Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra giữa kì Ngữ văn THCS

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:24:00 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 17:58:21 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 269 | Lượt Download: 0 | File size: 0.924672 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT ..............
TRƯỜNG THCS .............

KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 6
(Giữa học kì I)
Thời gian : 90phút

I. MA TRẬN:

Cấp độ
Chủ đề
VB Tự
sự(Sự việcnhân vậttạo lập
VBTS)
Số câu
Số điểm

Nhận biết

Thông hiểu

(2)Cuộc
giao
chiến giữa ST-TT
- Nhân vật STTT
(4) Nhận diện
truyện
Số câu : 2
Số điểm:2.0

Vận dụng

Cộng

(5)Kể lại 1 đoạn
truyện ”Thạch
Sanh”

Số câu : 1
Số điểm:5 điểm

Số câu : 3
7 điểm=70
%

(3)Hiểu về chi
tiết: ”Nước dâng
cao bao nhiêu...”
Tich hợp Bảo vệ
MT

Chi tiết
Tích hợp

Số câu
Số điểm

Số câu : 1
Số điểm:2.0 điểm

Từ tiếng
Việt
Số câu
Số điểm

(1)-từ láy- từ
ghép
Số câu : 1
Số điểm:1đ

Tổng số
câu
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %
II. ĐỀ BÀI

Số câu : 3
Số điểm: 3.0
30 %

Số câu : 1
Số điểm:2.0điểm
20 %

1

Số câu :1
2
điểm=20%

Số câu : 1
Số điểm: 5
50 %

Số câu :1
1điểm=10
%
Số câu 5
Số điểm:
10
100%

Phần I .Đọc - hiểu (5điểm). Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi 1 đến câu 3:
Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giân đem quân đuổi theo đòi cướp Mị
Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm giông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập ruộng
đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh
bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả
đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên
bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối
cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Ngữ văn 6, tập I- NXBGD
1. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép có trong đoạn văn trên (1điểm)?
2. Kể sự việc gì? Mỗi nhân vật trong đoạn văn đại diện cho lực lượng nào (1.5điểm)??
3. Chi tiết: “Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu” thể hiện mong ước gì
của nhân dân? Theo em, mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai
(1điểm)??
4.Hãy quan sát và ghi tên truyện vào dưới mỗi bức hình sau:

12345Truyện:................ Truyện:............. Truyện:............. Truyện:............ Truyện:..............
..
.
.
......................... .
............................. .......................... .......................... ....
...........................
.....
....
....
...
Phần II. Làm văn.(5điểm).
Quan sát tranh và kể lại đoạn truyện Thạch Sanh có liên quan đến hình ảnh bằng lời văn của
em .

ĐÁP ÁN
Phần I .Đọc - hiểu (5điểm).
Câu

Mức tối đa

Chưa tối đa
2

4.

- Mức tối đa:( Mỗi ý đúng 0.25 đ). VD:
- HS trả lời thiếu hoặc sai
- Từ ghép: Thuỷ Tinh , giông bão , đất trời, Phong
một từ : - 0.25 đ
(1điểm)
Châu , Sơn Tinh , phép lạ , quả đồi...
- Từ láy:đùng đùng , lềnh bềnh , nao núng, ròng rã ,
vững vàng
2.
- Kể sự việc: Sơn Tinh giao chiến với Thuỷ Tinh
Chưa tối đa:Nêu chưa đủ
(1.5điểm) ( 0,5 đ)
hoặc chưa hoàn toàn
- Sơn Tinh đại diện cho ND chống thiên tai ( Phúc
đúng.
thần) ( 0,5 đ)
Không đạt:Nêu sai hoặc
- Thuỷ Tinh đại diện hiện tượng thiên tai tàn khốc không làm
( Hung thần) ( 0,5 đ)
3.
- Chi tiết nói lên sức mạnh của Sơn Tinh chiến thắng Chưa tối đa:Nêu chưa đủ
(1,5điểm) Thuỷ Tinh- thể hiện mơ ước về sức mạnh để chế ngự hoặc chưa hoàn toàn
và chiến thắng thiên tai của nhân dân.. (0,5đ ).
đúng.
- Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, không chặt phá Không đạt:Nêu sai hoặc
rừng....(0,5đ ).
không làm
- Xây dựng đê điều kiên cố...(0,25đ ).
- Xây dựng thuỷ điện, hồ chứa nước để chế ngự dòng
nước ..(0,25đ ).
4.
-Quan sát và ghi tên truyện vào dưới mỗi bức hình Chưa tối đa:Nêu chưa đủ
(1điểm)
đúng 4/5 hình đạt 1 điểm. Mỗi truyện đúng với hình hoặc chưa hoàn toàn
0.25đ.
đúng.
(1). Tấm Cám. (2) Thánh Gióng. (3) Cây bút thần. (4) Không đạt:Nêu sai hoặc
Ông lão đánh cá và con cá vàng. (5) Bánh chưng, không làm
bánh giầy.
Phần II. Làm văn.(5điểm).
II. Yêu cầu chung:
1.Kiểu văn bản : Tự sự
2.Nội dung: Câu chuyện cổ tích ( một đoạn truyện về thử thách và chiến công thứ nhất của
Thạch Sanh) trong SGK.
a.Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện .
b.Thân bài : Kể lại thử thách và chiến công thứ nhất của Thạch Sanh lời văn của em
- Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
(1) Sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh.
(2) Hoàn cảnh của Thạch Sanh và việc kết nghĩa với Lý Thông
(3). Thạch Sanh bị Lý Thông lừa đi nộp mạng thay
(4).Thạch Sanh chiến thắng yêu quái và thu được cây cung tên vàng.
3

