nước trở lại máu.
8

a Điện thế hoạt động sẽ giảm đi, thay vì đạt đến +40, nó chỉ có thể

(2,0

đạt đến 0, bởi vì K đi ra trong khi Na đi vào làm mất tác dụng

điểm)

0,5

khử cực của nó.
b - Độc tố cá nóc là chất độc thần kinh rất đặc hiệu, bao vây
đặc hiệu cổng tích điện của các kênh Natri nằm trên bề mặt
của màng tế bào thần kinh. Phân tử này liên kết với kênh

0,25

Natri.
- Sự liên kết của độc tố cá nóc với kênh Natri rất nhạy, hơn

0,25

nữa thời gian chiếm giữ k ên h lâu hơn. Với lượng lớn các
phân tử độc tố này đã không cho natri có cơ hội xâm nhập vào
kênh, sự di chuyển natri bị bao vây với hiệu lực cao và điện
thế hoạt động dọc theo màng thần kinh bị dừng lại.
c Sự truyền tin qua xinap gây đáp ứng ở màng sau chỉ xuất hiện
khi có 2 điều kiện :
- Đủ chất trung gian hóa học và có sự liên kết giữa chất trung

0,5

gian hóa học với thụ thể.
- Cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác
nhau có thể do :

0,25

+ Thụ thể ở màng sau xinap của các cơ quan khác nhau là khác
nhau.

0,25

+ Thụ thể giống nhau nhưng hoạt động hoặc thành phần của các
chất truyền tin trung gian là khác nhau.
a - Nếu chưa dạy thì có thể ảnh hưởng phần nào đến việc hình
thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

11

- Ca trong xương giảm.

0,25

- Giảm chuyển hóa, đến não trí nhớ kém.

0,25

- Vô sinh, FSH, LH tăng lên

0,25
0,25

b Yếu tinh trùng hay loãng tinh trùng là nguyên nhân vô sinh chủ
yếu vì:
- Kết quả của thụ tinh chỉ có một tinh trùng thụ tinh với trứng
nhưng quá trình thụ tinh cần sự tham gia của rất nhiều tinh trùng.
Không phải tất cả tinh trùng trong lần phóng tinh đều vượt qua

0,25

cổ tử cung, vào tử cung đến vòi trứng, mặt khác, nhiều tinh trùng
bị chết dọc đường hoặc bị bạch cầu tiêu diệt, chỉ có vài ngàn tinh
9
(2,0
điểm)

trùng khỏe mạnh tiếp xúc được với trứng (trong số khoảng nửa tỉ
tinh trùng lúc phóng tinh).

0,25

- Khi gặp trứng, các tinh trùng phải giải phóng enzyme từ thể
đỉnh (hialuronidase và acronzine), lượng enzyme phải đủ lượng
nhất định mới có thể chọc thủng lớp vỏ bao và màng trong suốt
của trứng nên cần có nhiều tinh trùng.
b. Ưu việt của kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm:
- Tinh trùng được cô đặc trong ống nghiệm, đảm bảo mật độ cao
nên nâng cao xác suất quá trình thụ tinh thành công.

0,25

- Tinh trùng không phải di chuyển quãng đường dài nên tỉ lệ
sống sót cao.
- Vì tinh trùng và trứng tiếp xúc trực tiếp và có một số điều kiện
nhân tạo nên có thể hỗ trợ cho việc tinh trùng thụ tinh ngay cả
với tinh trùng có dị dạng (ví dụ như đuôi quá ngắn không bơi
được).
(Đúng hai ý trở lên được 0,25)
* Hạn chế:

0,25

- Các tinh trùng không được tuyển chọn qua chặn đường di
chuyển nên tinh trùng thụ tinh khó có thể là tinh trùng khỏe
mạnh và tốt nhất.

12

- Tỉ lệ cấy phôi thành công vào tử cung còn chưa cao.
- Việc tách tinh trùng độc lập có thể tạo điều kiện cho việc chọn
lựa giới tính thông qua chọn lựa loại tinh trùng.
(Đúng hai ý trở lên được 0,25)
10

a - Nếu hoocmon sinh trưởng ở một người được tiết ra quá nhiều:
+ ở giai đoạn trẻ em: trẻ sẽ phát triển thành người khổng lồ

0,25

+ ở giai đoạn người trưởng thành: người này sẽ bị bệnh to đầu

0,25

xương
- Bệnh lùn do tuyến yên có đặc điểm: các cơ quan bộ phận phát

0,25

triển cân đối.

0,25

- Bệnh lùn do suy giáp có đặc điểm: lùn dị dạng, trí tuệ kém phát
triển.
b - Vì kiểu tác dụng của insulin theo cơ chế chất truyền tin thứ 2,
theo cơ chế này lượng hooc môn insulin được tiết ra trong máu
với nồng độ thấp nhưng khi nó kết hợp với các thụ thể trên màng

0,5

tế bào (cơ, gan) làm hoạt hoá kênh Adênylxyclaza xúc tác biến
đổi ATP thành AMPc (vòng) và AMPc hoạt động như một
prôtêinkinaz kích hoạt được prôtêin (enzim) trong tế bào. Nhờ
hiện tượng này mà tín hiệu thứ nhất (insulin) được khuếch đại
nhiều lần.
- Kiểu tác động của Ơstrôgen theo kiểu hoạt hoá gen, hooc môn
Ơstrôgen vận chuyển qua tế bào chất kết hợp với thụ quan (một
prôtêin) và điều chỉnh một phản ứng trong tế bào (điều chỉnh

0,5

theo kiểu mô hình Ôperôn). Do hooc môn phải xâm nhập vào
trong tế bào do đó phản ứng mà hooc môn điều chỉnh diễn ra
chậm hơn.
11
(1,0đ)

- Hiện tượng xảy ra: dung dịch từ không màu dần dần chuyển

0,25

sang màu xanh.
- Giải thích: Do cơ chế hấp thụ thụ động (hút bám trao đổi)
- Xanh mêtilen được hấp thụ vào tế bào lông hút nhưng chỉ nằm

13

0,25

lại ở lớp biểu bì của rễ do tính thấm chọn lọc vì xanh mêtilen là

0,25

chất độc.
- Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2: Các ion Ca và Cl khếch
tán từ ngoài vào trong, ngược lại xanh mêtilen từ tế bào biểu bì
của rễ khuếch tán ra ngoài nên dung dịch từ không màu dần dần
chuyển sang màu xanh
----------------------------- Hết -----------------------------

14

0,25