(5) Thạch Sanh mang đầu chằn tình về, bị mẹ con Lý Thông cướp công...
(6) Chàng trở lại gốc đa, sống bằng nghề kiếm củi.
- Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.
c.Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ
3.Hình thức:
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
III. Đáp án và biểu điểm:
Điểm 5: - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Nội dung đầy đủ các nhân vật và sự việc .
- Nội dung có sáng tạo, hấp dẫn. Lời văn có hình ảnh, dẫn dắt câu chuyện hợp lí.
- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng của bản thân.
Điểm 4 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
- bài viết còn mắc lỗi chính tả, Cảm xúc cá nhân chưa rõ ràng...
Điểm 3 : - Đảm bảo cơ bản nội dung cốt truyện. Thể hiện diễn biến các tình tiết chính.
- Diễn đạt chưa lưu loát, mắc lỗi chính tả
Điểm 2:- Nội dung còn sơ sài, chưa đầy đủ sự việc chính.
- Trình bày bài chưa khoa học, chữ viết xấu cẩu thả. Mắc lỗi chíh tả và lỗi diễn đạt.
Điểm 1: - Bài làm không đạt các yêu cầu

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I- MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học 2020-2021
I. MA TRẬN
Mức độ
NLĐG
I. Đọc- Hiểu
- Ngữ liệu:
Văn bản tự sự
- Tiêu chí lựa
chọn ngữ
liệu: 1 đoạn
trích có độ dài
khoảng 60
chữ
Số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nhận diện - Hiểu được
được
cụm từ "thế
phương thức giới kì diệu"
biểu đạt.
- Xác định
được cặp từ
trái nghĩa.

- Giải thích
ngữ liệu có
trong đoạn
trích.

2

1

1
4

Vận dụng
cao

Cộng

4

Số điểm
Tỉ lệ %
II. Tạo lập
văn bản

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu/
số điểm toàn
bài
Tỉ lệ % điểm
toàn bài

1
10%

1
10%

2

1

1
10%
- Viết 1
đoạn văn về
một kỉ niệm
đáng nhớ
nhất trong
ngày khai
trường đầu
tiên của
mình
1
2
20%
2

3,0
30%

1

1

3

5

10

10%

10%

30%

50%

100%

- Viết 1 bài
văn biểu
cảm (Loài
cây em yêu)

1
5
50%
1

2
7
70%
6

II. Đề bài
I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa
con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can
đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở
ra”.
(Trích Cổng trường mở ra- Lí Lan)
Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì ? (1,0 điểm)
Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua
cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” (1,0 điểm)
II. Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ
niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (2 điểm)
Câu 2. Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi,…). (5 điểm)
III. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
5

Phần

Câu

Đáp án

Biểu điểm

I

1

Cặp từ trái nghĩa: đêm - ngày
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
là Tự sự
"Thế giới kì diệu" đó là:
- Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình
thương
- Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú
- Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
- Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,…
* Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối
với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên
bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con
của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc
cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày
tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở
đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết
với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu
b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với
mẹ.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các
phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:
- Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp
1 em vẫn nhớ như in.
- Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá
nhân và ăn sáng.
- Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh
tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân
ngày khai giảng.
- Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô.
- Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo
hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới.
- Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu

0,5
0,5

2

3

4

II.

1
(2
điểm)

6

0,25
0,25
0,25
0,25

1,0

0,25
0,25
1,0

2
(5
điểm)

trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em
bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về
vấn đề.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Viết bài văn biểu cảm
Đề: Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi,…)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các
phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội
dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
* Mở bài.
Giới thiệu về loài cây em yêu.
* Thần bài
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây,…
- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi
niềm say xưa hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và
thưởng thức nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm
giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây
trên
* Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Tổng điểm
7

0,25
0,25

0,25
0,25

0,5

3

0,5
0,25
0,25
10,0

ĐỀ KIỂM TRA HỌC GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8
MA TRẬN
Mức
độ
NL ĐG
I . Đọc hiểu
- Ngữ liệu: Văn
bản văn học
- Tiêu chí lựa
chọn ngữ liệu:
một đoạn trích
khoảng 150-200
chữ tương
đương với văn
bản được học
trong chương
trình.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
II. Tạo lập văn
bản.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu/ số
điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm
toàn bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Nhận diện
được các
dấu hiệu
hình thức,
nội dung văn
bản ,những
kiến thức về
Tiếng Việt

-Hiểu được
vai trò, tác
dụng của
biện pháp tu
từ.
- Hiểu được
ý nghĩa của
từ ngữ , hình
ảnh ..

- Trình bày
được hiểu
biết về một
vấn đề đặt ra
trong văn
bản.

2
1,0
10%

2
1,0
10%

1
1,0
10%

Vận dụng
cao

1
1,0
10%
Viết 01 đoạn Viết 01 bài
văn NLXH
văn tự sự
kết hợp
miêu tả và
biểu cảm.
1
1
2,0
5,0
20%
50%
2
1
3,0
5,0
30%
50%

1
1,0
10%
8

Cộng

4
3,0
30%

2
7,0
70%
6
10,0
100%

KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: Ngữ văn 8
I. Đọc hiểu( 3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].
Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh
khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà,
phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã
nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây.
Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian
bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột
chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn
đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng
cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
( Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147,
NXB Văn học, 2013)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “ trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều”
để làm gì?
Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền
hoa của giấc mơ ngọt ngào?
II. Tập làm văn(7 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề : Mỗi người cần phải
rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.
Câu 3 ( 5 điểm)
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.

9

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
Phần
I. Đọc
hiểu

Câu

1

Đoạn trích trong Về quê vải
- Nhân vật” tôi” trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà
chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch,
ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã.
- Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên
và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó.
Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọt
ngào: yêu say, gắn bó tha thiết…
Tính khiêm tốn

2

a.Về kỹ năng:
- Biết trình bày đoạn văn theo cách qui nạp( câu chủ
đề ở cuối đoạn văn)
- Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình
bằng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu
loát.
b. Nội dung nghị luận: một số gợi ý:
- Khiêm tốn là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối
lập với sự kiêu căng , tự phụ.
- Lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng
trong cuộc sống: Người có lòng khiêm tốn dễ gây
được thiện cảm với người khác; khiêm tốn giúp con
người nhận thức đúng về những hạn chế của mình
để không ngừng học hỏi ,…
- Nếu thiếu tính khiêm tốn con người dễ bị thất
bại…
- Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của
đạo đức con người.
- Mỗi người cần rèn tính khiêm tốn.
Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học

1
2
3

4
II. Tập
làn văn

Yêu cầu

10

Điểm
3,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
2,0đ

0,5đ

1.5đ

5,0đ

a.

b.

trò.
Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng
bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập
văn bản. bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
Yêu cầu cụ thể.
HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới
đay là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu được kỷ niệm đẹp nhất về tình bạn.
* Thân bài.
Kể chi tiết về kỷ niệm.
- Kỷ niệm đó gắn liền với thời gian, địa điểm nào?
- Kỷ niệm đó gắn với ai? Với sự việc gì?
- Sự việc ấy có diễn biến, kết quả ra sao?
- Kỷ niệm ấy để lại trong em ấn tượng, suy nghĩ gì?
(kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
* Kết bài:
Cảm nghĩ của bản thân em về kỷ niệm, tình bạn tuổi
học trò.
Tổng điểm

0,5đ

0,5đ
3,5đ

0,5đ

10,0đ

ĐỀ THI GIỮA KÌ I
Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
I.Mục đích
1. Kiến thức
11

Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình Ngữ
văn THCS, trọng tâm là lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của
học sinh
2. Kĩ năng và năng lực
- Đọc hiểu văn bản
- Tạo lập văn bản( Viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học)
3. Thái độ
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết một cách hợp lí nhất
- Tự nhận thức được giá trị chân chính trong cuộc sống
II. Hình thức : Tự luận
III. Ma trận

Nội dung
Nhận biết
I.Đọc hiểu
- Ngữ liệu: Văn
bản nhật dụng/
văn bản nghệ
thuật
- Tiêu chí lựa
chọn ngữ liệu :
đoạn văn có độ
dài khoảng 150
-200 chữ

-Nhận diện
phương
thức biểu
đạt, phong
cách ngôn
ngữ, biện
pháp tu từ
trong văn
bản
-Chỉ ra các
chi
tiêt,
hình
ảnh
nổi
bật
trong văn
bản

Số câu
2
Tổng Số điểm 1,5
Tỉ lệ
15%
II.Tập làm văn
Câu 1: Nghị

Mức độ cần đạt
Thông hiểu
Vận dụng
-Khái quát chủ
đề/ nội dung
chính/ vấn đề
chính văn bản
đề cập
- Hiểu được tư
tưởng của tác
giả
- Hiểu được ý
nghĩa/ tác dụng
của việc sử
dụng thể loại/
phương
thức
biểu đạt/ từ
ngữ/ chi tiết/
hình ảnh/ biện
pháp tu từ trong
văn bản
1
0,5
5%

12

-Nhận xét/
đánh giá về

tưởng/
quan điểm/
tình
cảm/
thái độ của
tác giả thể
hiện trong
văn bản
-Nhận xét
về một giá
trị nội dung/
nghệ thuật
của văn bản
- Rút ra bà
học về tư
tưởng/ nhận
thức
1
1
10%
Viết đoạn
văn
nghị

Vận
cao

dụng

Tổng
số

4
3
30%

luận xã hội
Khoảng 200 chữ
Trình bày suy
nghĩ về vấn đề
xã hội đặt ra
trong văn bản ở
phần đọc hiểu
Câu 2 . Nghị
luận văn học:
Nghị luận về
một tác phẩm
thơ
Số câu
Tổng Số diểm
Tỉ lệ
Số câu
Tổng Số điểm
Tỉ lệ

luận xã hội

Viết bài văn
nghị
luận
văn học

2
1,5
15%

1
2
20%
2
3
30%

1
0,5
5%

1
5
50%
1
5
50%

2
7
70%
6
10
100%

IV. Biện soạn đề thi
I.
ĐỌC HIỂU( 3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua
mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước
mình, sau khi bị thua trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao
không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người
khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ
mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh,
thì ta có sợ gì chúng?”
( Ngô Gia văn Phái – Hoàng Lê nhất thống chí, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?
Câu 2: Vua Quang Trung đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm ở những ưu điểm nào?
Câu 3: Qua lời nói trên em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào?
II.
TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về Lòng yêu nước
trong xã hội ngày nay.
13

Câu 2( 5 điểm)
Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
C- HƯỚNG DẪN CHẤM:
Phần I
Câu
Nội dung
Đọc hiểu
- Đoạn văn là lời của vua Quang Trung, nói với hai vị tướng võ
( Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm
- Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam
1
Điệp gặp hai vị tướng võ( Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm.
- Nội dung: Khẳng định ý chí quyết thắng trong trận chiến nhằm
đuổi được quân Thanh và bàn tính việc dùng sự khéo léo của Ngô
Thì Nhậm để dẹp việc binh đao sau khi đánh đuổi xong quân giặc.
Vua Quang Trung đã đánh gía rất cao Ngô Thì Nhậm, vua đã xem
Ngô Thì Nhậm là một vị tướng đa mưu túc trí, người khéo lời lẽ để
2
dẹp việc binh đao tránh việc báo thù của giặc góp phần mang đến
cuộc sống bình yên cho dân tộc
- Vua Quang Trung là người có trí tệu sáng suốt và nhạy bén trong
việc xét đoán,sử dụng bề tôi
- Ông là vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng phương lược tiến đánh
đã có tính sẵn khi thân hành cầm quân, rất tự tin về chiến thắng, lo
3
tới cả việc giặc vì thua mà báo thù,...
- Thương yêu dân chúng, muốn mang phúc đến cho dân, không
muốn họ phải sống trong cảnh chinh chiến, binh đao, chuẩn bị
dùng người để cùng mình tạo lập cuộc sống yên ổn
II.LÀM VĂN

1

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn
văn suy nghĩ của mình về Lòng yêu nước trong xã hội ngày
nay.
a- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b- Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c- Nội dung nghị luận:
Học sinh phải đảm bảo các ý sau:
-Lòng yêu nước là tình cảm yêu quí, gắn bó, tự hào về quê hương
14

Điểm
3.0
0.5
0,5

0,5
0,5

1,0

7.0
2.0

0.25
0.25
1.0

2

đất nước và tinh thần sẵn sàng đem tài năng và trí tuệ phục vụ lợi
ích của đất nước
-Biểu hiện: Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước; tình yêu
thương đồng bào, nòi giống; niềm tự hào chính đáng về dân tộc;
đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm; cần cù , sáng tạo trong
lao động để xây dựng đất nước giàu mạnh,...
-Lòng yêu nước là tình cảm đẹp, thiêng liêng mà mỗi người cần
phải có
+Quan tâm đến tình hình đất nước.
+Sống có trách nhiệm với bản thân và đất nước. Tham gia các hoạt
động vì cộng đồng: Chống thiên tai, bảo vệ môi trường, chung tay
chống đại dịch Covid-19...
+Phê phán một số người nhận thức sai về lòng yêu nước hay có
những hành động đi ngược lại với lợi ích chung của đất nước, dân
tộc ,...
d- Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật
e- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Cảm nhận về đoạn thơ
a- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài tiển khai được vấn đề, Kết bài
kết luận được vấn đề.
b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: diễn biến tâm trạng của Thúy
Kiều thể hiện qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
c- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
* Về nội dung:
a. Mở bài - Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm
trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
b. Thân bài
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa
Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng
Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới. ( 0,25)
* Cửa bể chiều hôm, trước lầu Ngưng Bích, một mình Kiều trơ
trọi, cô đơn. .( 0,5)
15

0.25
0.25
5.0

0.25

0.5

3. 25

HS trích dẫn thơ và phân tích cả nội dung và nghệ thuật.
Không gian mênh mang (bốn bề bát ngát), cảnh tình tan tác, chia
lìa (non xa - trăng ngần; cát vàng cồn nọ - dặm hồng bụi kia), lòng
người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ
* Nỗi nhớ của Kiều .( 0,75)
- Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ.
Nàng xót thương cho người yêu trước (Xót người… đó giờ), xót
thương cho cha mẹ sau (Sân Lai… người ôm). Điều đó rất hợp với
logic tâm trạng của nàng. Bởi vì để cứu nguy cho gia đình, nàng đã
phải lỗi thề với người yêu. Mặc cảm tội lỗi cứ đau đáu, đeo đẳng
mãi trong tâm hồn nàng. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấu
hiểu nỗi nhớ của Kiều và càng trân trọng tấm lòng vị tha, hiếu
nghĩa chung tình của nàng.
* Nỗi buồn của Kiều .( 0,75)
- Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và
nỗi buồn điệp điệp (Buồn trông… ghế ngồi). Cảnh như khơi như
vẽ từng biến thái tinh tế trong điệu buồn riêng của nàng. (HS phân
tích từng cặp câu thơ để làm nổi bật diễn biến tâm trạng của Kiều,
đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, là nỗi buồn lênh đênh trôi dạt vô
định như cánh hoa, là nỗi chán ngán triền miên mịt mờ, là nỗi lo
sợ, hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy
vùi dập cuộc đời Kiều)
* Đánh giá chung: (1,0)
Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh diệu, Nguyễn Du đã
khắc họa thật rõ nét từng biến thái tâm trạng nỗi buồn đau đáu của
nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích, đồng thời cũng làm sáng lên tấm
lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng được trân trọng ở
Thuý Kiều.
c. Kết bài - Suy nghĩ bản thân về tác giả và nhân vật.
(0,5đ)
- Liên hệ thực tế.
d- Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
0.25
chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật
e- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ
0.25
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Tổng
10.0
điểm
16